tctuvan

New Member
Link tải miễn phí luận văn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .. 6
1. Lý do chọn đề tài . 2
2. Lịch sử vấn đề 7
3. Mục đích và nhiệm vụ . 5
4. Phạm vi khảo sát, đối tượng nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu . 10
6. Đóng góp của luận văn 6
7. Cấu trúc của luận văn. . 7
NỘI DUNG . 8
CHƢƠNG 1. HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA HUY CẬN VÀ QUAN
NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI . 8
1.1.Hành trình sáng tạo của Huy Cận . 8
1.1.1. Trước Cách mạng . 8
1.1.2. Từ sau Cách mạng tháng Tám đến năm 1975 .. 13
1.1.3. Từ năm 1975 đến năm 2005 . 19
1.2 . Quan niệm nghệ thuật về con người . 26
CHƢƠNG 2. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI TRONG
THƠ HUY CẬN TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 .. 35
2.1. Con người với nỗi buồn, sự cô đơn bế tắc . 37
2.2. Con người hướng về cõi mộng, trời xưa và thế giới tâm linh . 44
Chƣơng 3. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI TRONG
THƠ HUY CẬN SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 59
3.1 Con người lao động sáng tạo, xây dựng cuộc sống mới. . 59
3.2. Con người đấu tranh, nhập cuộc cùng thời đại .. 65
KẾT LUẬN . 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .. 88
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Huy Cận (1919- 2005) là một trong những nhà thơ lớn của phong
trào Thơ mới, với tập thơ nổi tiếng Lửa thiêng (1940), ông đã góp phần tạo
nên tiếng nói đa dạng phong phú của một thời đại trong thi ca. Sau Cách
mạng, Huy Cận tiếp tục cho ra đời nhiều tập thơ có giá trị như Trời mỗi ngày
lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em
(1967), Những năm sáu mươi (1968), Ngày hằng sống, ngày hằng thơ (1975),
Hạt lại gieo (1984). Đánh giá cao những thành tựu thơ ca của Huy Cận, các
tác giả biên soạn sách đã đưa một số bài thơ tiêu biểu của Huy Cận đã được
đưa vào chương trình Ngữ văn ở các bậc phổ thông cơ sở và phổ thông trung
học.
1.2. Nghiên cứu một tác giả lớn, có phong cách nghệ thuật độc đáo như
Huy Cận trước hết là khám phá một thế giới nghệ thuật phong phú hấp dẫn và
sau đó là ghi nhận những đóng góp của ông trên hành trình thơ Việt Nam hiện
đại. Đến với thế giới nghệ thuât thơ Huy Cận, người nghiên cứu phải khám
phá thế giới tư tương - tình cảm của nhà thơ qua quan niệm nghệ thuật về con
người và thế giơi , qua cách cảm thụ và tổ chức không gian - thơi gian nghệ
thuật, qua cách sử dụng thể loại, kết cấu và ngôn từ Từ những vấn đề cơ bản
đó nhằm xác định, phong cách nghệ thuật của nhà thơ với tư cách là một chinh
thể nghệ thuật độc đáo. Và một trong những vấn đề quan trọng nhất trong thế
giới thơ Huy Cận là quan niệm nghệ thuật về con người. Quan niệm nghệ
thuật về con người là yếu tố cơ bản nhất, then chốt nhất của một chỉnh thể
nghệ thuật chi phối toàn bộ tính độc đáo và hệ thống nghệ thuật của chỉnh thể
ấy. Khi quan niệm nghệ thuật về con người thay đổi thì nó sẽ kéo theo sự thay
đổi của toàn bộ chỉnh thể nghệ thuật. Cho nên khi nghiên cứu tác phẩm chúng
ta phải nghiên cứu quan niệm nghệ thuật con người trong tác phẩm đó để
khám phá phong cách nghệ thuật của nhà thơ.
1.3. Với khuôn khổ một luận văn và với khả năng của một giáo viên
phổ thông, chúng tui lựa chọn đề tài nghiên cứu Quan niệm nghệ thuật về con
người trong thơ của Huy Cận một mặt là để hiểu thêm về tư tưởng nghệ thuật
đặc sắc của tác giả, mặt khác để hiểu cách cảm nhận, cách cắt nghĩa của nhà
thơ về con người và cuộc đời trong các tác phẩm thơ được giảng dạy trong
trường.
2. Lịch sử vấn đề
Huy Cận đã đi qua một chặng đường thơ dài hơn sáu thập kỷ. Thời kỳ nào
thơ Huy Cận cũng thu hút được sự chú ý của giới phê bình, nghiên cứu và đông
đảo bạn đọc. Trong gần bảy thập kỷ qua đã có hàng trăm bài tiểu luận, chuyên luận
viết về thơ Huy Cận từ nhiều góc độ khác nhau. Các nhà thơ, các nhà phê bình
nghiên cứu văn học như Xuân Diệu, Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Hoài Thanh,
Chế Lan Viên, Trinh Đường, Lê Đình Kỵ, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh,
Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Xuân Nam, Trần Đình Sử, Nguyễn Văn Long,
Ngô Quân Miện, Vũ Quần Phương, Đỗ Lai Thuý, Bế Kiến Quốc, Trần Mạnh
Hảo, đều có những bài tiểu luận sâu sắc về Huy Cận. Các nhà thơ, các nhà
nghiên cứu đều trân trọng những đóng góp của Huy Cận trên cả hai chặng đường
thơ, trước và sau Cách mạng. Nhiều ý kiến đã lý giải được quá trình vận động cảm
hứng sáng tạo của Huy Cận qua các tập thơ , phác thảo được những đặc điểm cơ
bản phong cách thơ Huy Cận như tình yêu sự sông , nỗi khắc khoải không gian,
giọng điệu trầm lắng, giàu chất suy tưởng, bản sắc dân tộc đậm nét, phong vị
Đường thi Đáng chú ý nhất là tập tiểu luận Thế giới thơ Huy Cận của Xuân Diệu.
Tập sách được in năm 1987, khi nhà thơ Xuân Diệu đã về nơi yên tịnh nhưng tình
Huy Cận là một trong những tác giả thu hút được rất nhiều sự chú ý mạnh mẽ
của giới nghiên cứu, phê bình, sáng tác cũng như công chúng yêu văn học
trong và ngoài nước.
Trong lời giới thiệu tập thơ Lửa thiêng (1940), Xuân Diệu đã chỉ ra nét
độc đáo nhất của Huy Cận khả năng cảm nghe tinh tế những âm vang của đất
trời và lòng người. Nhờ thế Huy Cận đã cảm được nỗi buồn vũ trụ và nỗi sầu
nhân gian. Sự cảm nghe tinh tế ấy cũng được nhà phê bình văn học Hoài
Thanh phân tích trong Thi nhân Việt Nam: “Người đã gọi dậy cái hồn buồn
của Đông Á, người đã khơi lại cái mạch sầu nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong
cõi đất này”. 36, tr. 127
Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại cũng viết về thơ Huy Cận nhưng
cũng dành nhiều câu chữ cho việc đánh giá Lửa thiêng. Ông nhận xét Lửa
thiêng có phần khắt khe hơn. Ông nhận xét thơ tả cảnh của Huy Cận vẫn còn
mang nét chung “cái cảm giác loài người từ thiên cổ mà thi nhân bao lần ca
ngợi. Huy Cận nghệ sĩ ở chỗ đó nhưng cũng thiếu cái đặc sắc ở chỗ đó; Vũ
Ngọc Phan cũng cho rằng thơ tả tình của Huy Cận không có những câu “nồng
nàn, tha thiết, nóng bỏng như thơ Xuân Diệu”, “không nhớ nhung đắm đuối
như thơ Lưu Trọng Lư”, lời tình tự của Huy Cận “rất đẹp, rất êm đềm, nhưng
thật không phải những lời tha thiết tự tâm can”
Nhà phê bình văn học Hà Minh Đức cũng có rất nhiều bài viết về tác giả
Huy Cận nhưng ông cũng dành nhiều thời gian để nghiên cứu Ngọn lửa
thiêng trong đời và trong thơ. Ông cho rằng “ Thơ Huy Cận buồn, căn bệnh
tinh thần của một thế hệ không dễ thay đổi; nhưng nỗi buồn của Lửa thiêng
không mang nhiều nỗi riêng tư, không gắn với dục vọng, đam mê để rồi chán
chường tuyệt vọng. Vẫn có một mạch tình cảm trong trẻo, thiết tha gắn bó ân
cần với cuộc sống và nói như cách nói của tác giả sau này, đó là tâm trạng yêu
đời nên đau đời” (Một thời đại trong thi ca (Nxb Khoa học xã hội, HN, 1997).
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top