nhoxbaby1327

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

1. Lí do chọn đề tài 3
2. Lịch sử vấn đề 5
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. 8
3.1. Đối tượng nghiên cứu. 8
3.2. Phạm vi nghiên cứu. 9
4. Phương pháp nghiên cứu. 9
5. Cấu trúc luận văn. 9
CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT LÊ LỰU TRONG BỐI CẢNH CHUNG
CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 10
1.1 Khái lược chung về tiểu thuyết 10
1.1.1 Khái niệm tiểu thuyết 10
1.1.2 Đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết 11
1.2. Bức tranh toàn cảnh về tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975 15
1.2.1 Từ sự đổi mới tư duy nghệ thuật… 16
1.2.2 …Đến quá trình đổi mới hình thức nghệ thuật 19
1.3. Hành trình sáng tác và những đóng góp của Lê Lựu 24
CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
LÊ LỰU THỜI KÌ ĐỔI MỚI
321
2.1 Giới thuyết về không gian nghệ thuật32
31
2.2 Các dạng thức, mô hình không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê
Lựu 33
2.2.1 Không gian bối cảnh xã hội 33
2.2.1.1 Không gian nông thôn cùng kiệt khổ, lam lũ, tăm tối 33
2.2.1.2 Không gian phố phường chật hẹp, bức bối, ngột ngạt 42
2.2.2 Không gian tâm tưởng 51
2. 3 Cách thức biểu hiện không gian nghệ thuật.
598
2.3.1 Tổ chức không gian theo nguyên tắc tương phản 58
2.3.2 Sự luân chuyển không gian 61
CHƯƠNG 3: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LÊ
LỰU THỜI KÌ ĐỔI MỚI.
665
3.1 Giới thuyết về thời gian nghệ thuật
665
3.2 Các dạng thức biểu hiện của thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê
Lựu 68
3.2.1 Thời gian lịch sử - sự kiện 68
3.2.2 Thời gian đêm 73
3.2.3 Thời gian tâm tưởng đa tuyến 78
3.3 Cách thức biểu hiện thời gian nghệ thuật
832
3.3.1 Tổ chức thời gian theo cách đảo ngược 82
3.3.2 Tổ chức thời gian theo cách tương phản 83
3.3.3 Kết hợp thủ pháp "đón trước" và "ngoái lại" 86
3.3.4 Tổ chức thời gian trong sự kết hợp với không gian nghệ thuật 90
PHẦN KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
1.1. Nếu sự kiện cách mạng tháng Tám năm 1945 được coi là “cuộc tái
sinh màu nhiệm” của dân tộc Việt Nam thì mốc lịch sử 1986 có thể được coi
là sự đổi thay kì diệu của hiện thực đời sống chính trị, xã hội và văn hóa. Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã “cởi trói” những quan niệm nghệ thuật
không còn phù hợp với thời đại, để tài năng nghệ sĩ được tự do tung cánh. Sự
đổi mới ấy đã đem đến cho Văn nghệ một luồng sinh khí mới. Đã không ít
cây bút mới xuất hiện với những cảm hứng và quan niệm nghệ thuật mới ra
đời như: Lê Lựu với Thời xa vắng, Ma Văn Kháng với Mùa lá rụng trong
vườn, Nguyễn Khắc Trường với Mảnh đất lắm người nhiều ma, Chu Lai với
Ăn mày dĩ vãng, Dương Hướng với Bến không chồng, Bảo Ninh với Thân
phận của tình yêu …Các nhà văn đã lựa chọn thể loại tiểu thuyết làm phương
tiện phản ánh hiện thực cuộc sống và bày tỏ quan điểm nghệ thuật của mình.
Bởi thể loại này chiếm vị trí hết sức quan trọng trong các loại hình văn xuôi
nghệ thuật, là hành trang chủ yếu của các cây bút văn xuôi, là dấu hiệu trưởng
thành của một nền văn học. Tiểu thuyết được coi là “máy cái” của văn học.
1.2. Lê Lựu là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi Việt
Nam thời kì đổi mới (1986). Tính đến nay ông đã góp vào nền văn học nước
nhà hàng chục tác phẩm có giá trị (gồm cả truyện ngắn và tiểu thuyết)… Ông
là nhà văn quân đội đã “thử bút” trên nhiều thể loại: báo chí, phóng sự, bút kí,
tiểu thuyết, truyện ngắn…Nhưng cá tính sáng tạo của Lê Lựu chủ yếu in đậm
trong thể loại tiểu thuyết. Không khí đổi mới tư duy trong sáng tạo nghệ thuật
đã hướng ngòi bút Lê Lựu đi sâu vào cảm hứng thế sự đời tư, thấm đẫm nhân
tình thế thái và thân phận cá nhân thông qua tình yêu, hôn nhân, mối quan hệ
giữa con người với con người, giữa con người với hoàn cảnh xã hội trong
những thăng trầm của lịch sử, những biến chuyển của thời đại.
Sáng tác của Lê Lựu có nhiều đóng góp mới cho tiến trình văn học đổi
mới. Nhà văn đã xác lập cho mình một chỗ đứng vững chắc trên văn đàn bằng
các tác phẩm như: Mở rừng, Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy
sông, Hai nhà…trong đó có những tác phẩm đoạt giải của Hội nhà văn (Thời
xa vắng – 1986). Năm 2001, Lê Lựu là một trong số hiếm hoi những nhà văn
thế hệ chống Mĩ vinh dự được nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ
thuật với cụm tác phẩm: Người cầm súng, Mở rừng, Thời xa vắng. Lê Lựu
cũng là người có khả năng “thâm canh” tác phẩm của mình. Nhà văn đã
chuyển Thời xa vắng, Sóng ở đáy sông thành kịch bản phim. Điều này minh
chứng sức sáng tạo miệt mài, đồng thời khẳng định tài năng và bản lĩnh của
người nghệ sĩ Lê Lựu.
Trong lịch sử Văn học Việt Nam hiện đại, khi nói đến thành tựu của
văn học chống Mĩ và văn học thời kì đổi mới, giới nghiên cứu văn học không
thể không nhắc đến Lê Lựu và đặt ông vào vị trí xứng đáng của thế hệ nhà
văn trưởng thành trong chiến tranh chống Mĩ, là nhà văn “tiền trạm” của Văn
học Việt Nam thời kì đổi mới. Song không chỉ đi sâu khám phá về phương
diện nội dung tư tưởng, Lê Lựu còn có những đổi mới trên bình diện thi pháp
mà một trong số đó nghệ thuật kiến tạo không gian và thời gian nghệ thuật –
góp phần biểu đạt nội dung tư tưởng tác phẩm, đồng thời thể hiện những quan
niệm nghệ thuật của nhà văn. Lựa chọn đề tài: “Không gian và thời gian nghệ
thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới”, chúng tui mong muốn tiếp
cận một bình diện nghệ thuật để từ đó góp phần làm sáng tỏ phong cách nghệ
thuật Lê Lựu đồng thời để khẳng định những đóng góp của nhà văn nhìn từ
góc độ thi pháp.
2. Lịch sử vấn đề.
Lê Lựu khởi nghiệp bằng một số truyện ngắn và phóng sự, trong đó gây
được tiếng vang lớn là tác phẩm Người về từ đồng cói (đã được chuyển thể thành phim). Người đọc bị cuốn hút bởi cách diễn đạt mộc mạc, dung dị,
mang đậm hồn quê trong sáng tác của ông. Lê Lựu đồng thời cũng được giới
nghiên cứu, phê bình tiếp nhận và hi vọng. Nhà phê bình Ngô Thảo trong một
bài viết Về truyện ngắn Lê Lựu đã nhận định: “Lê Lựu là một người đang tìm
tòi. Truyện nào của anh cũng tìm được những nét tính cách mới, những
hướng khai thác vấn đề mới” [77, 227].
Bàn về truyện ngắn Người cầm súng, nhà nghiên cứu Bích Thu đã
khẳng định: “Có thể nói Người cầm súng như là cái mốc đánh dấu một chặng
đi mới của Lê Lựu trên con đường vào nghề, nó đã khơi mở được nguồn mạch
sáng tác của anh” [79].
Mặc dù vậy, ở thể loại truyện ngắn, Lê Lựu cũng chưa có nhiều thành
công. Từ năm 1975, nhà văn mới tìm được sự tương hợp với thể loại tiểu
thuyết. Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Lê Lựu là Mở rừng dường như chưa gây
được sự chú ý của dư luận. Điều này được lí giải bởi nhiều nguyên nhân: có
thể do không khí chiến thắng đã choán hết sự quan tâm của mọi người, hoặc
cũng có thể bởi không phải tác phẩm văn học nào từ khi mới ra đời cũng đã
được chào đón.
Mãi đến 1986, cuốn tiểu thuyết Thời xa vắng “trình làng” mới thực sự
gây xôn xao trong dư luận và được đánh giá là “một cọc tiêu tiền trạm” của
công cuộc đổi mới văn học. Tác phẩm này nhanh chóng thu hút được sự chú ý
của nhiều cây bút phê bình như Nguyễn Văn Lưu, Nguyễn Hòa, Phong Lê,
Vương Trí Nhàn, Bích Thu, Lê Thành Nghị… Có thể nói rằng Lê Lựu đã dám
nhìn thẳng vào sự thật khắc nghiệt, những góc khuất của hiện thực cuộc sống
để “nhận thức lại thực tại”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Lưu cho rằng:
“Tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu phản ánh sinh động và chân thực quá
trình chuyển biến trong nhìn nhận, đánh giá thực tại” [53, 588]. Ông cũng
khẳng định tài năng của Lê Lựu: “Phải là người nông dân cùng kiệt khổ mới viết

Luận văn ThS. Văn học Việt Nam -- Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Chương1: Trình bày khái lược chung về tiểu thuyết Lê Lựu trong bối cảnh chung của tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975. Chương 2: Nghiên cứu về không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới qua: Dạng thức, mô hình và cách thức biểu hiện không gian nghệ thuật. Chương 3: Giới thiệu về thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thời gian và không gian huyền thoại trong Trăm năm cô đơn của Gabriel García Márquez Văn hóa, Xã hội 0
D Khai thác mối quan hệ giữa hình học không gian và hình học phẳng trong giảng dạy toán ở THPT Luận văn Sư phạm 0
D Dạy học phát hiện và sửa chữa sai lầm trong giải toán hình học không gian cho học sinh trung học phổ Luận văn Sư phạm 0
G Phân tích thiết kế hệ thống thời gian thực và ứng dụng trong hàng không Luận văn Kinh tế 0
D Rèn luyện kĩ năng dự đoán và kiểm chứng cho học sinh trong dạy học Hình học không gian lớp 11 nâng c Luận văn Sư phạm 0
G Phân tích chi phí lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh thủ đô Luận văn Kinh tế 0
R Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Văn học 0
D Tính toán bảo vệ quá dòng cắt nhanh, quá dòng có thời gian và quá dòng thứ tự không cho đường dây cung cấp hình tia D1, D2 Luận văn Kinh tế 2
J Báo cáo bài tập lớn môn Đồ Hoạ - Đồ hoạ phẳng và Đồ hoạ không gian Công nghệ thông tin 0
S Dáng điệu nghiệm của các phương trình vi phân và phương trình sai phân trong không gian Banach Luận văn Sư phạm 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top