tctuvan

New Member
Link tải miễn phí ebook
Sách học robot structural analysis professional
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BÊ TÔNG CỐT THÉP

Sau khi xây dựng xong mô hình và tính toán, có thể lấy các cấu kiện bê tông cốt thép tại
công trình k ết cấu đã tính toán nội lực để thiết kế cốt thép hay thiết kế cốt thép cho từng cấu
kiện độc lập, không liên quan đến kết quả tính toán nói trên.

Như đ ã gi ới thiệu tại phần “ Giới thiệu tổng quát”, Robot Structural Analysis
Professional có các mô đun tính toán thi ết kế độc lập như vỏ, sàn, vách cứng, khung thép,
khung BTCT, v.v... Tuy nhiên m ột công trình kiến trúc, nhà xưởng hay cầu đường là kết hợp
các mô đun.

Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép gồm hai việc chính là tính toán và cấu tạo.
Quy trình thường theo bảy bước như sau:
1. Bước 1: Mô tả, giới thiệu kết cấu.
• Trình bày về vị trí, nhiệm vụ, đặc điểm của kết cấu, lựa chọn phương án, thể hiện
mặt bằng kết cấu, hình dáng và các kích thước cơ bản của kết cấu.
2. Bước 2: Chọn sơ bộ kích thước các bộ phận.
• Sơ bộ chọn các kích thước của các bộ phận chính như chiều dày bản sàn, chiều dày
tường, kích thước dầm, cột…
• Chọn vật liệu như chọn loại bê tông, cấp độ bền của bê tông, nhóm cốt thép, loại
cốt thép… căn cứ vào đặc điểm kết cấu, khả năng cung cấp vật liệu, khả năng thi
công.
3. Bước 3: Lập sơ đồ tính toán.
• Trong bước này kết cấu thực được mô hình thành các sơ đồ tính. Các liên kết thực
tế được chuyển thành các liên kết lý thuyết. Các liên kết lý thuyết phải lựa chọn
hợp lý trên cơ sở phân tích khả năng ngăn cản chuyển vị của nó.
4. Bước 4: Xác định tải trọng.
• Xác định tất cả các tải trọng tác dụng lên từng cấu kiện cụ thể trong kết cấu.
• Với mỗi loại tải trọng cần xác định điểm đặt, phương, chiều, độ lớn, các trường
hợp bất lợi của tải trọng. Cần phân biệt tải trọng thường xuyên tác dụng hay tạm
thời tác dụng lên kết cấu.
5. Bước 5: Tính toán nội lực, tổ hợp nội lực.
• Tính toán và vẽ biểu đồ nội lực cho từng trường hợp tải trọng, sau đó sẽ lựa chọn
các giá trị nội lực ở các biểu đồ nội lực và tổ hợp lại để tìm ra các giá trị gây bất lợi
nhất để tính toán tiếp theo.

6. Bước 6: Tính toán về bê tông và cốt thép.
• Tính toán cốt thép, nếu không đảm bảo cần quay lại từ bước 2 để chọn lại kích
thước, chọn lại bê tông, nhóm thép để đảm bảo kết cấu chịu lực an toàn. Phần này
do RSAP đảm nhiệm.
7. Bước 7: Thiết kế chi tiết và thể hiện.
• Chọn và bố trí cốt thép theo các yêu cầu chịu lực và yêu cầu cấu tạo, thiết kế chi
tiết các bộ phận, các thanh thép và thể hiện chúng trên các bản vẽ. Phần này do
RSAP đảm nhiệm.
Nội dung tài liệu được chia làm hai phần:
• Tính toán thiết kế bê tông cốt thép cho các cấu kiện đã đưa vào công trình và đã
tính toán nội lực.
• Tính toán thiết kế bê tông cốt thép cho từng cấu kiện riêng rẽ đặt tải độc lập.
IV.1 THIẾT LẬP TIÊU CHUẨN CHO CẤU KIỆN BÊ
TÔNG CỐT THÉP
Các thiết lập tiêu chuẩn chung cho Dự án đã được giới thiệu tại các phần trước, tại đây tui
giới thiệu những thiết lập cụ thể cho các thành viên bê tông cốt thép để phục vụ tính toán.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:







Ebook Robot Structural analysis dành cho người tự học

Phần 1 cuốn sách "Thiết kế kiến trúc - Xây dựng: Robot Structural analysis dành cho người tự học" giới thiệu tới người đọc các bài tập thiết kế khung 2D, khung thép 2D, phân tích lực đàn hồi, tải di động - Khung 2D, tải di động - KHung 3D. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách giới thiệu tới người đọc các bài tập kết cấu thép 3D - Nối thép, khung thép 3D dạng khối, phân tích sàn bê tông cốt thép, cấu trúc khối, cấu trúc vỏ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top