diemconuong86

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Văn học nước ngoài -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Khái quát tiền đề cho sự xuất hiện kiểu nhân vật kiếm tìm trong sáng tác của Haruki Murakami. Nghiên cứu kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết Rừng Na-uy của Haruki Murakami dưới góc dộ so sánh đối chiếu văn hóa và văn học trên cả hai phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm. Nghiên cứu hình tượng nhân vật kiếm tìm trong không gian - thời gian nghệ thuật, từ đó thấy được những quan niệm mới của nhà văn về cuộc sống và về con người

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
1.1. Từ thời điểm nhận giải thưởng “Nhà văn mới” Gunzo năm 1979, hơn
một phần tư thế kỉ hoạt động và viết lách, tên tuổi và sự nghiệp của Haruki
Murakami thu hút sự quan tâm, mến mộ của giới nghiên cứu và công chúng
tri thức toàn cầu. Mỗi trang viết dù về tiểu thuyết, truyện ngắn, du ký hay tiểu
luận đều gây nên những cuộc tranh luận làm sôi động đời sống văn hóa tinh
thần của độc giả cả trong và ngoài nước Nhật. Trong các tác phẩm của mình,
phần lớn cốt truyện được Haruki Murakami khai thác từ đời sống giới trẻ
Nhật những năm sáu mươi của thế kỷ XX. Nhưng nguồn cảm hứng trước tác
ấy đến nay vẫn giữ nguyên được tính chất hậu hiện đại: chúng đặt ra cho văn
học một loạt những vấn đề đầy hiệu năng, kích thích tinh thần tìm tòi, sáng
tạo, nhận thức và nhận thức lại không ngừng trong đời sống xã hội. Rừng Na
uy sẽ là cuốn sách thanh xuân bất diệt bầu bạn với giới trẻ thế hệ này qua thế
hệ khác.
1.2. Văn học hậu hiện đại có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong
mấy chục năm trở lại đây. Cùng với đó là sự xuất hiện của những thủ pháp
nghệ thuật mới mẻ: dòng ý thức, yếu tố trần thuật hậu hiện đại, điểm nhìn
trong văn chương nghệ thuật,… Nhưng tiểu thuyết của Haruki Murakami
cuốn hút người đọc không chỉ bởi tích chất hậu hiện đại: tính chất ấy không
thiếu gì ở các tác giả khác của thế kỷ XX (“sính” yếu tố hậu hiện đại đã trở
thành căn bệnh của văn chương). Nét độc đáo tạo nên cái “duyên ngầm” trong
sáng tác của Murakami chính là sự lan tỏa một sức hút mới từ văn học, văn
học phương Tây hòa quyện với mỹ học thiền và triết lý nhân sinh Nhật Bản
tạo nên nét đặc sắc vô cùng quyến rũ. “Murakami bằng cách này hay cách
khác chính là hình vóc của văn chương thế kỷ XIX… Văn ông không thuộc
trường phái nào nhưng lại có tính chất gây nghiện của một lại văn chương
tuyệt hảo nhất”[20; tr.1]
1.3. Đối với con người, sống là một hành trình kiếm tìm và khám phá.
Càng đi sâu vào thế giới của trải nghiệm ấy thì con người càng tiến sâu vào
thế giới của những cảm xúc cá thế, tách biệt thậm chí đối lập với nhận thức và
thế giới thực tại. Trong tác phẩm của mình, Haruki Murakami cũng đưa nhân
vật của mình đi đến cái tột cùng của cuộc hành trình khám phá; buộc nhân
vật phải hướng đến sự tìm kiếm sự chân thực thuần khiết bên trong của cái
tôi, tình yêu, tìm thấy cảm xúc nhục thể hay lối thoát trong tiềm thức bằng
mặc cảm và cái chết,… Và ẩn sau lớp phủ ấy, tiểu thuyết Haruki Murakami
phản ánh những khát khao về một sự tồn tại đích thực, sự bình yên trong cuộc
sống, sự thăng hoa trong tình yêu hay sự đồng điệu giữa bản thể và tha nhân.
1.4 Do vậy, dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của
Haruki Murakami nhưng nó vẫn chưa đủ để tạo nên một cái nhìn hệ thống cho
thi pháp tiểu thuyết của nhà văn này. Để bổ sung vào đây, chúng tui chọn đề
tài Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết Rừng Na-uy của Haruki
Murakami để xem xét nghiên cứu chuyên sâu hơn. Đó là cách lấy lý thuyết
của thi pháp học hiện đại soi rọi vào văn bản tác phẩm, cùng lúc lấy cái văn
bản tác phẩm rút ra cái hồn của xứ sở Phù Tang.
Việc đi sâu tìm hiểu các tác phẩm của một tác giả nổi tiếng hàng đẩu
trong nền văn học Nhật Bản như Haruki Murakami là cần thiết để có được
một cái nhìn toàn diện và sâu rộng hơn về nền văn học, văn hóa xứ Phù Tang,
khẳng định giá trị và vai trò của nhà văn trong tiến trình văn học Nhật Bản.
Vấn đề Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết Rừng Na-uy của Haruki
Murakami vừa có ý nghĩa khoa học phục vụ thiết thực cho công việc giảng
dạy bộ môn văn học Nhật Bản ngày càng được chú trọng trong các trường đại
học ở Việt Nam. Hơn thế nữa, trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra sôi
nổi những năm trở lại đây, khi mối quan hệ giao lưu của hai nước Việt Nam
và Nhật Bản ngày càng được mở rộng, thì việc đẩy mạnh nghiên cứu văn hóa,
văn học Nhật Bản ngày càng góp phần tăng cường, thúc đẩy tình hữu nghị,
hợp tác phát triển giữa hai dân tộc Việt-Nhật.
2.Mục đích nghiên cứu.
Qua việc khảo sát một số Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết Rừng
Na-uy của Haruki Murakami, chỉ ra những đặc trưng của kiểu nhân vật này và
ý nghĩa của nó trong việc thể hiện tâm thức Nhật Bản qua dáng giới trẻ
hiện đại. Từ đó thấy được những quan niệm mới của nhà văn về cuộc sống và
về con người.
3.Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Sự xuất hiện mang đầy hơi thở thời đại của Haruki Murakami trên văn
đàn thế giới được xem là một hiện tượng của văn học. Các tác phẩm của ông
luôn được xem là một sự phá cách đầy táo bạo, là một thách thức cho các nhà
nghiên cứu không chỉ riêng ở Nhật Bản mà còn ở trên toàn thế giới. Tên tuổi
của Haruki Murakami dành được không ít lời khen ngợi trên những tờ tạp chí
danh tiếng như:
- “Murakami, cách này hay cách khác, chính là hình vóc của văn chương
thế kỷ 21… Văn ông không thuộc trường phái nào, nhưng lại có chất
gây nghiện của loại văn chương tuyệt hảo nhất.” (New Statesman)
- “Khêu gợi, thú vị sexy và hài hước, nếu không Murakami đã chẳng là
một trong những nhà văn hay nhất.” (Time Out)
- “Một câu chuyện xúc động đến ngạt thở… Không nghi ngờ gì,
Murakami là một trong những tiểu thuyết gia tinh tế nhất thế giới.” (Glasgow
Herald)
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top