minhnguyenjc

New Member
Download miễn phí Tiểu luận Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện ngắn Say Nắng của Ivan Bunin



Mục lục

I. GIỚI THIỆU VỀ BUNIN VÀ TRUYỆN NGẮN “SAY NẮNG” 2
1. Tác giả Bunin. 2
2. Truyện ngắn “Say nắng” 2
II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ DIỄN BIẾN TÂM LÝ NHÂN VẬT. 2
III. NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN “SAY NẮNG” CỦA BUNIN. 3
1. Giới thiệu khái quát về truyện ngắn “Say nắng”. 3
2. Sự nhập thân của nhân vật kết hợp với ngôn ngữ miêu tả tinh tế. 3
3. Thủ pháp đối lập trong miêu tả tâm lý. 5
4. Độc thoại nội tâm trong “Say nắng”. 6
5. Biện pháp lặp trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của truyện ngắn “Say nắng”. 7
IV. KẾT LUẬN. 8
1. Về tác giả. 8
2. Về nghệ thuật miêu tả tâm lý trong truyện ngắn “Say nắng”. 9
I. GIỚI THIỆU VỀ BUNIN VÀ TRUYỆN NGẮN “SAY NẮNG”

1. Tác giả Bunin.
Bunin là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học Nga thế kỷ XX. Giống như nhiều nhà văn Nga khác, ông mang trong mình tình yêu tha thiết với đất nước Nga, con người Nga, như ông đã nói: “Đất nước và con người bao giờ cũng khiến tui rung động”. Bunin không để lại một di sản văn học đồ sộ. Nhưng đó lại là “cả một chương của sự phát triển văn học Nga trong thế kỷ chúng ta”. Có ý kiến cho rằng, sau Tsekhov, Bunin đã đem lại sự đổi mới cho thể loại truyện ngắn Nga. Mỗi truyện ngắn của ông vừa là một áng văn suôi lại vừa là một bài thơ, được viết bằng trí tuệ và trái tim của một nhà tư tưởng, một nhà triết học và một nhà thơ.
Tác phẩm của Bunin xoay quanh những đề tài: thiên nhiên, tình yêu, cái chết. Đó là những gì thường nhật của cuộc sống, đã quá thân quen trong sáng tạo của nhiều tác giả khác. Nhưng với một cách viết riêng, Bunin đã tự khẳng định giá trị của cây bút mình trong số đó, đề tài tình yêu dường như đã trở thành mối quan tâm của không ít tác giả.
2. Truyện ngắn “Say nắng”
“Say nắng” mà tác phẩm nằm trong mạch cảm xúc viết về đề tài tình yêu của Bunin. Nhan đề của truyện đã gợi cho ta sự tò mò, khiến ta phải đặt những câu hỏi: tại sao? Như thế nào?… Truyện tưởng chừng như đơn giản về cốt truyện nhưng thực ra lại vô cùng sâu sắc. Nó được tạo nên từ không khí thấm đẫm tình yêu trong từng trang viết. Bunin đã thực sự thành công khi đi sâu miêu tả tâm lý nhân vật “Say nắng”, giúp người đọc giải đáp những câu hỏi đặt ra trước đó. “Say nắng” có thể coi là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật. Đó cũng là lý do người viết chọn đề tài nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện ngắn “Say nắng”.
II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ DIỄN BIẾN TÂM LÝ NHÂN VẬT.
Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật là một phương diện trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn, gắn liền với miêu tả ngoại hình và miêu tả hành động của nhân vật. Điều đó cũng có nghĩa là tính tất yếu trong hành động thường liên quan chặt chẽ với tính tất yếu trong hành động nội tâm của nhân vật. Ở đây khái niệm “nội tâm” chỉ toàn bộ cuộc sống bên trong của nhân vật. Đó là những tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác, những phản ứng tâm lý của bản thân nhân vật trước cảnh ngộ, tình huống mà nhân vật chứng kiến hay thể nghiệm trên bước đường đời của mình. Nhà văn có thể trực tiếp biểu hiện nội tâm của nhân vật bằng ngôn ngữ của chính mình với tư cách người kể chuyện. Nhưng biện pháp mà nhà văn hay dùng nhất là biểu hiện “độc thoại nội tâm” và “đối thoại nội tâm” của nhân vật. Những đoạn này được thể hiện bằng chính ngôn ngữ của nhân vật, chúng “vang lên” một cách thầm lặng trong tâm tư của nhân vật. Nhân vật tự biểu hiện, phơi bày những diễn biến trong tâm trạng của mình qua những suy nghĩ, cảm xúc cụ thể. Có thể nói để đạt được sự thành công trong miêu tả tâm lý nhân vật. Nhà văn phải thực sự nhập thân vào nhân vật,phải sống cùng nhân vật của mình, đồng cảm với từng niềm vui, nỗi buồn của nhân vật. Có như vậy người sáng tạo mới có thể thể hiện hết những cung bậc của trạng thái cảm xúc, những thay đổi của diễn biến tâm lý phức tạp. Đó chính là điều mà một nhân vật cần đạt tới.
Tất cả những điều đó đã được Bunin thể hiện thành công trong truyện ngắn “Say nắng”.
III. NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN “SAY NẮNG” CỦA BUNIN.
1. Giới thiệu khái quát về truyện ngắn “Say nắng”
“Say nắng” là một truyện ngắn mang tựa đề khá đặc biệt, kể về câu chuyện tình ngắn ngủi và hết sức tự nhiên giữa một chàng trung úy với một thiếu phụ. Câu chuyện tình chỉ diễn ra trong vòng một ngày: trưa ngày hôm trước đến sáng ngày hôm sau, khi người thiếu phụ ra đi, bỏ lại chàng với trái tim tan nát và tâm hồn trống rỗng. Cuộc gặp gỡ và sự khởi đầu của tình yêu như một cơn “Say nắng” - điều mà cả hai cùng cảm nhận được. Người phụ nữ không hiểu tại sao mình lại có thể đi theo chàng trai, không hiểu tại sao lại ở cùng chàng trang một đêm. Sự ra đi của nàng là sự trở lại với cuộc sống thường nhật. Nhưng để lại đằng sau là một trái tim đầy đau khổ. Chàng trung úy trẻ đã yêu người thiếu phụ ấy, yêu một cách si mê, say đắm. Và từ khi người thiếu phụ ra đi, diễn biến tâm lý của chàng trai vô cùng phức tạp, được Bunin miêu tả hết sức thành công.
2. Sự nhập thân của nhân vật kết hợp với ngôn ngữ miêu tả tinh tế.
Nhà văn đã nhập thân vào nhân vật của mình để có thể cảm nhận hết được những diễn biến tâm lý đang diễn ra trong chàng trung úy. Ông như sống cùng nhân vật, đặt mình vào vị trí của nhân vật, thấu hiểu những đổi thay, những trạng thái cảm xúc của chàng trai khi người phụ nữ mà chàng yêu đã ra đi mãi mãi, không bao giờ trở lại nữa. Truyện có sự đan xen, kết hợp rất tự nhiên giữa lời của người kể chuyện với lời của nhân vật. Ta khó có thể nhận ra đâu là lời của nhà văn, đâu là những suy nghĩ của nhân vật. Nhà văn đóng vai trò là người kể chuyện biết tuốt. Với điểm nhìn Zero, Bunin đã miêu tả một cách tinh tế từng trạng thái cảm xúc của chàng trung úy. Sau khi đưa nàng đi, trở về phòng, cảm xúc đầu tiên của chàng trang mới chỉ là thấy “có cái gì đó đã khác trước”. Chàng cảm giác sự vắng bóng, sự thiếu thốn một cái gì đó. Diễn biến tâm lý tiếp tục được tăng dần theo cấp độ: “Trái tim chàng trung úy bỗng thắt lại”, rồi “đi đi lại lại” và “nước mắt đã trào lên mi”. Tất cả những suy nghĩ tiếp sau cứ xoáy vào xung quanh người thiếu phụ. Hết “ngỡ ngàng”, “ngạc nhiên” đến “đau lòng” rồi “hoảng sợ”, “tuyệt vọng”, rồi “nhớ tất cả những gì về nàng”. Chàng “đau khổ”, “trái tim chàng như vỡ vụn ra”, thậm chí “có thể chết ngay ngày mai cũng được”. Con tim chàng trai đã bị “trúng thương”. Chàng tuyệt vọng khi không còn cách nào để có thể gặp lại nàng. Chàng trai đau khổ tột cùng, “khuôn mặt ấy giờ đây đã mang vẻ bị kích động, điên dại đi”, trông “bất hạnh sâu sắc”. Và những giọt lệ lại trào ra, lăn trên má. Có phải chăng người đàn ông chỉ khóc khi họ cảm giác nỗi đau quá tột cùng, đau đến tan nát trái tim? Họ khóc khi họ đã quá tuyệt vọng và bất lực trước số phận? Chỉ có trong thời gian ngắn ngủi mà chàng trung úy “cảm giác mình già đi mất 10 tuổi”. Dường như nhà văn và nhân vật không hề có khỏang cách. Ông đã xóa nhòa đi ranh giới giữa mình và nhân vật bằng cách đồng cảm cùng nhân vật, hòa mình vào nhân vật, đặt mình vào vị trí của nhân vật. Chính vì vậy, ông đã diễn đạt một cách tinh tế và thành công những trạng thái tâm lý, những cung bậc của cảm xúc diễn ra trong lòng chàng trai. Tác giả đã sử dụng hàng loạt những từ ngữ miêu tả tâm lý nhân vật theo cấp độ tăng dần, miêu tả tinh tế tâm lý nhân vật. Dù chỉ là một cơn “Say nắng” nhưng nó đã khiến chàng trai vô cùng đau khổ, tuyệt, khiến chàng cảm giác không thể sống thiếu người phụ nữ ấy. Sự ra đi của nàng đã để lại sự trống trải và thiếu hụt lớn lao đi chàng - trạng thái cảm xúc được nhà văn miêu tả hết sức thành công.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

ChaeRim

New Member
Re: [Free] Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện ngắn Say Nắng của Ivan Bunin

em muốn tải tài liệu này ạ
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện ngắn Say Nắng của Ivan Bunin

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top