Link tải miễn phí luận văn

Lời mở đầu:

Sản xuất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Muốn tiến hành sản xuất phải có đầy đủ hai điều kiện là tư liệu sản xuất và sức lao động. TSCĐ là một bộ phận tư liệu sản xuất giữ vai trò tư liệu lao động chủ yếu trong quá trình sản xuất, chúng được coi là cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
C.Mác đã từng nói “TSCĐ là xương, là bắp thịt của sản xuất”, như vậy TSCĐ là điều kiện quan trọng để tăng năng suất lao động và là yếu tố để phát triển nền kinh tế quốc dân, TSCĐ thể hiện một cách chính xác nhất năng lực và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, dưới sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển được thì doanh nghiệp luôn phải tìm tòi cho mình những bước đi vững chắc hơn. Khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì việc đổi mới TSCĐ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động và nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó nói chung và ở công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội nói riêng. Với kiến thức và kinh nghiệm đã được trang bị ở nhà trường, và với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, chú trong công ty và sự hướng dẫn tận tụy của thầy giáo Trần Văn Dung, em đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài “ Tổ chức công tác kế toán TSCĐ ở công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội”, làm chuyên đề tốt nghiệp cuối khoá của mình.
Kết cấu của chuyên đề được chia làm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác TSCĐ ở công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội
Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán tại công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội

Chương 1:
Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán
tài sản cố định trong doanh nghiệp.

1.1. Nhiệm vụ kế toán trong công tác kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp.

1.1.1. Khái niệm TSCĐ.

TSCĐ trong doanh nghiệp là các tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị cao, và thoả mãn các tiêu chuẩn về TSCĐ. Đó là:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, từ việc sử dụng tài sản đó.
- Nguyên giá tài sản phải được xác dịnh một cách đáng tin cậy
- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
- Có giá trị từ 10.000.000 VNĐ trở lên.
1.1.2. Đặc điểm của TSCĐ.

Trong các doanh nghiệp TSCĐ có nhiều loại khác nhau với tính chất và đặc điểm khác nhau nhưng nhìn chung thì chúng đều có các đặc điểm sau:
- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ được hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ.
- Giá trị của TSCĐ bị giảm dần và chuyển dịch dần dần, từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những tài sản dùng cho các hoạt động khác như: Hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, dự án, giá trị của TSCĐ bị tiêu dùng dần dần trong quá trình sử dụng.

1.1.2. Yêu cầu quản lý TSCĐ.

Xuất phát từ những đặc điểm trên, TSCĐ cần được quản lý chặt chẽ cả về mặt hiện vật và mặt giá trị. Về mặt hiện vật, cần kiểm tra chặt chẽ việc bảo quản, tình hình sử dụng TSCĐ ở Việt Nam. Về mặt giá trị, phải quản lý chặt chẽ tình hình hao mòn, việc thu hồi vốn đầu tư ban đầu để tái sản xuất TSCĐ trong doanh nghiệp.

1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ.

Kế toán là công cụ đắc lực để quản lý kinh doanh một cách có hiệu quả nhất. Vì vậy, kế toán TSCĐ phải đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời mọi tài liệu cần thiết phục vụ cho việc quản lý của giám đốc, đồng thời quản lý chặt chẽ TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng. Để thực hiện được yêu cầu dó kế toán TSCĐ cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp, giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, bảo quản và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp.
- Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng, tình hình trích lập hay phân bổ và kết chuyển chính xác số khấu hao và chi phí sản xuất kinh doanh.
- Cần lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, phản ánh chính xác chi phí thực tế về sửa chữa TSCĐ kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và chi phí sửa chữa TSCĐ.
- Tham gia kiểm kê định kỳ hay bất thường TSCĐ trong doanh nghiệp, tham gia đánh giá lại TSCĐ khi cần thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp.

1.2. Phân loại và đánh giá TSCĐ.

1.2.1. Phân loại TSCĐ.

Tuỳ theo công dụng và đặc trưng nhất định của TSCĐ người ta có những cách phân loại TSCĐ khác nhau:
1.2.1.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện kết hợp với đặc trưng kỹ thuật, TSCĐ được chia thành:
a) TSCĐ hữu hình.
TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ và sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ gồm có:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: là TSCĐ được hình thành sau quá trình thi công, xây dựng như: nhà kho, trụ sở làm việc, hàng rào, tháp nước, sân bãi, cầu cống, đường sắt,…
- Máy móc, thiết bị gồm máy móc thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ…
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn là các loại phương tiện gồm: phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải, ôtô, máy kéo, tàu thuyền…thuộc tài sản của doanh nghiệp.
- Thiết bị công cụ quản lý là những thiết bị, công cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, công cụ đo lường, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt…
- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hay cho sản phẩm là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, thảm cỏ…; súc vật làm việc hay cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò…
- Các loại TSCĐ khác là toàn bộ các TSCĐ khác chưa liệt kê vào năm loại trên như: tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật…
b) TSCĐ vô hình.
TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể nhưng xác định giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hay cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ.
Đối với TSCĐ vô hình, do rất khó nhận biết một cách riêng biệt nên khi xem xét một nguồn lực vô hình có thoả mãn định nghĩa trên hay không, ta phải xem xết đến các khía cạnh sau:
- Tính có thể xác định được: TSCĐ vô hình có thể xác định một cách riêng biệt, có thể đem cho thuê hay bán một cách độc lập.
- Khả năng kiểm soát: doanh nghiệp phải có khả năng kiểm soát tài sản, lợi ích thu được, gánh chịu rủi ro liên quan đến tài sản và có khả năng ngăn chặn sự tiếp cận cảu các đối tượng khác với tài sản.
- Lợi ích kinh tế trong tương lai: doanh nghiệp có thể thu được các lợi ích kinh tế từ TSCĐ dưới các hình thức khác nhau.
Theo cách phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật thì TSCĐ vô hình còn được chia thành các loại sau:
+ Quyền sử dụng đất: là giá trị của quyền sử dụng một mặt bằng diện tích mặt đất, mặt nước, mặt biển...
+ Chi phí thành lập và chuẩn bị sản xuất: là các chi phí phát sinh lúc doanh nghiệp mới thành lập như chi phí công tác nghiên cứu, thăm dò lập dự án đầu tư, chi phí cho sử dụng vốn ban đầu, chi phí cho đi lại, hội họp, khai trương, quảng cáo…vv. Các chi phí này chấm dứt khi doanh nghiệp đi vào hoạt động chính thức.
+ Bằng phát minh sáng chế: Giá trị của nó là các chi phí doanh nghiệp phải trả để mua bẳn quyền bằng phát minh của các nhà nghiên cứu, hay phải trả cho
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

thuychi0210

New Member
Re: [Free] Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định ở công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội

cho mình link với ạ
 

daigia721

New Member
Re: [Free] Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định ở công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao sự gắn bó của nhân viên với tổ chức tại công ty pfizer việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Liên hệ thực tiễn công tác tổ chức hoạt động quản trị nhân lực tại Vietravel Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định Luận văn Kinh tế 0
D Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại may sài gòn Luận văn Kinh tế 0
D QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CP CÀ PHÊ MÊ TRANG Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch tại ủy ban nhân dân Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích công tác tổ chức bộ máy và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty hasan - Dermapharm Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các công ty chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top