kuhals

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
CHƢƠNG 1 BỐI CẢNH VĂN HÓA VĂN HỌC................................................13
1.1. Bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XVIII – đầu
thế kỷ XIX ..........................................................................................................13
1.2. Đời sống văn học .........................................................................................20
CHƢƠNG 2 QUAN NIỆM VĂN HỌC CỦA CAO BÁ QUÁT ..........................32
2.1. Thuyết tính linh trong tƣ tƣởng thi học cổ Trung Quốc.........................32
2.1.1. Tính linh thời Nam Bắc triều (Lưu Hiệp – Văn tâm điêu long)...............32
2.1.2. Quan niệm về tính linh ở thời Đường (Bạch Cư Dị) ...............................35
2.1.3. Thuyết tính linh thời Minh – Thanh (Viên Mai) ......................................36
2.2 . Quan niệm về tính linh trong tƣ tƣởng thi học Việt Nam thế kỷ XVIII......41
2.3. Từ thuyết tính linh đến quan điểm sáng tác văn chƣơng của Cao Bá Quát.45
CHƢƠNG 3 SÁNG TÁC CỦA CAO BÁ QUÁT ................................................56
3.1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến văn chƣơng Cao Bá Quát .....................56
3.1.1. Những nhân tố khách quan......................................................................56
3.1.2. Những nhân tố chủ quan..........................................................................57
3.2. Các dạng đề tài trong thơ Cao Bá Quát ...................................................58
3.2.1. Đề tài về nỗi nhớ gia đình, quê hương ....................................................58
3.2.2. Đề tài về tình yêu thiên nhiên đất nước ...................................................63
3.2.3. Đề tài gắn với niềm cảm thông, thương yêu con người...........................67
3.2.4. Thơ bộc lộ nội tâm ...................................................................................70
3.2.5. Các dạng cảm xúc trong thơ Cao Bá Quát .............................................72
3.3. Thể thơ và ngôn ngữ...................................................................................76
3.3.1. Thể thơ .....................................................................................................76
3.3.2. Ngôn ngữ..................................................................................................84
KẾT LUẬN ..............................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................97

1. Lý do chọn đề tài
Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX có
bước phát triển vượt trội cả về số lượng và chất lượng. Đây là thời kỳ xuất hiện
hàng loạt những tác giả lớn cùng những tác phẩm tiêu biểu cho một thời đại và cho
cả nền văn học. Trong đó có những tác giả trở thành “hiện tượng” văn học và gây
được sự chú ý. Văn học thời kỳ này có sự phát triển vượt trội như vậy chủ yếu là do
những tác động, ảnh hưởng của bối cảnh xã hội. Xã hội phong kiến Việt Nam cuối
thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX là xã hội phong kiến khủng hoảng, nội bộ tranh chấp,
khởi nghĩa nông dân diễn ra nhiều nơi. Xã hội ấy không còn đủ sức kiềm tỏa con
người trong những khuôn khổ nhỏ hẹp của đạo đức nho gia. Mặt khác, sự tiếp xúc
bước đầu của văn hóa phương tây với những điều xa lạ với văn hóa phương đông
truyền thống tạo cơ hội cho con người thời kỳ này có điều kiện tiếp thu với nhiều
điều mới mẻ. Tuy vậy không thể không nhắc tới sự ảnh hưởng của những yếu tố
trong nền văn hóa Trung hoa, nhất là trong văn học. Tất cả tạo nên xu hướng coi
trọng tình cảm, coi trọng sự chân thực, tự nhiên của cảm xúc là nét chủ đạo trong
văn học Việt Nam thời kỳ này. Văn học bộc lộ cái tui cá nhân cùng những cảm xúc
chân thật ở đầy đủ các trạng thái khác nhau thật mạnh mẽ và mãnh liệt mà những
giai đoạn trước không có được.
Lê Quý Đôn có thể coi là người đầu tiên đề cập đến vấn đề tình trong lý luận
thơ ca có hệ thống nhất và đặt mối quan hệ giữa ba yếu tố tình – cảnh – sự, trong đó
tình là quan trọng nhất. Các tác giả giai đoạn này cũng đề cập nhiều đến yếu tố tình
cảm trong thơ, thể hiện sự trân trọng tình cảm và cảm xúc chân thật. Trong thơ họ
xuất hiện nhiều cung bậc trạng thái khác nhau của cảm xúc, cái tui cá nhân được
khẳng định mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Như thế, sự chuyển biến trong lòng xã hội
kết hợp với những nhân tố bên ngoài đã thúc đẩy sự chuyển biến trong văn học, tạo
nền tảng cho sự biến đổi từ quan niệm con người thánh nhân quân tử trở về với con
người tự nhiên, trần thế trong văn chương. Các tác giả tiêu biểu cho khuynh hướng

trên như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn
Công Trứ..., không thể bỏ qua cái tên Cao Bá Quát.
Trong văn học trung đại Việt Nam, Cao Bá Quát là người đưa thuyết tính linh
lên đến đỉnh cao và thể hiện được điều đó trong sáng tác thơ ca của mình. Ông viết
trong Bài bạt tập thơ của Thương Sơn Công như sau: “bàn về thơ, tuy phải chú
trọng về quy cách nhưng làm thơ thì phải gốc ở tính tình. Nếu việc nào cũng bắt
chước cũ, câu nào cũng học theo người, đầu thôn tạm biệt đã hát câu “chén rượu
Dương Quan”, xóm gần qua chơi đã hát câu “tiếng gà điếm cỏ”. Nắn nót những lời
biến tái, lòe người là tuyệt điệu Gia Châu, chải chuốt các thể trong cung, tự phu là
văn nòi Thiếu Bá. Có thể nghìn bài chứa đầy bể khổ, trăm bài đã cạn ruột héo khô,
ham được khoe nhiều, không quan hệ gì tới tính linh cả...”. Cao Bá Quát phê phán
lối sáng tác sử dụng nhiều điển tích, điển cố, dùng nhiều đề tài và thể loại sáo mòn,
sự mô phỏng bắt chước tiền nhân thực chất là của hoàng phái nhà Nguyễn, nhưng
chính bản thân chủ thể sáng tạo lại trống rỗng, không có tư tưởng tình cảm chân
thực thì không có giá trị. Từ đó mà đi đến chỗ khái quát quan niệm của ông đề cao
tính chân thực của tình cảm, cảm xúc. Thực chất thuyết tính linh là lý thuyết đề cao
những tình cảm, cảm xúc chân thành, tự nhiên của con người. Trong đó chú ý tới
mối quan hệ giữa con người với ngoại cảnh. Ở đó con người sống với chính mình,
với những cảm xúc vốn có của con người. Đó là con người thật nhất, hiểu theo
nghĩa con người tự nhiên chứ không phải con người chức năng. Ông ngầm ý phê
phán lối thơ của hoàng phái nhà Nguyễn vì thiếu tình cảm cuộc sống, thiên về mô
phỏng, nệ cổ và không có cá tính riêng. Chính những tình cảm, cảm xúc chân thật
trong thơ làm nên thời kỳ văn học đặc sắc với nhiều thành tựu.
Khi nhắc đến tác giả Cao Bá Quát, từ trước đến nay đã có nhiều công trình
nghiên cứu về con người, sự nghiệp, phong cách cùng những yếu tố thuộc quan
niệm sáng tác của ông. Tuy nhiên vẫn chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ và toàn
vẹn đặt trong một chỉnh thể từ bối cảnh văn hóa văn học ở thời kỳ mà ông sinh sống
để hiểu rõ hơn về quan niệm sáng tác, ý nghĩa mới mẻ, tích cực của những quan
niệm đó trên nền tảng bối cảnh đương thời. Song song với việc tiếp cận tác phẩm thì
việc tìm hiểu quan niệm văn học của ông có ý nghĩa quan trọng. Bởi lẽ nếu nắm

được những tư tưởng này chúng ta sẽ nắm được chìa khóa để tìm hiểu tác phẩm của
ông, sự thể hiện của nó trong nội dung và nghệ thuật để thấy được mối liên hệ trong
toàn bộ sự nghiệp văn chương của tác giả này, cũng như theo tiến trình lịch sử văn
học dân tộc.
Đề tài tập trung tìm hiểu hoàn cảnh văn hóa, quan niệm văn học (tập trung vào
thơ, bộ phận thể hiện hầu hết giá trị văn học) của Cao Bá Quát cùng ảnh hưởng của
quan niệm ấy đến đề tài, thể thơ và ngôn ngữ; nhất là thông qua việc nghiên cứu tìm
hiểu về lịch sử hình thành, phát triển của thuyết tính linh trong tư tưởng thi học
Trung Quốc để có thể đối sánh quan niệm văn học đề cao sự chân thật tự nhiên của
tình cảm, cảm xúc thơ Cao Bá Quát. Xét theo dòng chảy văn học dân tộc thì quan
niệm văn học này cùng những đóng góp trong sáng tác của ông được nhìn nhận sâu
sắc hơn, đồng thời với đó, xét theo mặt đồng đại cho thấy sự tiếp thu có chọn lọc
mang màu sắc văn hóa Việt trên cơ sở văn hóa - văn học Trung hoa.
Với những lý do trên chúng tui chọn đề tài “Mối quan hệ giữa quan niệm văn học
và sáng tác của Cao Bá Quát” nhằm góp thêm một chút sức lực vào khối lượng những
công trình nghiên cứu về Cao Bá Quát, góp phần tìm hiểu thấu đáo và sâu sắc về sự
nghiệp thơ ca của nhà thơ nổi tiếng này. Do thời gian hạn chế nên luận văn mới chỉ quan
tâm đến bối cảnh văn hóa văn học, quan niệm văn chương (hạt nhân là thuyết tính linh)
và sự thể hiện quan niệm trong sáng tác của Cao Bá Quát.
2. Lịch sử vấn đề
Việc nghiên cứu, tiếp nhận văn chương Cao Bá Quát chia làm hai giai đoạn:
trước và sau cách mạng tháng Tám - 1945. Trước cách mạng, tình hình nghiên cứu
về tác giả Cao Bá Quát nói chung, sự nghiệp văn học của ông nói riêng cũng được
chú ý. Nhìn chung các bài viết thường giới thiệu về tiểu sử, những nét khái quát về
cuộc đời và thơ văn của ông chứ chưa đi sâu nghiên cứu về tác phẩm. Một số bài
viết: Dật sử ông Cao Bá Quát (Đông Thanh tạp chí -1932), Thân thế và văn chương
hai ông họ Cao (tạp chí Văn học -1932), Một nhân vật tỉnh Bắc Ninh: ông Cao Bá
Quát (Nam Phong tạp chí -1934), Cao Bá Quát (tạp chí Tri Tân -1943)…

Từ năm 1945 đến nay, nhận thức về văn chương Cao Bá Quát được khơi dậy
và có những bước tiến không ngừng, từ thành tựu dịch thuật đến thành tựu nghiên
cứu (quan niệm văn chương và thực tiễn sáng tác thơ văn).
Dịch thuật góp phần không nhỏ trong việc đưa các tri thức về quan niệm văn
chương của Cao Bá Quát đến với độc giả và làm nền tảng cho những nghiên cứu
sau này. Việc dịch thuật bài viết thể hiện quan niệm văn học của Cao Bá Quát được
nói đến trong một số công trình tiêu biểu như: Từ trong di sản (1981), Người xưa
bàn luận về văn chương (1993), Mười thế kỷ bàn về văn chương (2007)… Tuy
nhiên trong việc chuyển dịch còn một số hạn chế. Việc giới thiệu các tác phẩm hoặc
các lời bạt, lời tựa thể hiện quan niệm văn học Cao Bá Quát chưa đầy đủ (trong
cuốn Người xưa bàn luận về văn chương, tác giả Đỗ Văn Hỷ chỉ tuyển dịch Bài viết
đặt sau tập thơ “Yên Đài Anh Ngữ”, tác phẩm mới thể hiện một phần trong quan
niệm văn chương của Cao Bá Quát), lược bỏ tên bài và việc giám định văn bản chưa
thống nhất. Ví như bài Nhờ du lịch muôn dặm mới tới được cái thần diệu của văn
chương trong cuốn sách Từ trong di sản đề tên của tác giả Phan Huy Vịnh. Sau này
trong cuốn sách Mười thế kỷ bàn luận về văn chương chỉnh lại với tên tác giả Cao
Bá Quát. Cuốn sách Từ trong di sản được coi là công trình tư liệu đầu tiên tập hợp
những ý kiến của cha ông ta bàn về thơ từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX, trong đó
trình bày tư liệu về quan niệm văn học của Cao Bá Quát khá hệ thống. Tuy nhiên
tác giả cuốn sách sử dụng nội dung trong bài để đặt tiêu đề cho cả bài đó là chưa
chính xác và dễ gây hiểu nhầm. Trong các lời bạt, lời tựa của Cao Bá Quát thường
không chỉ bao gồm một nội dung mà hàm chứa trong đó một số luận điểm khác
nhau, tập trung vào lý thuyết tính linh. Ví như việc lấy tên “Cái tệ của lối học khoa
cử” thay cho Bài tựa đề cuối tập thơ Thương Sơn Công là chưa đầy đủ vì nội hàm
quan trọng nhất của bài này là việc ông coi gốc của thơ là ở chữ tình, ở sự chân thật
của cảm xúc, phản đối lối thơ nệ cổ, bắt chước, từ đó mở rộng một số luận điểm
khác, trong đó có việc phê phán “cái tệ của lối học khoa cử”… Trên cơ sở tiếp thu
những thành tựu dịch thuật đã có, một số bài nghiên cứu về quan niệm văn học của
Cao Bá Quát đã xuất hiện. Luận văn của chúng tui cũng theo tinh thần trên, đồng
thời cố gắng khắc phục theo khả năng có thể những điều đã nói ở trên.
Trên phương diện văn bản, năm 1970 đánh dấu một bước tiến mới trong việc
nghiên cứu, xử lý và công bố các tư liệu thơ văn Cao Bá Quát với công trình Thơ
chữ hán Cao Bá Quát, gồm 156 bài thơ cả chữ Hán và chữ Nôm. Tác giả Nguyễn
Lộc đã đánh giá công trình này như sau: “chính nhờ giới thiệu rộng rãi thơ chữ hán
của Cao Bá Quát như thế nên việc đánh giá nhà thơ trong giới nghiên cứu cũng như
đông đảo công chúng mới ngày càng được chính xác...”. Từ năm 2000 trở lại đây
xuất hiện những công trình lớn thực hiện việc biên soạn, dịch thuật, giới thiệu tác
giả và tác phẩm Cao Bá Quát khá đầy đủ. Đáng chú ý là cuốn sách Cao Bá Quát
toàn tập (tập 1, tập 2) do tác giả Mai Quốc Liên chủ biên cung cấp nguyên văn chữ
Hán, phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ của 1.353 bài thơ chữ Hán (một số bài thơ
không có phần dịch thơ) và một số tác phẩm văn xuôi, truyện ngắn, thuyết, tự, văn
tế, câu đối; Cuốn sách Thơ văn Cao Bá Quát (2010) do tác giả Vũ Khiêu chủ biên
và viết lời giới thiệu trên cơ cở phát triển cuốn sách Thơ chữ hán Cao Bá Quát, có
bổ sung thêm một số bài thơ, văn xuôi, thơ phú nôm, giai thoại, đặc biệt nêu rõ thời
gian sáng tác thơ qua đó giúp người đọc nhìn nhận dễ dàng hơn đặc điểm thơ của
Cao Bá Quát trong từng thời kỳ. Cũng trong cuốn sách này trích dẫn một số bài
nghiên cứu tiêu biểu ở các thời kỳ, trên các khía cạnh khác nhau về quan niệm văn
chương, giá trị nội dung và nghệ thuật đưa đến cái nhìn toàn cảnh về sáng tác văn
chương của ông. Đây là những công trình có ý nghĩa quan trọng giúp người đọc tiếp
xúc đầy đủ và chính xác hơn với các sáng tác của Cao Bá Quát, tạo tiền đề thuận lợi
cho việc nghiên cứu toàn diện và sâu sắc sự nghiệp văn học của ông sau này .
Khi nhắc tới các công trình nghiên cứu về Cao Bá Quát phải nhắc tới công
trình Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam (1995) của tác giả Trần Ngọc Vương. Tuy
đây không phải là công trình chuyên biệt về Cao Bá Quát nhưng nó có ý nghĩa quan
trọng trong việc đánh giá về loại hình nhà nho mới bên cạnh những loại hình truyền
thống mà Cao Bá Quát là tiêu biểu. Qua công trình này, hình ảnh Cao Bá Quát –
nhà nho tài tử được nhìn nhận một cách sâu sắc, toàn diện trên những phương diện
mới, giàu sức thuyết phục. Tác giả Trần Đình Hượu trước đó và tác giả Trần Ngọc
Vương trong công trình này đã xác lập được cái nhìn khoa học trên cơ sở khảo sát
các tác giả, trong đó có Cao Bá Quát để nêu ra những đặc trưng có tính loại hình
học của một kiểu tác giả giai đoạn văn học thế kỷ XVIII - thế kỷ XIX. Đây là hướng
tiếp cận đầy triển vọng cho phép đi sâu nghiên cứu Cao Bá Quát trên nhiều bình
diện mà trước hết là một Cao Bá Quát với tư cách là một tác gia văn học tiêu biểu
cho một loại hình là nhà nho tài tử, một khuynh hướng văn học đặc sắc trong văn
học Việt Nam trung đại.
Trên phương diện nghiên cứu quan niệm văn học của Cao Bá Quát có những
bài viết, công trình nghiên cứu đáng chú ý. Tác giả Trần Đình Sử trong bài nghiên
cứu Đôi điều về quan niệm văn học của Cao Bá Quát trên tạp chí Nghiên Cứu Văn
học, số 11 – 2008 tuy không trực tiếp bàn về thuyết tính linh nhưng đã đề cập về
một số khía cạnh của thuyết tính linh trong thơ văn Cao Bá Quát như: coi trọng chữ
tình trong văn chương, phê bình thơ thiếu cá tính sáng tạo, chủ trương làm văn lòng
phải chân thật, tự nhiên. Tuy nhiên tác giả vẫn đánh giá quan niệm văn chương của
Cao Bá Quát “về cơ bản là quan niệm văn học nho gia” và tác giả mới nêu “đôi
điều” về quan niệm văn học chứ chưa đi sâu phân tích để thấy tính hệ thống trong
quan niệm của Cao Bá Quát. Tác giả Nguyễn Tài Thư có bài Quan điểm sáng tác và
nghệ thuật thơ ca của của Cao Bá Quát chỉ ra một số luận điểm trong quan niệm
văn chương của Cao Bá Quát (gốc của thơ là tư tưởng, tình cảm người sáng tác
(tính tình là gốc của thơ); thơ ca cần hình thức đẹp nhưng ông phản đối chủ nghĩa
hình thức và lối sáng tác cầu kỳ kiểu cách; ý thức về việc kế thừa tinh hoa dân tộc
nhưng cần biến hóa trong quá trình sáng tác…). Tác giả Nguyễn Tài Thư đã chứng
minh quan điểm văn chương trên thể hiện trong phong cách tư tưởng, sắc thái tình
cảm và ngôn ngữ hình tượng trong thơ của Cao Bá Quát nhưng do chưa thoát khỏi
những quan niệm truyền thống nên chưa khai thác hết giá trị mới mẻ trong quan
niệm văn chương của Cao Bá Quát, cũng như chưa chỉ ra được mối quan hệ giữa
quan niệm với nội dung mà Cao Bá Quát thể hiện trong thơ. Hơn nữa tác giả cho
rằng quan niệm văn chương Cao Bá Quát có được chủ yếu là do tư tưởng tự tin,
sáng tạo của chính tác giả mà bỏ qua vai trò của yếu tố quan trọng là sự tiếp thu lý
luận văn học Trung hoa.
Tác giả Nguyễn Thanh Tùng có bài nghiên cứu Vài nét về thuyết tính linh
trong tư tưởng thi học Việt Nam thời trung đại trình bày khá hệ thống quan niệm về
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong chủ nghĩa Mác- Lênin Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm của triết học Mác về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Môn đại cương 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa thanh khoản cổ phiếu và tỷ lệ chia cổ tức của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top