Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Văn học Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu về người kể chuyện trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Trình bày nghệ thuật tổ chức cốt truyện và kết cấu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Phân tích ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

3.Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu ............................................. 12
4.Phương pháp nghiên cứu. .......................................................................... 13
5.Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 13
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................... 14
CHƯƠNG 1: NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN NGỌC TƯ .................................................................................. 14
1.1Giới thuyết về người kể chuyện trong tác phẩm tự sự .......................... 14
1.1.1 Khái niệm người kể chuyện......................................................................14
1.1.2 Vai trò, chức năng của người kể chuyện..................................................16
1.1.3 Người kể chuyện chi phối điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm tự sự.18
1.2 Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.. 19
1.2.1 Người kể chuyện lộ diện trực tiếp ở ngôi thứ nhất với điểm nhìn
bên trong............................................................................................................19
1.2.1.1 Cái tui tự kể về mình .............................................................. 20
1.2.1.2 Cái “tôi” kể chuyện người khác ............................................. 25
1.2.2 Người kể chuyện ẩn mình qua hình thức trần thuật từ ngôi thứ ba..........27
1.2.2.1 Kể theo điểm nhìn của chính mình ......................................... 28
1.2.2.2 Kể theo điểm nhìn của nhân vật.............................................. 30
1.2.3 Người kể chuyện toàn tri với điểm nhìn di động......................................32
CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ....................................... 36
2.1 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện ............................................................. 36
2.1.1 Khái niệm cốt truyện ................................................................................36 2.1.2 Tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.........................38
2.1.2.1 Cốt truyện truyền thống.......................................................... 39
2.1.2.2 Cốt truyện tâm lý.................................................................... 46
2.1.3 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ...56
2.1.3.1 Chi tiết nghệ thuật .................................................................. 56
2.1.3.2 Kết thúc mở gợi nhiều day dứt, trăn trở .................................. 59
2.2 Nghệ thuật tổ chức kết cấu. ................................................................. 61
2.2.1 Khái niệm kết cấu.....................................................................................61
2.2.2 Tổ chức kết cấu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư..............................64
2.2.2.1 Truyện thường có lời đề từ ..................................................... 64
2.2.2.2 Kết cấu đảo trật tự thời gian, sự kiện ...................................... 69
2.2.2.3 Kết cấu mở ............................................................................. 73
CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ ..................................................... 77
3.1 Ngôn ngữ trần thuật ............................................................................ 77
3.1.1 Giới thuyết về ngôn ngữ trần thuật trong tác phẩm tự sự.........................77
3.1.2 Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.......................79
3.1.2.1 Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ .................................................. 79
3.1.2.2 Tính chất đa thanh trong ngôn ngữ trần thuật.......................... 82
3.2 Giọng điệu trần thuật........................................................................... 88
3.2.1 Giới thuyết về giọng điệu trần thuật trong tác phẩm tự sự.......................88
3.2.2 Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ....................89
3.2.2.1 Giọng điệu trữ tình – lo âu, khắc khoải................................... 89
3.2.2.2 Giọng điệu dân dã, mộc mạc................................................... 94
KẾT LUẬN................................................................................................ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 103
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ của vùng đất tận cùng Tổ quốc. Chị
sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau trong một
gia đình nông dân. Sau hơn mười năm cầm bút, chị đã trở thành một hiện
tượng độc đáo khiến bạn đọc trong nước và ngoài nước quan tâm. Người
con đất Mũi, người con gái miền Tây xuất thân từ nông dân bằng tài năng
của mình đã góp phần làm sống động nền văn học đương đại. Nhà văn Dạ
Ngân đã tâm sự: “tui nhớ mãi cảm giác của người trong nghề, lại là dân
biên tập, tui nghĩ hình như mình đang tiếp cận một ngôi sao không biết nó
sẽ tỏa sáng đến đâu” (“May mà có Nguyễn Ngọc Tư” – Báo Văn nghệ).
Với Nguyễn Ngọc Tư “viết văn là một lựa chọn khó, đầy nhọc nhằn, nặng
nề, dằn vặt”. Nhiều khi nhà văn phải nuôi nỗi cô đơn “cô đơn là sự tối cần
của người viết, nó là một điều kiện hàng đầu của nhà văn” (Nguyễn Ngọc
Tư). Nhưng với tài năng thiên bẩm, với đam mê nghiệp văn, Nguyễn Ngọc
Tư đã gặt hái được những thành công liên tiếp. Thành công khởi nghiệp của
Nguyễn Ngọc Tư là tác phẩm Ngọn đèn không tắt, đạt giải 3 Báo chí trong
năm 1997. Năm 2000, chị nhận Giải nhất cuộc vận động sáng tác văn học
tuổi 20 lần II với tác phẩm Ngọn đèn không tắt. Ngay năm sau, chị được
trao tặng giải B giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam với tập truyện ngắn
Ngọn đèn không tắt. Cùng năm 2001, Nguyễn Ngọc Tư nhận tặng thưởng
dành cho các tác giả trẻ của Ủy ban toàn quốc liên hiệp các Hội văn học
nghệ thuật Việt Nam cho tập Ngọn đèn không tắt. Truyện ngắn Cánh đồng
bất tận là một trong mười truyện ngắn hay nhất năm 2005 do báo Văn nghệ
bình chọn. Hội nghị Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam lần thứ 6, khóa
VI (13-10-2006) đã quyết định trao tặng giải thưởng của Hội nhà văn Việt

Nam năm 2006 cho truyện Cánh đồng bất tận. Năm 2008, chị được Hội nhà
vănViệt Nam đề cử nhận giải thưởng Văn học ASEAN. Đây cũng là năm
đầu tiên Hội nhà văn đề cử trao giải cho một tác giả trẻ dưới 40 tuổi. Đó là
niềm vinh dự lớn đối với Nguyễn Ngọc Tư. Bên cạnh truyện ngắn, Nguyễn
Ngọc Tư còn sáng tác nhiều tản văn. Nhưng có thể thấy, ở lĩnh vực truyện
ngắn chị đang khẳng định được ưu thế của mình. Truyện của Nguyễn Ngọc
Tư vừa mang hơi thở của cuộc sống hiện đại vừa mang nét duyên của “trái
sầu riêng” Nam Bộ, có người thích, khen thơm, có người bưng mũi quay đi
vì chê nó nặng mùi. Tuy vậy, chúng tui nhận thấy truyện ngắn của chị thực
sự tạo được “hiệu ứng” với bạn đọc. Điều gì đã làm nên thành công vang
dội của một nhà văn trẻ tuổi ở những bước đầu tiên đến với văn chương
nghệ thuật? Muốn lí giải điều đó chúng tui đã chọn đề tài: Nghệ thuật tự sự
trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Đặc trưng của cách tự sự nói chung và truyện ngắn nói riêng là
nghệ thuật trần thuật. Nắm được những đặc điểm trần thuật sẽ giúp chúng ta
khám phá những tầng sâu kín, những vẻ đẹp độc đáo của truyện ngắn. Ở
lĩnh vực văn xuôi, truyện ngắn đang khẳng định được ưu thế. Với những
đặc điểm riêng, truyện ngắn có thể coi là một thể loại bắt nhịp nhanh với
những chuyển biến muôn màu của đời sống hiện đại. Nó là thể loại phát
triển phát triển nhất trong văn học đương đại, góp phần làm nên diện mạo chính
của nền văn học hôm nay. Việc tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong truyện
ngắn của một nhà văn trẻ như Nguyễn Ngọc Tư sẽ cho chúng ta thấy được
sự đóng góp của chị trong quá trình vận động chung của truyện ngắn Việt
Nam đương đại. Qua đó cũng cho người đọc một cái nhìn khái quát về
những chuyến biến mạnh mẽ cả về nội dung phản ánh và hình thức thể hiện
của thể loại truyện ngắn trong nền văn học hiện nay.

2. Lịch sử vấn đề
PGS.TS Lý Hoài Thu khi tổng kết sự vận động của các thể loại văn xuôi
trong thời kỳ đổi mới đã nhận xét “Bên cạnh tiểu thuyết, truyện vừa và
truyện ngắn (trung thiên tiểu thuyết và đoản thiên tiểu thuyết) trong các
thập niên vừa qua phát triển mạnh mẽ, có thể gọi là rực rỡ. Không phải
ngẫu nhiên mà người ta gọi đây là thời kỳ “lên ngôi” của truyện ngắn.
Điều này hoàn toàn có thể cắt nghĩa được bởi nhịp độ của đời sống công
nghiệp hiện đại, dưới sức ép từ phía các phương tiện nghe nhìn, truyện
ngắn đã phát huy được ưu thế của mình một cách hiệu quả”(Lý Hoài Thu,
Sự vận động của các thể loại văn xuôi trong văn học thời kỳ đổi mới, http:
//www. Tapchisonghuong. com. vn). Đã có cả một đội ngũ đông đảo các nhà
văn với sức trẻ, tài năng, họ đã tạo cho nền truyện ngắn Việt Nam đương
đại một vườn hoa nhiều màu sắc rực rỡ. Bên cạnh những tên tuổi quen
thuộc như: Sương Nguyệt Minh, Đỗ Bích Thúy, Phong Điệp, Nguyễn Thị
Châu Giang,… Nguyễn Ngọc Tư cũng là một nhà văn trẻ đầy tài năng. Là
một nhà văn được yêu mến không chỉ trong nước mà còn cả ở nước ngoài,
vì thế những bài viết tìm hiểu về truyện ngắn và tạp văn của chị thường
xuyên được đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Từ tập truyện ngắn
đầu tay năm 2000 Ngọn đèn không tắt đến tập truyện ngắn xuất bản năm
2010 Khói trời lộng lẫy, Nguyễn Ngọc Tư thực sự đã tạo nên “thương hiệu”
riêng cho mình trong nền văn học hiện đại. Khen có, chê cũng không ít
khiến cho việc tìm hiểu và nghiên cứu văn chương của chị càng hấp dẫn với
độc giả yêu văn.
Trên cơ sở tìm hiểu những bài nghiên cứu, phê bình, thảo luận về
Nguyễn Ngọc Tư, chúng tui xin điểm lại một số ý kiến bàn đến sáng tác của
Nguyễn Ngọc Tư có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài.

2.1 Lịch sử nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân cùng kiệt ở Cà Mau – vùng
đất phương Nam cuối cùng của Tổ quốc, mới mở mắt chào đời Nguyễn
Ngọc Tư đã quen với mùi hăng hăng của cỏ khi sa mưa, mùi nồng nồng oi
oi của đất, mùi thơm dậy từ nồi mắm chấm rau đồng,…Chị chỉ học hết lớp
chín phổ thông, cấp ba bổ túc, sống giản dị cùng người chồng thợ bạc chẳng
bao giờ đọc truyện vợ viết nhưng chị thực sự là một tài năng rực sáng của
Văn học Việt Nam đương đại. Chị cầm bút viết văn từ chính hiện thực quê
cùng kiệt với kênh rạch chằng chịt, con người đi lại đều trên mặt nước, một
bước cũng phải ghe xuồng.
Xuất hiện lần đầu tiên với truyện Ngọn đèn không tắt, Nguyễn Ngọc Tư
ngay lập tức chiếm được cảm tình của đông đảo độc giả bằng giọng văn nhẹ
nhàng, một tấm lòng trong trẻo, sự tài hoa mộc mạc đầy nắng gió phương
Nam. Từ sự hứng khởi ban đầu đó, người đọc tiếp tục chào đón những tập
truyện khác của chị như: Nước chảy mây trôi, Giao thừa, Cánh đồng bất
tận, Gió lẻ và chín câu chuyện khác và Khói trời lộng lẫy với một sự thích
thú đặc biệt.
Từ tập truyện ngắn đầu tay Ngọn đèn không tắt (2000), Nguyễn Ngọc
Tư đã sớm nổi tiếng. Mặc dù không gây xôn xao dư luận, nhưng tập truyện
ngắn đã chiếm được cảm tình của đông đảo bạn đọc và giới chuyên môn.
Khi viết bài “May mà có Nguyễn Ngọc Tư” đăng trên báo Văn nghệ, nhà
văn Dạ Ngân đã bộc bạch tâm sự: “Chính văn nghệ đã in cho tác giả này
một truyện đậm chất Nam Bộ dù truyện khá mảnh”. Cũng trên báo Văn
nghệ, nhà văn Dạ Ngân đã trả lời: “tui đã viết bài “Nguyễn Ngọc Tư như
thế nào?” bằng tâm trạng thú vị khi nhớ tới lời khen mà người ta từng
giành cho Solokhov: “trên bầu trời văn học nước Nga, một con đại bàng
non vừa cất lên đôi cánh mênh mông từ sông Đông”.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top