Wentworth

New Member
Download Đồ án Thiết kế chế tạo bộ điều khiển cung cấp LPG và dầu DO khi sử dụng hỗn hợp này làm nhiên liệu cho máy 4CH-JANMAR miễn phí



MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Lý do chọn đề tài 1
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu 1
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu 1
1.2.2.1. Về mặt lý thuyết 1
1.2.2.2. Về mặt thực nghiệm 2
1.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng khí hóa lỏng (LPG) 2
1.3.1. Trên thế giới 2
1.3.2. Ở Việt Nam 3
1.4. Đặc tính của nhiên liệu LPG 4
1.4.1. Thành phần hóa học 4
1.4.2. Lí tính 4
1.4.3. Chỉ số Octane 7
1.5. Động cơ thí nghiệm ( động cơ Diesel 4CH-JANMAR) 7
1.5.1. Các thông số kỹ thuật của động cơ 7
1.5.2 Đặc điểm làm việc của hệ thống nhiên liệu của động cơ 4CH 11
1.5.2.1 Sơ đồ hệ thống nhiên liệu 11
1.5.2.2 Bộ điều tốc 12
1.5.2.2.1. Điều kiện để động cơ khởi động 12
1.5.2.2.2. Điều kiện động cơ làm việc ở chế dộ không tải 13
1.5.2.2.3. Điều kiện làm việc ở tốc độ quay lớn nhất 14
1.5.2.2.4. Điều kiện dừng động cơ 15
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐIỀU KHIỂN CUNG CẤP DO-LPG CHO ĐỘNG CƠ
2.1. Giải pháp kỹ thuật để động cơ có thể sử dụng nhiên liệu nhiên liệu LPG 16
2.2. Phân tích một số hệ thống sử dụng LPG-DO sẵn có trên động cơ Diesel hiện nay 18
2.2.1 Cung cấp gas trực tiếp nhờ xupap ga 19
2.2.1.1 Xupap gas có cơ cấu điều khiển kiểu cơ khí 19
2.2.1.2 Xupap gas điều khiển điện tử 19
2.2.2. Sử dụng bộ giảm áp hóa hơi và bộ hòa trộn 20
2.2.2.1 Sử dụng bộ hòa trộn điều khiển bằng cơ khí 21
2.2.2.2. Sử dụng bộ giảm áp hóa hơi và bộ hòa trộn điều khiển bằng điện tử 23
2.2.3 Hệ thống cung cấp LPG với phương án tạo hỗn hợp kiểu phun nhiên liệu 24
2.3. Phân tích, lựa chọn phương án cung cấp LPG phù hợp với điều kiện của bộ môn động lực hiện nay 25
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CUNG CẤP DO-LPG CHO ĐỘNG CƠ
3.1. Các thiết bị trong hệ thống cung cấp LPG cho động cơ 28
3.1.1 Bình LPG 28
3.1.2. Bộ giảm áp hóa hơi (Pneumatic LPG Reducer) 28
3.1.3. Van tiết lưu 31
3.1.4. Bộ trộn LPG 32
3.2. Thiết kế bộ điều khiển điện tử cung cấp LPG-DO cho động cơ 33
3.2.1. Sơ đồ khối mạch điều khiển cung cấp LPG và dầu DO 33
3.2.2. Các thiết bị trong hệ thống điều khiển điện tử 33
3.2.2.1. Lựa chọn cơ cấu chấp hành 33
3.2.2.1.1 Phương án điều khiển LPG có sử dụng bộ giảm áp hóa hơi điều khiển tay ga và van tiết lưu bằng motor bước 33
3.2.2.1.2 Phương án điều khiển LPG có sử dụng bộ giảm áp hóa hơi điều khiển tay ga và van tiết lưu bằng động cơ servo 36
3.2.2.1.3. So sánh hai phương án trên và lựa chọn cơ cấu chấp hành 38
3.2.2.2. Cảm biến nhiệt độ 39
3.2.2.3 Cảm biến tốc độ 40
3.2.2.4. Van điện từ (solenoil vavle) 42
3.2.2.5. Bộ xử lý trung tâm 44
3.2.2.5.1 Tổng quan về vi điều khiển ATMEGA 16 44
Các đặc điểm chính 45
3.2.2.3.2 Đặc điểm của ATMEGA 16 47
3.2.2.5.2. Sơ đồ mạch điều khiển trung tâm 51
3.2.2.5.3. Sơ đồ thuật toán chương trình chính và giải thuật kiểm tra phím nhấn 52
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
4.1.Mục đích 55
4.2.Trang thiết bị thí nghiệm 55
4.3. Sơ đồ bố trí thực nghiệm 55
4.4. Tiến hành thực nghiệm 57
4.4.1.Điều kiện tiến hành thí nghiệm 57
4.4.2. Quy trình tiến hành thực nghiệm 58
4.4.3. Kết quả chạy thử nghiệm 59
4.4.3.1 Bảng số liệu chạy thực nghiệm 59
4.4.3.2 Nhận xét 63
MỤC LỤC

Trang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Lý do chọn đề tài 1
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu 1
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu 1
1.2.2.1. Về mặt lý thuyết 1
1.2.2.2. Về mặt thực nghiệm 2
1.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng khí hóa lỏng (LPG) 2
1.3.1. Trên thế giới 2
1.3.2. Ở Việt Nam 3
1.4. Đặc tính của nhiên liệu LPG 4
1.4.1. Thành phần hóa học 4
1.4.2. Lí tính 4
1.4.3. Chỉ số Octane 7
1.5. Động cơ thí nghiệm ( động cơ Diesel 4CH-JANMAR) 7
1.5.1. Các thông số kỹ thuật của động cơ 7
1.5.2 Đặc điểm làm việc của hệ thống nhiên liệu của động cơ 4CH 11
1.5.2.1 Sơ đồ hệ thống nhiên liệu 11
1.5.2.2 Bộ điều tốc 12
1.5.2.2.1. Điều kiện để động cơ khởi động 12
1.5.2.2.2. Điều kiện động cơ làm việc ở chế dộ không tải 13
1.5.2.2.3. Điều kiện làm việc ở tốc độ quay lớn nhất 14
1.5.2.2.4. Điều kiện dừng động cơ 15
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐIỀU KHIỂN CUNG CẤP DO-LPG CHO ĐỘNG CƠ
2.1. Giải pháp kỹ thuật để động cơ có thể sử dụng nhiên liệu nhiên liệu LPG 16
2.2. Phân tích một số hệ thống sử dụng LPG-DO sẵn có trên động cơ Diesel hiện nay 18
2.2.1 Cung cấp gas trực tiếp nhờ xupap ga 19
2.2.1.1 Xupap gas có cơ cấu điều khiển kiểu cơ khí 19
2.2.1.2 Xupap gas điều khiển điện tử 19
2.2.2. Sử dụng bộ giảm áp hóa hơi và bộ hòa trộn 20
2.2.2.1 Sử dụng bộ hòa trộn điều khiển bằng cơ khí 21
2.2.2.2. Sử dụng bộ giảm áp hóa hơi và bộ hòa trộn điều khiển bằng điện tử 23
2.2.3 Hệ thống cung cấp LPG với phương án tạo hỗn hợp kiểu phun nhiên liệu 24
2.3. Phân tích, lựa chọn phương án cung cấp LPG phù hợp với điều kiện của bộ môn động lực hiện nay 25
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CUNG CẤP DO-LPG CHO ĐỘNG CƠ
3.1. Các thiết bị trong hệ thống cung cấp LPG cho động cơ 28
3.1.1 Bình LPG 28
3.1.2. Bộ giảm áp hóa hơi (Pneumatic LPG Reducer) 28
3.1.3. Van tiết lưu 31
3.1.4. Bộ trộn LPG 32
3.2. Thiết kế bộ điều khiển điện tử cung cấp LPG-DO cho động cơ 33
3.2.1. Sơ đồ khối mạch điều khiển cung cấp LPG và dầu DO 33
3.2.2. Các thiết bị trong hệ thống điều khiển điện tử 33
3.2.2.1. Lựa chọn cơ cấu chấp hành 33
3.2.2.1.1 Phương án điều khiển LPG có sử dụng bộ giảm áp hóa hơi điều khiển tay ga và van tiết lưu bằng motor bước 33
3.2.2.1.2 Phương án điều khiển LPG có sử dụng bộ giảm áp hóa hơi điều khiển tay ga và van tiết lưu bằng động cơ servo 36
3.2.2.1.3. So sánh hai phương án trên và lựa chọn cơ cấu chấp hành 38
3.2.2.2. Cảm biến nhiệt độ 39
3.2.2.3 Cảm biến tốc độ 40
3.2.2.4. Van điện từ (solenoil vavle) 42
3.2.2.5. Bộ xử lý trung tâm 44
3.2.2.5.1 Tổng quan về vi điều khiển ATMEGA 16 44
Các đặc điểm chính 45
3.2.2.3.2 Đặc điểm của ATMEGA 16 47
3.2.2.5.2. Sơ đồ mạch điều khiển trung tâm 51
3.2.2.5.3. Sơ đồ thuật toán chương trình chính và giải thuật kiểm tra phím nhấn 52
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
4.1.Mục đích 55
4.2.Trang thiết bị thí nghiệm 55
4.3. Sơ đồ bố trí thực nghiệm 55
4.4. Tiến hành thực nghiệm 57
4.4.1.Điều kiện tiến hành thí nghiệm 57
4.4.2. Quy trình tiến hành thực nghiệm 58
4.4.3. Kết quả chạy thử nghiệm 59
4.4.3.1 Bảng số liệu chạy thực nghiệm 59
4.4.3.2 Nhận xét 63


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Lý do chọn đề tài
Trên thế giới hiện nay đang dần áp dụng công nghệ mới để làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do động cơ đốt trong gây ra. Hiện nay có một số giải pháp đuợc đưa ra. Giải pháp thứ nhất là cải tạo lại buồng đốt của động cơ để quá trình cháy hoàn thiện hơn. Giải pháp thứ hai là sử dụng nguồn nhiên liệu mới. Hiện nay giải pháp thứ hai đang được rất nhiều người quan tâm. Nguồn nhiên liệu mới ta nói đến chính là dầu sinh học và khí hóa lỏng LPG.
Việc thử nghiệm nhiên liệu khí hóa lỏng LPG đối với chúng ta đang còn nhiều khó khăn. Bây giờ chúng ta mới chỉ là bước đầu nghiên cứu nên vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng chưa thể giải quyết triệt để được. Dựa trên cơ sở kết quả chạy thử nghiệm LPG trên động cơ Diesel D12 tui tiếp tục nghiên cứu bộ điều khiển cung cấp LPG và dầu DO khi sử dụng hỗn hợp này làm nhiên liệu cho động cơ Diesel 4CH-JANMAR.
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
 Động cơ Diesel 4CH-JANMAR.
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu
1.2.2.1. Về mặt lý thuyết
 Tìm hiểu về đặc tính của khí hóa lỏng (LPG).
 Các giải pháp kỹ thuật để động cơ có thể sử dụng nhiên liệu nhiên liệu LPG.
 Tìm hiểu phương án điều khiển cung cấp nhiên liệu khí hóa lỏng cho động cơ.
 Thiết kế chế tạo bộ điều khiển điện tử cung cấp dầu DO và khí hóa lỏng (LPG) cho động cơ diesel 4CH-JANMAR.

1.2.2.2. Về mặt thực nghiệm
 Chế tạo bộ điều khiển điện tử cung cấp nhiên liệu khí hóa lỏng (LPG) cho động cơ Diesel 4CH-JANMAR.
 Chạy thử nghiệm động cơ.
 Đo đạc các thông số của động cơ chạy thực nghiệm.
 Phân tích đánh giá kết quả thu được.
1.3 . Tình hình nghiên cứu và sử dụng khí hóa lỏng (LPG)
1.3.1. Trên thế giới
LPG là sản phẩm trung gian giữa khí thiên nhiên và dầu thô, nhiên liệu khí hóa lỏng có thể thu được từ công đoạn lọc dầu hay làm tinh khiết khí thiên nhiên. Vì vậy, nguồn gốc khí hóa lỏng phụ thuộc vào xuất xứ nhiên liệu. Nói chung trên thế giới có khoảng 40% LPG thu được từ quá trình lọc dầu thô.
Sử dụng nhiên liệu gaz nén CNG kết cấu cồng kềnh và việc ứng dụng cho những dòng xe hiện đại gặp không ít khó khăn. Vì vậy ngày nay người ta đã dùng khí hóa lỏng LPG (liquefied petroleum gas) làm nhiên liệu thay thế cho xăng và diesel của tất cả các loại ô tô hiện đại. Nhiên liệu LPG đang phát triển rất nhanh, Autogas LPG đã có hơn 4 triệu chiếc ở 38 nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển. Khí hóa lỏng LPG là sản phẩm phụ của nhà máy chế biến dầu mỏ và nhà máy tách khí. Thành phần chủ yếu của LPG là Butal và Propal hỗn hợp theo tỷ lệ nhất định và được chứa trong bình với áp suất dưới 20 kg/cm2. LPG có tỷ trọng từ 0,5 – 0,25, không màu, không mùi và không có tính độc. LPG chính là một sản phẩm dầu mỏ được dùng rất phổ biến từ lâu trong các ngành kinh tế quốc dân như là một nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế tạo hóa chất, chế tạo phân bón, tổng hợp các chất mỹ phẩm.
Phần lớn lượng khí hóa lỏng thu được hiện nay được sử dụng làm nguồn chất đốt để sinh nhiệt gia dụng hay công nghiệp. Lượng khí hóa lỏng làm nhiên liệu cho ô tô đường trường hiện chỉ chiếm một tỉ lệ khiêm tốn: 1% ở Pháp, 3% ở Mỹ, 8% ở Nhật.... Tuy nhiên ở một số nước có chính sách khuyến khích sử dụng LPG làm nhiên liệu cho ô tô nhằm mục đích giảm ô nhiễm môi trường thì tỉ lệ này rất đáng kể, chẳng hạn như Hà Lan, Ý (42%)... Các số liệu trên chưa kể những động cơ trên các ô tô chuyên dụng sử dụng LPG (chẳng hạn ô tô chạy trong sân bay, xe nâng chuyển, máy móc nông nghiệp...)
Khí dầu mỏ hóa lỏng LPG ngày càng trở nên là loại nhiên liệu ưa chuộng để chạy ô tô nói chung và xe buýt nói riêng do những đặc điểm nổi bật của nó về giảm ô nhiễm môi trường và công nghệ chuyển đổi. Xe buýt dùng LPG có truyền thống lâu đời nhất là ở thủ đô Vienna của Áo. Từ năm 1963 thành phố này đã sử dụng xe buýt chạy bằng LPG và cho tới nay, Vienna có 500 xe buýt LPG trong đội xe vận chuyển công cộng. Các thành phố khác ở Châu Âu cũng sử dụng nguồn năng lượng này để chạy xe buýt như Đan Mạch (180 chiếc), Hà Lan (150 chiếc), Tây Ban Nha (60 chiếc).
1.3.2. Ở Việt Nam
Khí thiên nhiên ở nước ta có trữ lượng lớn và chúng ta đang khai thác để cung cấp năng lượng cho các nhà máy nhiệt điện và sản xuất phân đạm. Đường ống dẫn khí thiên nhiên từ mỏ khí Nam Côn Sơn vào đất liền vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng đã mở đầu cho cuộc cách mạng năng lượng ở nước ta. Mặt khác, một khối lượng lớn khí thiên nhiên thu được từ các mỏ dầu đã, đang và sắp khai thác hứa hẹn một nguồn năng lượng sạch dồi dào để phát triển ngành kinh tế quốc dân trong đó có ngành giao thông vận tải
Hiện nay, chúng ta có nhà máy sản xuất ga Dinh Cố và nhà máy lọc dầu Dung Quất. Sản lượng khí đồng hành của nhà máy là nguồn cung cấp dồi dào nhiên liệu LPG. Mặt khác, các nhà máy tinh luyện khí thiên nhiên cũng là nguồn cung cấp loại nhiên liệu này nên khả năng độc lập nhiên liệu LPG của chúng ta cũng rất lớn. Vấn đề cơ bản là chúng ta có thể chủ động về công nghệ chuyển đổi cũng như chế tạo những phụ kiện cơ bản của hệ thống nhiên liệu LPG.
Ở nước ta, LPG là chất đốt chủ yếu của các hộ gia đình thành phố. Sử dụng LPG làm nhiên liệu trong sản xuất thức ăn gia súc, chế biến, sấy nông sản, thực phẩm. Ngoài ra trong công nghiệp hoá dầu chúng ta còn sử dụng LPG trong quá trình tinh chế sản xuất dầu nhờn. Ngoài ra nó còn được ứng dụng là nguyên liệu hoá học để tạo ra những monme để tổng hợp polime trung gian như: Polyetylen, polyvinylclorua, polypropylen, để sản xuất MTBE là chất làm tăng chỉ số octan thay thế cho hợp chất chì pha vào xăng.
Hiện nay ở nước ta đã chuyển đổi thành công xe gắn máy chạy nhiên liệu LPG. Xe gắn máy sau khi lắp bộ chuyển đổi (chi phí khoảng 1,6 triệu) xe có thể chạy song song hai nhiên liệu. Nhưng việc sử dụng còn chưa rộng rãi. Và tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự đã sản xuất bộ chuyển đổi nhiên liệu và bước đầu lắp đặt trên khoảng 30 chiếc xe taxi G.
1.4. Đặc tính của nhiên liệu LPG
1.4.1. Thành phần hóa học
Theo tiêu chuẩn Châu Âu, nhiên liệu khí hóa lỏng phải có từ 19 đến 50% hydrocabure C3 (propane và propylène). Ở Châu Á, thành phần nhiên liệu khí hóa lỏng khá ổn định, chứa chủ yếu là hydrocarbure C4, chẳng hạn như ở Hàn Quốc chỉ có butane là khí hóa lỏng được sử dụng chính thức. Ngược lại ở Mĩ thì chỉ có hydrocarbure C3 được sử dụng. Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng nhiên liệu khí hóa lỏng chứa rất ít lưu huỳnh. Thường nó chỉ chứa từ 40 ÷ 60ppm, thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn Cộng đồng Châu Âu (200ppm). Do đó, động cơ dùng LPG phát rất ít các chất ô nhiễm gốc lưu huỳnh và hiệu quả của bộ lọc xúc tác được cải thiện.
1.4.2. Lí tính
Ở nhiệt độ lớn hơn 0o C trong môi trường không khí bình thường với áp suất bằng áp suất khí quyển, LPG bị biến đổi từ thể lỏng thành thể hơi theo tỉ lệ thể tích 1 lít LPG thể lỏng hoá thành khoảng 250 lít ở thể hơi.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

ThinhDKXD

New Member
Re: [Free] Đồ án Thiết kế chế tạo bộ điều khiển cung cấp LPG và dầu DO khi dùng hỗn hợp này làm nhiên liệu cho máy 4CH-JANMAR

Bài viết này hay, Thank bạn đã chia sẻ.
mail của mình: [email protected]
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top