fed_fish

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Xã hội học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Trình bày quan điểm của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và cán bộ công đoàn. Tổng quan về đội ngũ cán bộ công đoàn (CBCĐ) cơ sở ngành chế tạo máy tại Hà Nội. Tìm hiểu thực trạng CBCĐ cơ sở ngành chế tạo máy tại Hà Nội, và mức độ đáp ứng yêu cầu hoạt động của lực lượng cán bộ này trong giai đoạn hiên nay. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu CBCĐ cơ sở ngành chế tạo máy: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp sau: Đổi mới nhận thức về cán bộ và công tác CBCĐ; hoàn thiện luật pháp của nhà nước, cơ chế, chính sách và những quy định liên quan đến công tác đoàn và CBCĐ; Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ; đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý sử dụng và luân chuyển cán bộ CBCĐ; đổi mới nội dung và hình thức hoạt động công đoàn; bản thân CBCĐ cũng phải đổi mới; tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ với các tổ chức công đoàn quốc tế
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với mọi tổ chức, cán bộ luôn là nhân tố quyết định hàng đầu, là điều kiện
thiết yếu đảm bảo sự tồn tại, phát triển và thắng lợi trong hoạt động bởi đó chính là
“cái gốc của mọi công việc” [26, 269], “công việc thành công hay thất bại đều do
cán bộ tốt hay kém” [26, 273]. Cán bộ trong tổ chức công đoàn không là ngoại lệ.
Trong 80 năm phấn đấu vì sự nghiệp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
ngƣời lao động Việt Nam, tổ chức công đoàn đã trải qua nhiều lần đổi mới để thích
ứng với sự thay đổi điều kiện hoạt động. Trong bối cảnh đất nƣớc đang hội nhập sâu
vào nền kinh tế quốc tế, hoạt động sản xuất-kinh doanh đƣợc đa dạng hóa, quan hệ
lao động có chiều hƣớng ngày càng phức tạp, tổ chức công đoàn đứng trƣớc đòi hỏi
phải tự đổi mới về mô hình, phƣơng pháp hoạt động, cơ cấu cán bộ công đoàn phải
đƣợc xây dựng một cách hợp lý và hiệu quả hơn.
Thực tế cho thấy, cùng với quá trình Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa đất nƣớc,
lực lƣợng lao động có sự tăng lên về số lƣợng và từng bƣớc đƣợc nâng cấp về chất
lƣợng. Điều đó đặt ra yêu cầu cán bộ công đoàn, trong đó có cán bộ công đoàn cơ sở
cũng phải đƣợc bồi dƣỡng nâng cao về học vấn, trình độ chuyên môn, kiến thức
quản lý kinh tế-xã hội, hiểu biết về khoa học, công nghệ hiện đại, có đủ năng lực đối
thoại với chủ doanh nghiệp, có khả năng đảm bảo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng cho ngƣời lao động. Trong khi đó, hiện đa số cán bộ công đoàn Việt
Nam, đặc biệt là cán bộ công đoàn cơ sở hoạt động kiêm nhiệm, đội ngũ cán bộ công
đoàn chuyên trách còn mỏng và yếu, năng lực cán bộ công đoàn còn hạn chế, chƣa
đáp ứng đƣợc yêu cầu hoạt động, chƣa tƣơng xứng với vai trò của mình.
Công đoàn cơ sở là nền tảng của tổ chức công đoàn, là nơi trực tiếp vận động
công nhân lao động thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nƣớc, nghị quyết của công đoàn các cấp, nơi trực tiếp làm công tác phát
triển đoàn viên và xây dựng đội ngũ công nhân. Cán bộ công đoàn cơ sở là ngƣời
gắn bó với hoạt động sản xuất-kinh doanh tại đơn vị, ngƣời gần gũi nhất đối với
công nhân, là bộ phận trực tiếp triển khai các hoạt động, thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của công đoàn tại cơ sở. Đổi mới tổ chức, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán
bộ, vì thế phải xuất phát từ cơ sở, trƣớc hết là giải quyết vấn đề con ngƣời-nhân tố
đảm nhận tác động kép: vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình phát triển.
Có thể nói: Chế tạo máy là một trong những ngành cơ khí ra đời sớm nhất và
có những thời kỳ phát triển mạnh mẽ ở nƣớc ta. Thực tế cho thấy Chế tạo máy luôn
là một bộ phận không tách rời quá trình công nghiệp hoá, hƣớng tới mục tiêu dùng
sức máy thay cho sức ngƣời, đem lại năng suất và hiệu qủa cao. Trình độ phát triển
của ngành Chế tạo máy quyết định năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm của các
ngành công nghiệp khác, ảnh hƣởng đến nhịp độ phát triển khoa học - công nghệ và
khả năng quốc phòng và cả nhóm ngành dịch vụ. Trong những năm đổi mới, đặc biệt
là khi chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, cũng nhƣ nhiều ngành khác, cơ khí chế tạo
bị thả nổi, tự lo về mọi mặt. Do đặc thù là cần vốn đầu tƣ ban đầu rất lớn, chu kỳ sản
xuất dài, vòng quay vốn chậm, đòi hỏi tổ chức chuyên môn hóa cao nên nhiều doanh
nghiệp Chế tạo máy gặp không ít khó khăn. Nhận thức đƣợc điều này, bắt đầu từ Đại
hội VIII, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đặt ra mục tiêu vực dậy ngành này cùng với nhiều
chính sách ƣu đãi. Trong thời đại ngày nay, vai trò của cơ khí CTM ngày càng đƣợc
nâng lên cùng với quá trình hiện đại hoá thông qua việc tăng hàm lƣợng khoa học kỹ
thuật vào lĩnh vực này. Nghiên cứu cơ cấu đội ngũ CBCĐCS ngành CTM vì thế sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả tham gia của công đoàn và NLĐ vào sự phát triển chung
của ngành, cùng với nó là sự thúc đẩy hoàn thành công cuộc CNH-HĐH đất nƣớc.
Mặt khác, kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào việc nhận thức thực trạng và xây
dựng chiến lƣợc xây dựng cơ cấu CBCĐCS nói chung và CBCĐ Việt Nam nói riêng
một cách hợp lý và hiệu quả. Với thời gian và điều kiện hạn chế, chúng tui nghĩ đến
việc tìm hiểu thực trạng cơ cấu CBCĐCS ngành CTM trong giai đoạn hiện nay
thông qua nghiên cứu tại một địa phƣơng phát triển ngành này-Hà Nội.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy số học giả quan tâm vấn đề cán
bộ công đoàn không nhiều. Chiếm đa số trong các công trình ít nhiều có liên quan
đến chủ đề trên là các nghiên cứu chính trị học về vấn đề cán bộ. Đáng lƣu ý có
cuốn “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ
đẩy mạnh CNH-HĐH đất nƣớc” do PGS.TS. Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS. Trần
Xuân Sầm đồng chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. Đây là
một công trình nghiên cứu “dày dặn”, tập hợp nhiều quan điểm, phƣơng hƣớng và
giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp
CNH-HĐH đất nƣớc. Đánh giá về thực trạng đội ngũ cán bộ đoàn thể (trong đó có
công đoàn), các tác giả cho rằng: “Đội ngũ này có phẩm chất chính trị tốt, nhiệt tình,
quan hệ tốt với quần chúng…Trình độ văn hóa, lý luận chính trị và nghiệp vụ công
tác ngày càng đƣợc nâng cao.” [7, 253]. Bên cạnh đó, “mặt yếu kém của đội ngũ này
là chƣa bắt kịp với đòi hỏi của cơ chế mới.” [7, 254].
Có cách tiếp cận tƣơng tự, TS. Thang Văn Phúc, TS. Nguyễn Minh Phƣơng và
các cộng sự trong “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức”,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005 đã nhận định: “Đội ngũ cán bộ trong
cả hệ thống chính trị ở nƣớc ta xét cả về mặt số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu còn
nhiều mặt chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, chƣa ngang tầm với thời kỳ đẩy mạnh CNH
HĐH đất nƣớc” [45, 348].
Nhiều công trình khác nghiên cứu khía cạnh cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ, chủ
yếu tập trung vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Chuyên khảo “Xác định cơ cấu và tiêu
chuẩn lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở”-Đề tài KX.05-11-06 phân tích cơ cấu cán bộ
theo bốn tiêu chí: giới tính, độ tuổi, học vấn-chuyên môn-trình độ lý luận và năng
lực hoạt động và đƣa ra yêu cầu lấy thực tiễn làm cơ sở xây dựng cơ cấu cán bộ. Đề
tài khoa học KX.05-11-04, 1993 “Cơ cấu tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt của
các tổ chức quần chúng và các đoàn thể xã hội trong hệ thống chính trị đổi mới” do
Lê Hữu Xanh làm chủ nhiệm đã rút ra đƣợc một yêu cầu mang tính phổ biến đối với
việc xây dựng đội ngũ cán bộ là cơ cấu đội ngũ cán bộ chỉ có thể hợp lý khi nó có
tính thay mặt và tính tiêu biểu. Đề tài tập hợp nhiều bài viết về cơ cấu và tiêu chuẩn
cán bộ, trong đó có khẳng định: “Từ Đại hội VI của Đảng tới nay, đi đôi với lãnh
đạo Nhà nƣớc, Đảng ta rất coi trọng đổi mới công tác vận động quần chúng và một
lần nữa vấn đề CBCĐ lại đƣợc đặt ra với sự bức xúc mới” [30, 130].
Vấn đề cán bộ cơ sở cũng đƣợc đề cập trong một số nghiên cứu. Tuy nhiên,
đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu là cán bộ ở các cơ quan công quyền. Tác giả Nguyễn
Đức trong bài viết “Về đội ngũ cán bộ, công chức xã, phƣờng, thị trấn” đƣa ra kết
luận: “Nhiều cán bộ, công chức cơ sở chƣa đƣợc đào tạo bài bản và có hệ thống,
lƣợng cán bộ chƣa đạt chuẩn còn cao” [33, 9]. Theo ông, đổi mới nội dung, hình
thức công tác cán bộ và đào tạo cán bộ phải gắn liền với vấn đề chức danh và mức
phụ cấp tƣơng ứng. Còn tác giả Trần Quang Nhiếp, Tạp chí Cộng sản số 8 tháng
3/2003 khi bàn về vấn đề “Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở” thì khẳng định cần
nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của cán bộ cơ sở; đổi mới công tác khảo sát, quy
hoạch, thu hút và sử dụng cán bộ.
Tiếp cận từ quan điểm giới và phát triển, tác giả Võ Thị Mai với bài viết “Bình
đẳng giới trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính
trị” đăng trên Tạp chí Xã hội học số 4 (96)/2006 cho rằng: “Năng lực của đội ngũ
cán bộ nữ ở cả ba khối (Đảng, Chính quyền, Đoàn thể chính trị-xã hội) và 4 cấp
(Trung ƣơng, tỉnh, huyện, xã) từng bƣớc đƣợc nâng lên và có những chuyển biến
theo hƣớng tích cực” [69, 66] song vẫn cần tiếp tục xem xét, chú trọng “xây
dựng một cơ cấu giới hợp lý trong tập thể lãnh đạo cân xứng giới” [69, 72]. Tác giả
Nguyễn Thị Ninh khi nghiên cứu “Công tác cán bộ nữ trong sự nghiệp CNH-HĐH
đất nƣớc” trên Tạp chí Cộng sản số 778, tháng 6/2008 thì chú ý phân tích nguyên
nhân khiến cán bộ nữ chiếm tỷ lệ thấp trong lực lƣợng cán bộ. Theo đó, định kiến
giới và sự hạn chế về cơ hội đƣợc tham gia đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ,
năng lực khiến ngƣời phụ nữ bị kìm hãm trong việc phát triển sự nghiệp.
Tác giả Nguyễn Trọng Điều lại đặt vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Theo ông, “cơ cấu đội ngũ cán bộ còn khá nhiều bất
cập dẫn đến tình trạng “vừa thiếu, vừa thừa” [37, 20] và đổi mới các khâu trong công

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của Tập đoàn viễn thông quân đội (VIETTEL) - Thực trạng và giải pháp Văn hóa, Xã hội 0
H Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy trẻ khuyết tật ở một số tỉnh phía nam và các giải pháp nhằm nâng ca Khoa học Tự nhiên 0
A Đào tạo và phát triển đội ngũ Công chức hành chính - Thực trạng và giải pháp Công nghệ thông tin 2
R thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non công lập tại quận 10, thành phố hồ c Luận văn Sư phạm 0
O Thực trạng hạch toán nguyên, vật liệu tại Đội xây dựng và sửa chữa công trình thuộc Công ty Dịch vụ Luận văn Kinh tế 0
G Thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Ph Luận văn Kinh tế 0
V Phân tích thực trạng cơ chế khoán đội ở công ty cổ phần xây dựng miền tây Luận văn Kinh tế 0
G Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ thuyết minh viên du lịch ở các di tích cấp quốc gia đặc b Địa lý & Du lịch 0
C Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ lao động tại các khách sạn thuộc Công ty Cổ phần Du lịch Địa lý & Du lịch 0
H Thực trạng đội ngũ lao động nữ trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội hiện nay Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top