Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Văn học Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Trình bày vai trò của báo chí trong tiến trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỷ XX. Nghiên cứu về Đông Dương tạp chí trong tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam. Tìm hiểu những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh - chủ bút Đông Dương tạp chí cũng như những quan điểm và cách hành xử của ông trong bối cảnh lịch sử mới của đất nước và quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỷ XX
Trang
Phần 1 Mở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Cấu trúc của luận văn 7
Phần 2 Nội dung 9
Chương 1 Vai trò của báo chí trong quá trình hiện đại hóa văn học Việt
Nam 30 năm đầu thế kỷ XX
9
1. Diện mạo văn học Việt Nam 30 năm đầu thế kỷ XX 10
2. Vai trò của báo chí trong quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc 17
Chương 2 Vai trò của Đông Dương tạp chí trong tiến trình hiện đại hóa
văn học Việt Nam 30 năm đầu thế kỷ XX
33
1. Tiền đề, tôn chỉ mục đích và sơ bộ hệ thống chuyên mục của
Đông Dương tạp chí
33
2. Vai trò của Đông Dương tạp chí trong tiến trình hiện đại hóa
văn học Việt Nam 30 năm đầu thế kỷ XX
43
Chương 3 Vai trò của Nguyễn Văn Vĩnh-chủ bút Đông Dương tạp chí 62
1. Con người và sự nghiệp 62
2. Đánh giá về Nguyễn Văn Vĩnh qua thời gian 74
3. Tiểu kết về Nguyễn Văn Vĩnh 89
Phần 3 Kết luận 93
Phần 4 Tài liệu tham khảo 98
1. Lý do chọn đề tài
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là giai đoạn “ấn tượng” nhất trong suốt
chiều dài lịch sử của đất nước Việt Nam. Cuộc xâm lược của thực dân Pháp như
một cơn lốc xoáy dữ dội, lật tung đến từng “ngõ ngách sâu kín nhất” và cuốn tất
cả vào vòng xoáy ấy. Xã hội Việt Nam trên mọi bình diện, từ đời sống kinh tế,
chính trị, văn hoá cho tới nơi thâm căn cố đế, khó lung lay nhất, đó là tư tưởng,
tâm hồn con người đang rơi vào thảm cảnh thuộc địa hóa. Nhưng không buông
xuôi, người Việt Nam, đặc biệt là những thành phần cấp tiến lúc bấy giờ đã
“tiến hành một cuộc nỗ lực tìm kiếm thực sự”, trong khả năng có thể, để hướng
Việt Nam phát triển theo con đường riêng, mà theo nhà nghiên cứu Trần Ngọc
Vương nhận xét, thì đó là “Một cuộc vận động chuyển mình trong quằn quại
đau đớn và lột xác bắt buộc” nhưng sáng tạo đã diễn ra. Chính vì thế, khi đánh
giá về những “thành quả” đạt được trong giai đoạn lịch sử mang tính chất giao
thời nhạy cảm này, sự vận động chuyển mình của nền văn học Việt Nam càng
nổi bật và có ý nghĩa lớn lao. Những nỗ lực tìm kiếm trên phương diện văn học
đã dẫn tới thành tích “ngoạn mục”: Văn học Việt Nam chuyển từ nền văn học
trung đại mang tính khu vực sang nền văn học hiện đại mang tính toàn cầu, vận
động theo quỹ đạo hiện đại hóa của thế giới.
Chúng ta đều biết, văn học viết truyền thống kéo dài gần một thiên niên
kỷ (từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX), là nền văn học mang tính chất bác học, chủ
yếu dành cho tầng lớp quý tộc và trí thức nhà nho trong xã hội phong kiến, chỉ
phục vụ cho một những tầng lớp nhỏ hẹp nhất định. Đó là một nền quốc văn chủ
yếu sử dụng hệ thống văn tự chữ Hán được gắn với hệ tư tưởng Tam giáo, với
quan niệm “thi ngôn chí”, “văn dĩ tải đạo” cao xa mông lung, khiến đông đảo
quần chúng, đặc biệt là tầng lớp nông dân khó tiếp cận được.

Chính ở giai đoạn giao thời này, giữa bộn bề, hoang mang của một đất
nước đang bị xâm lược, các nhà Tân học đã nhận thức được sự cấp thiết lúc này
là phải có hệ thống văn tự phổ biến dành riêng cho dân tộc mình. Chữ quốc ngữ
sau khi được giới Tân học tích cực vận động, rồi được giới Cựu học “thông
quan”, đã có sức lan toả mạnh mẽ và sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Đa
số các công trình nghiên cứu về văn học đều khẳng định rằng: Sự phát triển của
nền văn học Việt Nam hiện đại được mở đường bởi chữ quốc ngữ, mà một
trong những công cụ, phương tiện để truyền bá chữ quốc ngữ một cách hiệu quả
nhất phải kể đến là báo chí. Như vậy, vai trò của báo chí trong việc truyền bá,
cổ động chữ quốc ngữ là vô cùng to lớn.
Không thể phủ nhận một sự thật lịch sử rằng, báo chí vốn được dự kiến
như là một trong những kế sách “nô dịch văn hoá tinh thần người bản xứ” của
người Pháp, những cây bút đầu tiên viết cho báo chí đa số đều được huấn luyện
từ các trường Pháp - Việt và ít nhiều được tiếp xúc với văn hoá Pháp. Thế
nhưng, bước sang những thập niên đầu của thế kỷ XX, với sự phát triển rầm rộ,
báo chí đã có sự “vượt thoát” ngoạn mục và trở thành một thứ “công cụ không
tự giác của lịch sử” góp phần quan trọng vào việc hình thành một nền văn học
Việt Nam hiện đại viết bằng chữ quốc ngữ. Phần lớn các nhà nghiên cứu đều
nhất trí: “Báo chí là nơi sưu tầm và giới thiệu văn học cổ Việt Nam, giới thiệu
văn học Pháp và văn học Trung Quốc”. Không chỉ là môi trường giới thiệu và
lưu giữ các tác phẩm văn học mà những khuynh hướng khác nhau, những luồng
tư tưởng, những quan niệm khác nhau về văn học đều được hiện diện và quy tụ
trên báo chí, đồng thời còn là nơi“Luyện tập câu văn và viết dần tác phẩm”.
Trong khoảng thời gian trên dưới một thế kỷ qua, dẫu có nhiều luồng ý kiến
khác nhau về việc định “công và tội” của báo chí, cũng như những người làm
chủ bút giai đoạn giao thời trong lịch sử nước nhà, thì vai trò của báo chí trong
quá trình hiện đại hoá văn học là không thể phủ nhận.

Cho tới nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của báo chí
theo hướng sưu tầm, khảo sát ở các trường hợp cụ thể hay các nhóm trường
hợp, tuy nhiên với trường hợp Đông Dương tạp chí và Nguyễn Văn Vĩnh thì ít
được đề cập tới. Vũ Ngọc Phan trong “Nhà văn hiện đại” đã phân tích, lưu ý từ
rất sớm rằng Đăng cổ tùng báo, Đại Việt tân báo, Nông cổ mín đàm… là những
tờ báo ra đời sớm nhất, còn ít có tính cách văn học, hay nếu có, cũng không
đáng kể, và việc truyền bá học thuật tư tưởng Âu Tây thì cũng mới đi những
bước khởi đầu, mang tính giới thiệu, làm quen. Phải đến khi Đông Dương tạp
chí và sau đó là Nam phong tạp chí ra đời thì “Quốc văn bắt đầu thịnh, bắt đầu
có cái giọng hoa mỹ, dồi dào và chú trọng về tư tưởng” và “phải nhờ hai nhóm
này, học thuật tư tưởng Đông, Tây mới được truyền bá một cách đúng mực
bằng quốc văn” [13;30]. Nhiều tác giả nghiên cứu văn học sử khác cũng đều có
cùng quan điểm thừa nhận: sự ra đời của Đông Dương tạp chí (năm 1913) là
“cột mốc” quan trọng đánh dấu mối quan hệ mật thiết giữa báo chí với văn học,
được xem là tờ báo mang tính chất chuyên ngành văn học đầu tiên của Việt
Nam, là nơi quy tụ được nhiều cây bút xuất sắc như: Tư Trung Thân Trọng Huề
(1869-1925), Bưu Văn Phan Kế Bính (1875-1921), Đông Châu Nguyễn Hữu
Tiến (1875-1941), Tiêu Đẩu Nguyễn Bá Trác (1881-1945), Trọng Hữu Nguyễn
Đỗ Mục (1882-1951), Lệ Thần Trần Trọng Kim (1882-1953), Ưu Thời
Mẫn Phạm Duy Tốn (1883-1924), Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939),
Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố (1889-1947), Thượng Chi Phạm Quỳnh (1892-
1945),… Đặc biệt phải nhắc đến Tân Nam Tử Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936),
chủ bút của Đông Dương tạp chí, người “Với tư cách là linh hồn của nó đã làm
thay đổi một cục diện văn hoá và thúc đẩy nền quốc văn đi vào con đường
mới”, theo đánh giá của nhà nghiên cứu văn học - văn hóa Đỗ Lai Thuý.
Rõ ràng, nhìn lại một cách tổng quan về tiến trình hiện đại hoá văn học
thì Đông Dương tạp chí và chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh đóng góp một phần
không nhỏ. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, và có
hệ thống. Đó là do đó, chúng tui chọn đề tài “Đông Dương tạp chí trong tiến
trình hiện đại hoá văn học Văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỷ XX”,
để nghiên cứu trong luận văn này.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trần Đình Hượu cho rằng: “Trước 1913, báo chí chủ yếu giúp người đọc
làm quen với chữ quốc ngữ”, Thanh Lãng cũng nhấn mạnh “Từ năm 1913,
Đông Dương tạp chí đã làm xoay chiều văn học, đã đưa cái mới vào văn học,
làm cho hai thế hệ trước và sau khác hẳn nhau. Mà người lãnh đạo nó, linh hồn
của nó chính là Nguyễn Văn Vĩnh”, và như trên đã nói, Vũ Ngọc Phan khẳng
định khi Đông Dương tạp chí ra đời thì “Quốc văn bắt đầu thịnh, bắt đầu có cái
giọng hoa mỹ, dồi dào và chú trọng về tư tưởng”. Rõ ràng, năm 1913 - năm ra
đời của Đông Dương tạp chí, đương nhiên được công nhận là mốc đánh dấu
quan trọng trong tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam.
Thế nhưng, có một điều hiển nhiên rằng, sự xuất hiện của cái mới ban
đầu cũng khó được chấp nhận, nhất là trong thời điểm lịch sử nhạy cảm. Thêm
vào đó, theo như chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh, mục tiêu ra đời của Đông Dương
tạp chí là: “Phổ biến văn hoá Tây phương, cổ động học chữ quốc ngữ, giới
thiệu kiến thức thực nghiệp như canh nông, công nghệ và tuyên truyền cho
chính phủ bảo hộ”. Khi phân tích về những nội dung trong mục tiêu mà Đông
Dương tạp chí đề ra, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Trung nhận định: “Tất cả các
mục tiêu mà Đông Dương tạp chí đề ra đều giống với mục tiêu của phong trào
Đông kinh nghĩa thục, trừ việc tuyên truyền cho chính phủ bảo hộ”. Có lẽ vấn
đề chính trị nhạy cảm này chính là nguyên nhân khiến cho nhiều nhà nghiên cứu
khi đánh giá về vai trò của Đông Dương tạp chí cũng như những đóng góp của
Nguyễn Văn Vĩnh vẫn còn quá dè dặt hay chỉ lướt qua.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

HiHuu

New Member
Link bị hỏng rồi ạ.. có thể cho mình xin lại link được không ạ?
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top