justpur

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Một số đặc điểm Truyện Kiều dưới cái nhìn của một người Pháp qua bài viết "Truyện Kiều và xã hội Á Đông" của René Crayssac

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Truyện Kiều là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng nhất của
Việt Nam. Nó ăn sâu vào căn cơ văn hóa dân tộc, nó đi vào lối sống, vào các
câu ca, vào cả trong tiềm thức của con người Việt Nam. Truyện là tác phẩm
đỉnh cao của truyện Nôm, được viết bằng nghệ thuật điêu luyện nhất, và cũng
chứa đựng những giá trị hiện thực, nhân đạo vô cùng sâu sắc. Nội dung chính
của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của
Thúy Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái “sắc nước hương trời” và
có tài “cầm kỳ thi họa”. Ngay từ khi ra đời, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã
khẳng định được vị thế của mình trong tâm hồn dân tộc Việt Nam. Tác phẩm
đã trở thành mảnh đất lí tưởng cho bao nhà nghiên cứu tìm tòi, “đào xới”.
“Truyện Kiều từng là niềm say mê lớn trong hàng trăm năm, đối với hàng
triệu người. Truyện Kiều sẽ mãi mãi là một niềm say mê lớn”. Theo thống kê
của Trần Đình Sử, có khoảng 661 bài viết về Truyện Kiều. Truyện Kiều từ
trước tới nay đã được nghiên cứu trên rất nhiều phương diện: khảo đính, chú
giải, tìm hiểu khám phá những giá trị nội dung và nghệ thuật, dịch và giới
thiệu ra nước ngoài...Trong quá trình tiến hành những nghiên cứu đó, các nhà
nghiên cứu chắc chắn không ít thì nhiều đều từng làm công việc so sánh.
Hiện nay, văn học so sánh đang là xu hướng phổ biến trong nghiên cứu
văn học, nhất là văn học trung đại. Vì trong mỗi thời kì văn học trung đại, các
nhà văn khi sáng tác dù bằng chữ Hán hay chữ Nôm cũng ít nhiều có sử dụng
nguồn văn liệu ngoại nhập. Văn hoá Trung Hoa và các nước quanh vùng trở
thành nguồn ảnh hưởng chủ yếu trong sáng tác của các nhà văn, nhà thơ Việt
Nam nói riêng và các nước đồng văn nói chung. Nghiên cứu văn học Việt
Nam, đặc biệt là văn học viết, không thể không có cái nhìn của văn học so
sánh. Vì chỉ có so sánh mới có thể khẳng định được mức độ sáng tạo, trình độ
văn hoá, bản sắc dân tộc thể hiện trong tác phẩm. Chỉ có so sánh như thế mới
thấy đâu là tư tưởng của Nguyễn Du gửi gắm trong Truyện Kiều, đâu là sự
ảnh hưởng của văn hoá, văn học các nước vào sáng tác của ông. So sánh áp
dụng trong nghiên cứu Truyện Kiều có thể diễn ra theo nhiều hướng như sau:
So sánh các văn bản Truyện Kiều; so sánh Truyện Kiều với các tác phẩm văn
học trung đại trong nước; hay so sánh Truyện Kiều với các hiện tượng văn
học nước ngoài…[58]. Bất cứ phương pháp so sánh nào cũng đều rất cần
thiết cho việc nghiên cứu, đánh giá Truyện Kiều.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu Truyện Kiều từ góc độ so sánh: So
sánh Truyện Kiều của Nguyễn Du với Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm
Tài Nhân; so sánh Truyện Kiều và Truyện Xuân Hương của Hàn Quốc, so
sánh Truyện Kiều và Truyện Evgeny Onegin của Pushkin…Nhưng so sánh
Truyện Kiều với văn học Pháp thì chưa có công trình nghiên cứu nào thật sự
có ý nghĩa. Bài viết “Truyện Kiều và xã hội Á- Đông” có lẽ là công trình
nghiên cứu Truyện Kiều từ điểm nhìn so sánh với văn học phương Tây (Pháp)
đầu tiên ở Việt Nam. René Crayssac đã đặt Truyện Kiều trong tầm nhìn so
sánh văn hóa, văn học Đông- Tây để đưa ra những kiến giải mới lạ về Truyện
Kiều. Bài viết này của Crayssac tuy đã ra đời hơn 90 năm nhưng với điểm
nhìn so sánh mới lạ, những kiến giải của ông vẫn gợi mở ra những hướng
nghiên cứu mới, hấp dẫn, mới mẻ, có giá trị nhất định trong việc tiếp nhận
Truyện Kiều. Cho đến nay chưa có một ai đi sâu phân tích cụ thể, chi tiết vấn
đề nêu ra trong bài viết này, có rất nhiều luận điểm bài viết đưa ra, có thể là
những hướng tìm tòi mới cho việc tiếp nhận tác phẩm Truyện Kiều.
Tính cấp thiết và cái mới của đề tài này chính là khai thác nhận thức của
một trí thức phương Tây nửa đầu thế kỷ XX về Truyện Kiều- Tập đại thành
của văn học dân tộc từ điểm nhìn văn học so sánh Đông- Tây. Qua đó ta cũng
thấy được ý nghĩa vô cùng to lớn của phương pháp so sánh tác phẩm qua so sánh liên văn hóa (chữ dùng của PGS.TS Trần Nho Thìn). Đồng thời, với
phương pháp so sánh này, luận văn cũng khái quát một số nét đặc trưng của
thi pháp văn học trung đại Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu, bàn luận Truyện Kiều theo hướng so sánh hiện nay
không còn là việc làm mới, đã có không ít công trình nghiên cứu lớn nhỏ bàn
về điều này. Nhưng các công trình này đều thể hiện cái nhìn của người Việt
Nam đương đại, mà ý thức về văn hóa và văn học dân tộc của lớp người Việt
đương đại có phần khác với điểm nhìn của các thế hệ phê bình văn học trước
Cách mạng tháng Tám. Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thắng
lợi đã mang lại sự tự tin và niềm tự hào dân tộc, từ đó, xuất hiện xu hướng tìm
kiếm và khẳng định văn học trung đại Việt Nam có sự tương đồng với những
gì có trong văn học phương Tây, ví dụ như sự hiện diện của chủ nghĩa hiện
thực, của con người cá nhân…
Ta cần nói thêm: khái niệm văn học trung đại dùng ở đây nhằm chỉ nền
văn học Việt Nam truyền thống, nằm trong khung thời gian từ thế kỷ X đến
hết thế kỷ XIX. Nhưng nếu chỉ gọi tên nền văn học này dựa vào khung thời
gian mười thế kỷ như vậy thì rất khó xác định bản chất của nó vì ở những
thập niên cuối thế kỷ XIX, đã manh nha những yếu tố của nền văn học hiện
đại, trước hết là những yếu tố của nền văn học viết bằng chữ quốc ngữ, nền
văn học báo chí. Theo Giáo sư Lê Trí Viễn thì có thể ông thuộc những người
đầu tiên sử dụng khái niệm này. Trong mục Khái niệm văn học trung đại của
sách Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, ông cho hay chính nhà nghiên
cứu người Nga Niculin đã là người trước nhất dùng khái niệm “văn học trung
đại”, một khái niệm dựa trên cơ sở văn hóa trung đại. “Văn học trung đại
nằm trong văn hóa trung đại. Cách gọi ấy phát xuất trước tiên từ bản chất
của văn học, sau đó mới tới lịch sử, chính trị, xã hội ngụ trong khái niệm
trung đại” [54, 672]. Nhận thức này đã được nhiều nhà nghiên cứu tán đồng
và khái niệm “văn học trung đại” cho đến hôm nay đã được sử dụng rộng
rãi. Trong một cuốn sách gần đây, nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn cũng giải
thích ý nghĩa của cách định danh này một cách cụ thể: “Văn học Việt Nam từ
thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX” trong sách này còn được định danh là văn học
trung đại. Cách định danh như vậy không chỉ vì sự ngắn gọn mà chủ yếu vì lý
do học thuật. Khái niệm trung đại tự nó đã ẩn chứa một nghĩa so sánh với
khái niệm hiện đại, giúp người đọc nhớ đến đặc trưng có tính loại hình của
văn học trung đại vốn mang những đặc điểm của văn học phương Đông so với
văn học hiện đại vốn là sản phẩm của giao lưu văn hóa, văn học giữa phương
Đông và phương Tây [45, 7].
Trở lại với nội dung luận văn, chúng ta đều biết: điểm nhìn của nhà phê
bình có ý nghĩa to lớn đối với nội dung những vấn đề mà nhà phê bình nêu
lên. Cũng với mục đích tìm hiểu đặc điểm của Truyện Kiều dưới góc nhìn so
sánh, nhưng một nhà phê bình người nước ngoài hẳn sẽ quan tâm đến những
vấn đề không hoàn toàn tương đồng với những quan tâm của nhà phê bình
trong nước. Vấn đề quan tâm trong luận văn này là điểm nhìn rất riêng của
một độc giả phương Tây về Truyện Kiều và về thi pháp văn học trung đại Việt
Nam trong thế đối chiếu giữa văn học phương Đông và văn học phương Tây.
Ai cũng biết những năm đầu thế kỷ XX là giai đoạn diễn ra tiến trình hiện đại
hóa nền văn học dân tộc. Trong mấy thập kỷ nửa đầu thế kỷ XX, giữa bối
cảnh ảnh hưởng văn hóa và văn học Pháp,nhà phê bình này đã chọn điểm
nhìn so sánh văn học trung đại Việt Nam với văn học phương Tây, lấy văn
học phương Tây làm hệ quy chiếu để đánh giá, phân tích văn học trung đại.
Cái nhìn so sánh Đông- Tây của ông đã đem đến những nhận thức rất khác lạ
về tác phẩm với các điểm nhìn khác. Qua bài viết của nhà phê bình này, người
ta đã phát hiện nhiều vấn đề của Truyện Kiều nói riêng và của nền văn học
trung đại Việt Nam nói chung nhờ có lý thuyết đọc của phương Tây mà cách
đọc theo lý thuyết phản ánh hiện thực cũ không thấy được. Tóm lại, tính cấp
thiết và cái mới của đề tài luận văn chính là khai thác những nhận thức của
một trí thức phương Tây nửa đầu thế kỷ XX về đặc trưng của văn học trung
đại Việt Nam (tác phẩm tiêu biểu “Truyện Kiều”) qua việc họ so sánh văn học
trung đại Việt Nam và văn học phương Tây, chủ yếu là văn học Pháp.
3. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý luận
- Lý luận văn học so sánh: Trước hết, luận văn điểm qua các ý kiến về văn
học trung đại của một số nhà phê bình Tây học giai đoạn 1900- 1945 trên cơ
sở liên hệ so sánh với văn học phương Tây, mà trước hết là văn học Pháp. Sau
đó, tìm hiểu, phân tích chi tiết bài viết “Truyện Kiều và xã hội Á Đông” của
René Crayssac dựa trên cơ sở so sánh văn hóa, văn học Đông- Tây. Qua phép
so sánh, luận văn chỉ ra một số đặc điểm của Truyện Kiều dưới điểm nhìn đặc
biệt của trí thức phương Tây, khái quát hơn là một số đặc trưng thi pháp trung
đại biểu hiện qua Truyện Kiều.
- Lý luận xã hội học: Mỗi tác phẩm văn học được viết lên trong một hoàn
cảnh xã hội nhất định và việc tiếp nhận bình phẩm tác phẩm ấy cũng thay đổi
theo từng giai đoạn lịch sử. Việc nghiên cứu tác phẩm từ góc nhìn xã hội học
sẽ cho ta những nhìn nhận đầy đủ nhất, cặn kẽ nhất về tác phẩm.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh văn hóa- văn học
- Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, bình luận văn học
- Phương pháp lịch sử xã hội: Chú ý đến ngữ cảnh lịch sử, mục tiêu văn hóa
cụ thể của nhà phê bình phương Tây khi nhận xét về Truyện Kiều và về văn
học trung đại Việt Nam nói chung.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

J_Tuan

New Member
Re: Một số đặc điểm Truyện Kiều dưới cái nhìn của một người Pháp qua bài viết

Nhờ bác up lại giúp em. Xin Thank :D
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát tính chất đặc trưng Von-Ampe của một số hợp chất có hoạt tính sinh học và ứng dụng Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Của Quá Trình Khoáng Hóa Một Số Hợp Chất Hữu Cơ Họ Azo Trong Nước Thải Dệt Nhuộm Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chế biến nước cam cô đặc Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu keo da láng Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cây Vàng tâm (Magnolia fordiana) làm cơ sở cho việc bảo tồn các loài thực vật quý hiếm Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây Trà hoa vàng tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu đặc trưng cấu trúc và khảo sát tính chất quang điện của PbTiO3 pha tạp một số ion kim loại chuyển tiếp Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây củ mài và khả năng nhân giống bằng hom củ trong giai đoạn vườn ươm tại rừng đặc dụng Copia Nông Lâm Thủy sản 0
D Định danh và phân loại một số loài cá nước ngọt phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long dựa trên đặc điểm hình thái và di truyền Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top