sweet_love_nna

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Văn học Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Khái quát bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Giới thiệu những đổi mới cơ bản về nội dung tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Trình bày một số phương diện đổi mới về nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong “Những vấn đề lý thuyết về tiểu thuyết và ngôn ngữ tiểu thuyết”
M.Bakhtine nhận định: “Tiểu thuyết là thể loại chưa định hình và đang phát triển”.
Đúng vậy, thế kỷ XX là thế kỷ phát triển của công nghệ thông tin, của truyền hình
nên đứng trước sức cạnh tranh đó, đã có nhiều người cho rằng đây là “dấu chấm hết”
của tiểu thuyết. Nhưng trải qua thời gian với những biến cố, sóng gió, đến nay tiểu
thuyết vẫn giữ vị trí quan trọng trong đời sống văn học của toàn nhân loại. Bởi nó có
những ưu thế mà không một thể loại nào có được, tiểu thuyết được xem là thể loại
“năng động” nhất, là hình thức tự sự cỡ lớn, vừa có khả năng tái hiện sâu rộng bức
tranh hiện thực đời sống vừa có khả năng đi sâu khám phá đời tư, tâm hồn con người
một cách “tinh vi” nhất…Như vậy, tiểu thuyết ngay từ khi ra đời cho tới nay, nó vẫn
luôn là thể loại “mới mẻ” với những tìm tòi khám phá để tìm ra “bức chân dung” của
mình và “Trong cuộc kiếm tìm và hướng tới sự đổi mới, điều quan trọng là phải thấy
được sự cần thiết phải thay đổi bản thân khái niệm của tiểu thuyết dẫn đến sự thay
đổi của bản thân khái niệm về văn học cùng với sự phát triển của nó” (Theo
M.Butor).
Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 đặc biệt sau đổi mới năm 1986 có những bước
chuyển biến lớn lao, là “thời của tiểu thuyết” (Nguyễn Huy Thiệp). Nền tiểu thuyết
Việt Nam xuất hiện nhiều cây bút xuất sắc như Lê Lựu, Chu Lai, Ma Văn Kháng,
Nguyễn Xuân Khánh, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh...với nhiều tác phẩm giá trị đã đóng
góp tích cực vào quá trình đổi mới văn xuôi Việt Nam đương đại. Từ thập niên 90
của thế kỷ XX đến những năm đầu của thế kỷ XXI, văn học Việt Nam xuất hiện một
trào lưu tiểu thuyết mới với những thể nghiệm đáng ghi nhận tiểu biểu như Hồ Anh
Thái, Võ Thị Hảo, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương...
Tiểu thuyết đương đại Việt Nam, như nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch nhận
định “Nếu cần lựa chọn một hiện tượng tiêu biểu nhất của tiểu thuyết Việt Nam
đương đại, ưu tiên số một chắc chắn là những sáng tác của Nguyễn Bình Phương. Là
sản phẩm thành công nhất của trường viết văn Nguyễn Du, kiên định trong những ý
tưởng nghệ thuật, các sáng tác của anh kết tụ nhiều vấn đề có ý nghĩa tiêu biểu cho
tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ hậu chiến cả trên bình diện mỹ học lẫn kỹ thuật sáng tác
và mô hình tiểu thuyết. Đại diện cho một nỗ lực vượt thoát khỏi quan niệm giản đơn
về mỹ học phản ánh luận, đã diễn ra một sự thay đổi về bản chất trong mối quan hệ
hiện thực – sáng tác văn học trong những tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương” [43].
Với tài năng và sự tự tin, Nguyễn Bình Phương đã khẳng định mình với một
lối đi riêng. Bằng những cách tân, sáng tạo độc đáo, anh đã thay đổi được quan niệm
tiếp cận của độc giả và tạo nét mới cho tiểu thuyết Việt Nam. Lựa chọn và tìm hiểu
đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt
Nam đương đại, chúng ta sẽ tìm ra một cách nhìn lịch sử - xã hội cụ thể về một
khuynh hướng mới, đó cũng là sự đi sâu nghiên cứu tìm hiểu để nắm vững hơn
phong cách cá nhân cũng như sự phát triển, đổi mới của nền tiểu thuyết Việt Nam
đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
Từ sau tác phẩm đầu tay Bả giời ( NXB Quân đội nhân dân, 1991), Nguyễn
Bình Phương cho ra đời đều đặn 6 cuốn tiểu thuyết làm nên tên tuổi như: Vào cõi
(NXB Thanh niên, 1991), Những đứa trẻ chết già (NXB Văn học, 1994), Người đi
vắng (NXB Văn học, 1999), Trí nhớ suy tàn (NXB Thanh niên, 2000), Thoạt kỳ thủy
(NXB Hội Nhà văn, 2004), Ngồi (NXB Đà Nẵng, 2006).
Cũng như các nhà văn trẻ cùng thời, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt
Hà, Thuận...Nguyễn Bình Phương đã nỗ lực, bứt phá tìm hướng đi mới cho tiểu
thuyết Việt Nam đương đại. Đi vào các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương ta thấy
một lối viết rất lạ, mới mẻ từ cách nhìn hiện thưc, tiếp cận nhân vật, sáng tạo cốt
truyện, xây dựng không – thời gian cho đến sử dụng ngôn từ... nhưng có một thực tế
là các tác phẩm của anh vào loại khó đọc, nếu như vẫn giữ lối mòn cũ là đi tìm cốt
truyện thì sẽ không thể tiếp nhận nổi các tác phẩm của anh. Chính sự khác lạ ấy đã
thu hút độc giả và giới nghiên cứu phê bình văn học. Các bài viết, chuyên luận
nghiên cứu về các sáng tác của anh được đăng nhiều trên các báo, tạp chí : Pháp luật,
Văn hóa, Văn nghệ trẻ, Tạp chí Hợp lưu..., trên các trang Webside như :
, , ,
. Bên cạnh đó còn có nhiều bài báo cáo khoa học, khóa
luận tốt nghiệp đại học, luận văn cao học đi vào nghiên cứu, tìm hiểu về Nguyễn
Bình Phương. Tiểu biểu như: Cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương – Khóa luận tốt nghiệp đại học năm 2010 của Nguyễn Thuý Hằng (Đại Học
KHXH&NV Hà Nội); Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương – Luận văn Thạc
sỹ năm 2010 của Nguyễn Thị Phương Diệp (Đại Học KHXH&NV Hà Nội); Nguyễn
Bình Phương với việc khai thác tiềm năng thể loại để hiện đại hóa tiểu thuyết – Luận
văn thạc sỹ năm 2006 của Hồ Bích Ngọc (Đại học Sư phạm Hà Nội); Tiểu thuyết
Ngồi của Nguyễn Bình Phương nhìn từ góc độ kết cấu – Luận văn thạc sỹ năm 2008
của Ngô Hoàng Giang (Đại học Sư Phạm Hà Nội)…: Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương – Luận văn thạc sỹ năm 2008 của Nguyễn Thị Ngọc Anh
(ĐHSP Thái Nguyên) ...
Từ những tài liệu nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương, có thể nhận thấy các
tài liệu quan tâm tới hai nội dung: Những bài viết đánh giá khái quát về tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương và những bài đánh giá cụ thể về từng tác phẩm.
1.Về những bài đánh giá khái quát tiêu biểu: Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác
của Nguyễn Bình Phương – Tác giả Trương Thị Ngọc Hân [18] đã đưa ra những nhận
định khái quát: “Đi vào tác phẩm của Nguyễn Bình Phương, ta nhận thấy một lối viết
rất riêng biệt, mới mẻ từ cách nhìn hiện thực, tiếp cận nhân vật, sáng tạo cốt truyện,
xây dựng không gian thời gian cho đến sử dụng ngôn từ”, “sự kết hợp nhuần nhuyễn
ba nhân tố: nỗ lực nội tại của nhà văn, một cảm quan mới về hiện thực và bắt gặp
đúng dòng mạch đổi mới văn học trên thế giới, đã tạo nên những nét khác biệt giữa
ngòi bút của Nguyễn Bình Phương so với các cây bút văn xuôi hiện nay”.
Trong Tiểu thuyết hậu hiện đại sự hội ngộ của các tư duy tiểu thuyết hiện đại trong
tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương – Nguyễn Phước Bảo Nhân đã đánh giá cao những nỗ
lực đổi mới của Nguyễn Bình Phương để đưa tiểu thuyết Việt Nam “bắt nhịp” cùng
tiểu thuyết đương đại thế giới: “Sáng tác của anh được xem là hiện tượng đáng chú ý
nhất trong tiểu thuyết Việt Nam hiện nay. Trong nhiều thử nghiệm nhằm khai thác tiềm
năng thể loại Nguyễn Bình Phương, có sự đổi mới về tư duy nghệ thuật. Nguyễn Bình
Phương là người tiếp biến nhiều nhất tư duy và nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện
đại so với các nhà văn cùng thế hệ. Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có sự hội tụ của
nhiều tư duy tiểu thuyết đương đại thế giới, trong đó đáng kể nhất là tiểu thuyết mới,
tiểu thuyết ngắn và tiểu thuyết hậu hiện đại” [50].
Phùng Gia Thế trong loạt bài :Cảm quan đời sống và những cách tân nghệ thuật
trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương [44]; Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương [45] quan tâm tìm hiểu những dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phương trên cả hai phương diện hiện thực, con người và cách tân nghệ thuật độc
đáo. Phùng Gia Thế cho rằng: “Nguyễn Bình Phương là nhà văn của cái đương đại.
Dầu có nói về quá khứ thì cảm quan cuộc sống của nhà văn vẫn tràn ngập hơi thở hôm
nay: sự đổ vỡ, khủng hoảng niềm tin, những vùng đau. Đọc Nguyễn Bình Phương,
người ta bàng hoàng đau đớn về thân phận con người. Tiểu thuyết của anh dung chứa
và thể hiện sinh động bao câu chuyện tâm thức của con người thời đại…Cái hấp dẫn
trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thể hiện trước tiên ở kiểu cảm quan đời sống
đặc thù biểu hiện qua thế giới nghệ thuật độc đáo”. Người viết còn đưa ra những đánh
giá có tính tổng quát về nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương: “đó là một
đám đông những con người hao hụt nhân tính, méo mó, đầy bản năng, dục vọng, nhiều
thói tật, bệnh hoạn. Họ miên man trong cõi sống mà không có lấy một điểm tựa. Họ
không có thủ lĩnh, sống trong sợ hãi, cô đơn và đáng thương”.
2. Đáng chú ý là những bài đánh giá cụ thể về từng tác phẩm của các nhà nghiên cứu,
phê bình Đoàn Cầm Thi, Thụy Khuê, Phạm Xuân Thạch nhưng chúng tui xin tập hợp
lại những ý kiến đánh giá của giới nghiên cứu, phê bình tập trung đặc biệt ở những tiểu
thuyết tiêu biểu như: Người đi vắng, Thoạt kỳ thủy, Ngồi.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top