daigai

Well-Known Member
Link tải miễn phí luận văn
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Lịch sử nghiên cứu 3
1.1.1. Trên thế giới 3
1.1.2. ở Việt Nam 3
1.2. Sơ lược giải phẫu hốc mũi 4
1.2.1. Giải phẫu vách mũi xoang (thành ngoài hốc mũi) 4
1.2.2. Giải phẫu vách ngăn (thành trong hốc mũi) 11
1.2.3. Giải phẫu chứng năng hốc mũi 14
1.3. Sơ lược giải phẫu dây V 14
1.3.1. Dây thần kinh mắt 15
1.3.2. Dây thần kinh hàm trên 17
1.3.3. Dây thần kinh hàm dưới 19
1.4. Sinh lý mũi xoang 20
1.4.1. Con đường vận chuyển niêm dịch trong xoang 20
1.4.2. Vận chuyển niêm dịch trên vách mũi xoang 22
1.4.3. Vận chuyển niêm dịch trên vách ngăn 23
1.4.4. Vai trò của tiền sàng 23
1.5. Phõn lo?i DH h?c mui 23
1.5.1. DH vỏch ngan 23
1.5.2. DH vỏch mui xoang 24
1.6. Bệnh lý đau nhức sọ mặt m•n tính do dị hình mũi xoang 25
1.6.1. Cơ chế bệnh sinh 25
1.6.2. Nguyên nhân đau nhức sọ mặt 26
1.6.3. Bệnh đau nhức sọ mặt m•n tính do DHMX 26
1.6.4. Chẩn đoán phân biệt 28
Chuong 2: đối tượng và phương pháp nghiên cứu 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 29
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1. Phương tiện nghiên cứu 30
2.2.2. Các bước tiến hành 30
2.3. Phuong phỏp x? lớ s? li?u 34
Chuong 3: Dự kiến kết quả nguiên cứu 35
3.1. Đặc điểm chung 35
3.2. Các triệu chứng cơ năng 35
3.3. Các triệu chứng thực thể 37
3.3.1. Hình ảnh DH hốc mũi qua nội soi 37
3.3.2. Hình ảnh CCLVT 37
3.4. Đặc điểm các dị hình hốc mũi 38
3.5. Đối chiếu DH phát hiện qua nội soi và CCLVT 40
3.6. Đối chiều hình ảnh cận lâm sàng với PTNS có DH 41
Chuong 4: Dự kiến bàn luận và kết luận 42
4.1. Đặc điểm chung 42
4.2. Tuổi, giới 42
4.3. Các triệu chứng cơ năng 42
4.3.1. Đau nhức sọ mặt m•n tính 42
4.3.2. Ngạt mũi 42
4.3.3. Chảy mũi 42
4.3.4. mực độ ngửi 42
4.4. Triệu chứng thực thể 42
4.4.1. Hình ảnh DH hốc mũi qua nội soi 42
4.4.2. Hình ảnh CCLVT 42
4.5. Đặc điểm các dị hình hốc mũi 42
4.5.1. Phân bố dị hình chung ở hốc mũi 42
4.6. Đối chiếu DH phát hiện qua nội soi và CCLVT 42
4.7. Đối chiều hình ảnh cận lâm sàng với PTNS có DH 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ


Dị hình hốc mũi đã quan tâm tới từ lâu trong chuyên ngành bệnh mũi xoang, nã ảnh hưởng sâu sắc tới sự lưu thông không khí qua mũi và gây cản trở sự vận chuyển dịch trên vách mũi xoang, từ đó gây ra bệnh đau nhức sọ mặt mãn tính do xoang hay thậm chí có thể là nguyên nhân viêm các xoang lận cận.
Trước đây, việc thăm khám mũi xoang chủ yếu giữa vào đèn Clar, soi mòi và điện quang thường. Các phương pháp này có những nhược điểm là chỉ kiểm tra được một cách giới hạn khoang mũi ở phía trước còn dị hình hốc mũi dễ bỏ qua, đặc biệt là những dị hình vùng khe giữa hay những dị hình ở sâu trong hốc mũi và trong xoang, còn điện quang thường thì không đánh giá được đầy đủ và chính xác bệnh tích các xoang và đặc biệt là vùng khe giữa [28],[53].
Sù ra đời của nội soi ánh sáng lạnh kết hợp với chop cắt lớp vi tính đã phát hiện những hình ảnh dị hình mà khám thường và điện quang thường không thấy được. Nhờ những tiến bộ này vị trí giải phẫu quan trọng là dị hình khe giữa trên vách xoang đặc biệt là vùng phức hợp lỗ ngách được nhìn thấy một cách rõ nét.
Theo Stammbegr [49] và một số tác giả, DH hốc mũi là một trong những nguyên nhân gây nên viêm xoang. Mặc dù nó không phải là nguyên nhân trực tiếp, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc cản trở con đường vận chuyển niêm dịch trên vách mũi xoang và làm hẹp vùng tiền sàng (PHLN). Từ đó tạo điều kiện cho niêm mạc 2 mặt đối diện dễ tiếp xúc với nhau, hạn chế sự vận động của lông chuyển, gây bít tắc một phần hay toàn bộ lỗ thông xoang.
Theo Hawke, cứ 100 bệnh nhân được chẩn đoán viêm xoang thì có 48 bệnh nhân than phiền về triệu chứng nhức đầu [48]. Trong số các bệnh nhân này người ta tìm thấy DH vách ngăn và dị hình khe giữa, trong đó DHKG là chủ yếu. Những quan sát lâm sàng của Messerlinger[44] cho thấy trong nhiều trường hợp, DH còn gây nhức đầu rất sớm trước cả hiện tượng viêm xoang. Kĩ thuật nội soi cùng với CCLVT vùng mũi xoang không những xác định hình ảnh giải phẫu bất thường khu trú trên vách mũi xoang, chỉ ra chính xác vị trí, mức độ bít tắc của vùng PHLN, dị hình sâu trong xoang (TB Haller) hay những hình thái bất thường giải phẫu trong hốc mũi, mà còn định hướng cho PTNSCNX, đề phòng và tránh những tai biến trong phẫu thuật.
Ở Việt Nam, dù đã có một vài công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề này. nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về nghiên cứu bệnh đau đầu mãn tính do dị hình mũi xoang và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị dị hình.
Chính vì vậy, chúng tui nghiên cứu đề tai này nhằm mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng nội soi và CCLVT của bệnh đau nhức sọ mặt mạn tính do dị hình mũi xoang.
2. Đối chiếu kết quả cận lâm sàng với phẫu thuật rót ra kinh nghiệm trong chẩn đoán và chỉ định điều trị.











Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
1978, Messerklinger đề cập đến một số dị hình khe giữa qua nội soi[44].
1987, Zinreich, Kennedy đã chỉ ra các dị hình ở vùng khe giữa qua nội soi cùng với CCLVT và đã nêu sự cần thiết phải kết hợp 2 kỹ thuật này trong quá trình chẩn đoán, điều trị viêm xoang[53].
April (1993) và Lusk (1996) đã có các công trình nghiên cứu về dị hình hốc mũi trong viêm xoang mãn tính ở trẻ em [25], [41].
1997 Stammberger và Hawke cũng nêu lên sự liên quan của dị hình khe giữa đối với bệnh lý viêm xoang [48].
2001, Kennedy đã có bài viết tổng kết các dị hình hốc mũi nói chung trong đó có dị hình khe giữa [36]. Còng trong năm 2001 các tác giả Krzeski, Tomaszewska đã đưa ra hệ thống phân loại hình ảnh giải phẫu vách mũi xoang trên phim CCLVT thành bốn vùng , giúp việc phát hiện dị hình vách mũi xoang một cách khá đầy đủ và chi tiết [39].
1.1.2. Ở Việt Nam
1993 kỹ thuật nội soi đã được áp dụng trong chẩn đoán và điều trị trong chuyên ngành bệnh lý mòi xoang.
1998, Nguyễn Tấn Phong đã đề cập dị hình vách mũi xoang trên bệnh nhân viêm xoang và cách điều trị, nêu vai trò cần thiết của nội soi kết hợp CCLVT để xác nhận dị hình mũi xoang, đặt biệt là những dị hình vùng khe giữa [17].
1999, Nguyễn Tấn Phong cùng đã đề cập đến dị hình khe giữa có liên quan đến triệu chứng nhức đầu và viêm xoang mãn tính [18].
2001, Nguyễn Thị Thanh Bình cũng đã nghiên cứu dị hình khe giữa qua nội soi và CCLVT ở bệnh nhân viêm xoang mãn tính [3].
2001, Nghiêm Thị Thu Hà có nêu các dị hình hốc mũi được phát hiện qua nội soi và CCLVT trong viêm xoang hàm mãn tính [7]
2004, Võ Thanh Quang đã đề cập nhiều đến dị hình vách mũi xoang trong viêm xoang mãn tính [21].
2007, Nguyễn Thị Tuyết có nghiên cứu về dị hình hốc mũi ở bệnh nhân viêm xoang mãn tính [25].
2008, Hoàng Thái Hà có nghiên cứu về dị hình hốc mũi quá nội soi và CCLVT [6].
1.2. Sơ lược giải phẫu hốc mũi
1.2.1. Giải phẫu vách mũi xoang (thành ngoài hốc mũi)

Hình 1.1. Giải phẫu vách mũi xoang [30]
1.2.1.1. Cuốn giữa và chân bám cuốn giữa
Cuốn giữa là một phần của xương sàng, nằm hơi chếch từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Phần nhìn thấy trong hốc mũi là phần tự do của cuốn giữa.
Chân bám cuốn giữa phía trước gắn với mái trán-sàng theo bình diện đứng dọc, sau xoay dần thành dứng ngang rồi nằm ngang bám vào khối bên xương sàng, gọi là mảnh nền của cuốn giữa, nó là vách ngăn phân cách hai hệ thống sàng trước và sau [17], [21], [53]. Cuốn giữa có chiều cong lồi vào phía trong tạo nên một vùng phức hợp lỗ – ngách đủ rộng. Cuốn giữa đóng vai trò quan trọng trong chức năng thông khí và dẫn lưu của khe giữa.
1.2.1.2. Tế bào đê mũi

Hình 1.2. Tế bào đê mũi phải [50]

Là tế bào sàng nằm trước nhất và Ýt thay đổi nhất trong các tế bào sàng [35]. ở phía ngoài tế bào đê mũi được giới hạn bởi xương lệ hay thành trong ổ mắt. Phía trong và dưới là phần trước trên của mỏm móc, Phía sau bởi phễu sàng, phía trước là mỏm trán xương hàm trên.
Tế bào đê mũi là mốc giải phẫu quan trọng để xác định ngách xoang trán. Đường dẫn lưu của xoang trán nằm ngay sau và trong của tế bào đê mũi. Tế bào đê mũi dẫn lưu vào khe giữavà phễu sàng. thường tế bào đê mũi có kích thước nhỏ do đó khó xác định trên các mẫu xương giải phẫu, nhưng có thể xác định rõ trên phim CCLVT cóp coronal. Khi tế bào này quá phát triển nó sẽ trở thành dị hình làm hẹp đường dẫn lưu xoang trán [40].

1.2.1.3. Mỏm móc
Mỏm móc là mảnh xương nhỏ hình lưỡi liềm có chiều cong ngược ra sau, gồm phần đứng và phần ngang, bắt đầu từ tế bào đê mũi chạy thẳng xuống dưới rồi quặt ra sau. Lỗ thông xoang hàm thường nằm ngay sau góc cong mỏm móc. Mỏm móc có khớp nối với xương cuốn dưới, vị trí nối này chỉ có niêm mạc, màng xương và mô liên kết che phủ. Đầu trước trên của mỏm móc có thể khác nhau và nó quyết định sự liên quan của ngách xoang trán với phễu sàng [17]. Mỏm móc có thể cong ra ngoài bám vào xương giấy, khi đó thì phễu sàng sẽ bị ngăn lại ở phần trên thành một túi cùng gọi là ngách tận. Trong trường hợp này phễu sàng bị ngăn cách với ngách xoang trán, và ngách xoang trán sẽ đổ trực tiếp vào khe giữa ở phía trong của phễu sàng. Mỏm móc cũng có thể đi thẳng lên trên cao bám vào trần sàng hay là quặt vào trong để gắn vào cuốn giữa. ở hai trường h

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Bệnh Thủy Đậu Bằng Zincpaste Y dược 0
D đặc điểm lâm sàng và kết quả xử trí ban đầu shh cấp trẻ em tại khoa cấp cứu bệnh viện nhi trung ương Y dược 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Đợt Bùng Phát Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Y dược 0
Q Tình hình đặc điểm lâm sàng và căn nguyên gây dị ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Y dược 1
D Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm gan B mạn tính có HBeAg âm tính điều trị tại bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên Y dược 0
D Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phản vệ tại bệnh viện trung ương thái nguyên Y dược 0
D Nghiên cứu đặc điểm lâm học và nhân giống trà hoa vàng (camellia chrysantha (hu) tuyama) bằng phương pháp giâm hom Khoa học Tự nhiên 0
D Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến giáp thể biệt hoá tại bệnh viện ung bướu hà nội giai đoạn 2012 2016 Y dược 0
D Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của viêm VA và kết quả phẫu thuật nạo VA bằng thìa nạo moure qua nội soi Y dược 0
C Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của LMB và KMB Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top