Link tải miễn phí luận văn Tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước
Mục lục

Mục lục hộp tra cứu…4
Danh mục bảng tra cứu..6
A.Lời nói đầu7
Chương I. Những vấn đề lý thuyết về tín dụng đầu tư 8
1.1. Khái niệm8
1.2. Bản chất 8
1.3. Các nguồn huy động vốn: 8
2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tín dụng đầu tư 11
2.1. Khái niệm tín dụng đầu tư 11
2.2. Đặc điểm của tín dụng đầu tư: 12
2.3. Tổ chức thực hiện tín dụng ĐTPT của Nhà nước 14
2.4. Huy động các nguồn vốn cho hoạt động tín dụng đầu tư phát triển 15
2.5. Đối tượng chủ yếu của hoạt động tín dụng đầu tư….16
2.6. Mục đích và vai trò
của tín dụng đầu tư đối với sự phát triển kinh tế xã hội18
3. Quá trình phát triển của tín dụng đầu tư: 20
3.1.Vài nét chính về hoạt động tín dụng đầu tư của một số nước trên thế giới sau năm 1945 đến nay 21
3.2.Sự hình thành hoạt động tín dụng đầu tư tại Việt Nam.23

Chương II. Thực trạng của hoạt động tín dụng đầu tư 30
1. Thực trạng của hoạt động tín dụng đầu tư tại Việt Nam 30
1.1. Thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư tại Tổng cục Đầu tư phát triển Việt Nam và quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia (Từ năm 1990-1999) 30
1.2.Thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại quỹ Hỗ trợ đầu tư (DAF) từ năm 2000 đến năm 2006 32
1.3. Ghi nhận hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng phát triển Việt Nam (Sau năm 2006 cho tới nay) 37
2. Đánh giá hoạt động tín dụng đầu tư tại Việt Nam 44
3.1. Kết quả đạt được 44
3.2. Những hạn chế: 46
3. Các nguyên nhân cho những tồn tại về hoạt động đầu tư tín dụng tại Việt Nam 52
3.1. Nguyên nhân từ chính sách và môi trường triển khai hoạt động đầu tư tín dụng phát triển 52
3.2. Nguyên nhân từ cơ quan tổ chức thực hiện (Ngân hàng phát triển Việt Nam) 54
3.3. Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp: 55
Chương III. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tới năm 2020 56
1. Tầm nhìn của Đảng và Nhà nước trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Quốc gia: 56
1.1. Định hướng phát triển KT-XH của đất nước 56
1.2. Mục tiêu, yêu cầu phát triển tín dụng ĐTPT của Nhà nước56
1.3. Định hướng phát triển tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPTVN 58
2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT đến năm 2020 59
3. Kiến nghị 67
3.1. Kiến nghị với Chính phủ 67
3.2. Kiến nghị với các Bộ, Ngành, địa phương 68
KẾT LUẬN 69
LỜI NÓI ĐẦU

Xu thế hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng như hiện nay đã đặt nền kinh tế nước ta trước nhiều cơ hội và không ít thử thách. Yêu cầu đặt ra là cần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Để thực hiện được nhiệm vụ đó cần có các điều kiện về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế của đất nước còn nhiều khó khăn, ngân sách nhà nước hạn hẹp thì hình thức tín dụng đầu tư phát triển tỏ ra rất ưu việt trong việc huy động và quản lý nguồn lực của nhà nước cho đầu tư phát triển.
Thông qua hình thức tín dụng đầu tư phát triển nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển đa dạng hơn, bền vững hơn không những từ nguồn vốn ngân sách mà còn thu hút được một khối lượng lớn vốn nhàn rỗi trong xã hội.
Là công cụ điều tiết vĩ mô của Chính phủ đối với nền kinh tế hoạt động tín dụng đã quản lý và sử dụng nguồn vốn ưu đãi hiệu quả hơn, phù hợp với các ưu tiên phát triển của đất nước trong từng thời kỳ, góp phần phát triển cân đối nền kinh tế.
Hoạt động tín dụng đầu tư mới thực sự được thực hiện ở Việt Nam từ năm 1990 tuy cũng đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển đất nước nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, chưa thực sự phát huy tốt là công cụ chính sách của nhà nước.
Tiếp tục thực hiện chủ trương phát huy nội lực để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa đất nước, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO hoạt động tín dụng nhà nước đã có những bước chuyển hợp lý hơn với thực tiễn.
Xuất phát từ những lý do đó việc nghiên cứu đề tài: “Tín dụng đầu tư phát triển. Thực trạng và giải pháp” là cần thiết để có những giải pháp tăng cường hoạt động tín dụng đầu tư phát triển cho phù hợp với các thông lệ quốc tế về giảm trợ cấp; phát huy hơn nữa vai trò của hoạt động này đối với sự phát triển kinh tế, xã hội.

B.NỘI DUNG

Chương I. Những vấn đề lý thuyết về tín dụng đầu tư

1. Nguồn vốn đầu tư:
Đầu tư phát triển là một hoạt động thường xuyên, liên tục của một nền kinh tế.
Đầu tư phát triển đòi hỏi rất nhiều loại nguồn lực, một trong những nguồn lực quan trọng nhất chính là nguồn vốn đầu tư, trong khuôn khổ vấn đề được giao, đề tài này chỉ đề cập đến một vài mục nguồn vốn đầu tư với mục tiêu đầu tiên là chỉ rõ vốn tín dụng đầu tư thuộc bộ phận nào trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
1.1. Khái niệm
Nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tích lũy được thể hiện dưới dạng giá trị được chuyển hóa thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Đây chính là thuật ngữ để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của Nhà nước và của xã hội.
1.2. Bản chất
Nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích lũy mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Điều này được cả kinh tế học cổ điển, kinh tế chính trị Mác-Lênin và kinh tế học hiện đại chứng minh.
- Theo quan điểm kinh tế học cổ điển về bản chất của nguồn vốn đầu tư, thay mặt điển hình Adam Smith khẳng định “Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn. Lao động tạo ra sản phẩm để tích lũy cho quá trình tiết kiệm. Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa,nhưng không có tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên”. Khi nghiên cứu về cân đối kinh tế, về các vấn đề có liên quan trực tiếp đến tích lũy,C.Mac đã chứng minh rằng: Trong một nền kinh tế với hai khu vực, khu vực I sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực II sản xuất tư liệu tiêu dung. Cơ cấu tổng giá trị của từng khu vực đều bao gồm (c+v+m) trong đó c là phần tiêu hao vật chất, (v+m) là phần giá trị mới sáng tạo ra. Khi đó, điều kiện để đảm bảo tái sản xuất mở rộng không ngừng thì nền sản xuất xã hội phải đảm bảo (v+m) của khu vực I lớn hơn tiêu hao vật chất (c) của khu vực II. Tức là :
(v+m)> cII hay (c+v+m) > cII +cI
Điều này có nghĩa rằng, tư liệu sản xuất được tạo ra ở khu vực I không chỉ bồi hoàn toàn tiêu hao vật chất của toàn bộ nền kinh tế mà còn phải dư thừa để đầu tư làm tăng qui mô tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất tiếp theo.
Đối với khu vực II, yêu cầu phải đảm bảo:
(c+v+m)II > (v+m)I +(v+m)II
Có nghĩa là toàn bộ giá trị mới của cả hai khu vực phải lớn hơn giá trị sản phẩm sản xuất ra của khu vực II. Chỉ khi điều kiện này được thỏa mãn, nền kinh tế mới có thể dành một phần thu nhập để tái sản xuất mở rộng. Từ đó quy mô vốn đầu tư cũng sẽ gia tăng.
-Theo quan điểm kinh tế học hiện đại về bản chất nguồn vốn đầu tư. John Maynard Keynes đã chứng minh được rằng: đầu tư chính bằng phần thu nhập mà không chuyển vào tiêu dung. Tiết kiệm chính là phần dôi ra của thu nhập vào tiêu dùng. Tức là:
Thu nhập= Tiêu dụng + Đầu tư
Tiết kiệm= Thu nhập – Tiêu dung
Như vậy: Đầu tư = Tiết kiệm hay I=S
Trong nền kinh tế đóng đầu tư chính là phần thu nhập không chuyển vào tiêu dung (I=S). Trong nền kinh tế mở,nếu nhu cầu đầu tư lớn hơn tích lũy nội bộ của nền kinh tế vài tài khoản vãng lai (CA=S-I,CA là tài khoản vãng lai) bị thâm hụt thì có thể huy động vốn đầu tư từ nước ngoài. Khi đó, đầu tư nước ngoài hay vay nợ có thể trở thành một trong những nguồn vốn đầu tư quan trọng của nền kinh tế. Nếu tích lũy của nền kinh tế lớn hơn nhu cầu đầu tư trong nước trong điều kiện thặng dư tài khoản vãng lai thì quốc gia đó có thể đầu tư vốn ra nước ngoài hay cho vay vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế.

1.3. Các nguồn huy động vốn:
1.3.1. Phân loại nguồn vốn trên góc độ vĩ mô ( toàn bộ nền kinh tế):
1.3.1.1. Các nguồn vốn huy động từ trong nước:
Bao gồm các nguồn sau:
-Nguồn vốn của Nhà nước:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

GiangDoHoang

New Member
Re: Tín dụng đầu tư phát triển. Thực trạng và giải pháp

Chào bạn, bạn cho mình xin link down tài liệu này nhé mình cảm ơn
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Tín dụng đầu tư phát triển, Thực trạng và giải pháp

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi n Luận văn Kinh tế 0
G Hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại quỹ tín dụng nhân dân trung ương Thanh Luận văn Kinh tế 0
T Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (Nghiên cứu tại SGDI ngân hàng đầu t Luận văn Kinh tế 0
W Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại ngâ Luận văn Kinh tế 0
R Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch 1 Ngân Hàng đầu tư và phát Luận văn Kinh tế 0
H Tình hình huy động và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước Luận văn Kinh tế 0
C Nâng cao hiệu quả tín dụng trung – dài hạn tại ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Hà T Luận văn Kinh tế 0
C Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Thành Đô Luận văn Kinh tế 0
W Quản trị rủi ro tín dụng của Chi nhánh Thành Đô – Ngân hàng đầu tư và phát triểnViệt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top