hoang_quan735

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Khái quát về xu hướng vận động của tieur thuyết Việt Nam đương đại, sự xuất hiện của tác giả Nguyễn Bình Phương trong dòng chảy cách tân tiểu thuyết (chủ yếu trong thời gian từ 1986 đến nay). Phân tích những cách tân về mặt kết cấu tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, chỉ ra cách tân nổi bật thể hiện sự thống nhất và vận động trong kỹ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương ở hai phương diện: thứ nhất là cách tân về kết cấu tiểu thuyết, thể hiện ở tính liên văn bản, tính xoắn kép và tính phân mảnh; phương diện thứ hai là sử dụng yếu tố kỳ ảo như là một thủ pháp trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, trong tổ chức không gian thời gian và trong hệ thống biểu tượng mang trầm tích văn hóa dân tộc và thế giới. Qua nghiên cứu này đề tài góp phần khẳng định đóng góp của Nguyễn Bình Phương trên con đường làm mới nghệ thuật tiểu thuyết
Luận văn ThS. Văn học Việt Nam hiện đại -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nguyễn Bình Phƣơng không phải là cái tên xa lạ đối với giới phê
bình nghiên cứu chuyên nghiệp, nhƣng với phần đông độc giả đây vẫn là
nhà văn chƣa đƣợc biết đến rộng rãi. Trong gần 20 năm, kể từ khi bƣớc vào
thế giới tiểu thuyết, Nguyễn Bình Phƣơng cho ra đời 7 tác phẩm (Bả Giời,
Vào Cõi, Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn, Thoạt
kỳ thủy, Ngồi). Ở nhà văn này ta bắt gặp những tìm tòi và lao động nghệ
thuật nghiêm túc nhọc nhằn. Tiểu thuyết của anh đều thống nhất về phong
cách đồng thời mỗi tác phẩm lại là một sáng tạo mới, cả về nội dung và kĩ
thuật văn xuôi.
Mặc dù đến nay Nguyễn Bình Phƣơng đã trở thành một hiện tƣợng
của giới phê bình, nhƣng tiểu thuyết của anh vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu
một cách đầy đủ và có hệ thống. Xung quanh việc nghiên cứu Nguyễn Bình
Phƣơng có những luồng ý kiến trái chiều, những nhận xét khen chê mang
đậm chất cảm tính, chủ quan.
Luận văn chọn đề tài “Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết
của Nguyễn Bình Phương” với mong muốn tìm ra những nét mới trong
nghệ thuật sáng tác tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng.Từ đó chỉ ra vị trí
cũng nhƣ đóng góp của tác giả trên hành trình nỗ lực làm mới tiểu thuyết
Việt Nam nói riêng, văn học Việt Nam nói chung.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Viết về Nguyễn Bình Phƣơng chủ yếu là các bài viết đƣợc đăng tải
trên báo điện tử và các báo, tạp chí chuyên ngành. Đáng chú ý có thể kể tới
bài viết sau:
“Một số điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương” Trƣơng
Thị Ngọc Hân, ( ) trong bài viết này, tác giả chỉ ra ba đặc
điểm lớn trong sáng tác của Nguyễn Bình Phƣơng, đó là: 1.cách chọn hiện
thực (chủ yếu nhà văn viết về những mảng tự sự nhỏ phân mảnh). 2.
Nguyễn Bình Phƣơng sử dụng lối kết cấu xoắn kép với nhiều mạch chạy
song song. 3.Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng. Có
thể khẳng định đây là những đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn
Bình Phƣơng, nhƣng do dung lƣợng có hạn nên bài viết mới chỉ dừng lại ở
mức độ giới thiệu các luận điểm chứ chƣa đƣợc triển khai phân tích sâu.
Thụy Khuê là một ngƣời có quan tâm đặc biệt đến sáng tác của
Nguyễn Bình Phƣơng. Hầu nhƣ tiểu thuyết nào của Nguyễn Bình Phƣơng
ra mắt độc giả, Thụy Khuê đều có những bài viết đầy tâm huyết và có
những ý kiến khá sắc sảo có giá trị nhƣ: về tiểu thuyết Những đứa trẻ chết
già Thụy Khuê cho rằng đây là cuốn tiểu thuyết mang đậm khuynh hƣớng
hiện thực huyền ảo với sự tồn tại của hai cõi âm – dƣơng, của những “điềm
báo”, với diễn biến của nhiều thế hệ sống chết giao nhau trên mảnh đất
Thái Nguyên. Thụy Khuê còn phát hiện đƣợc hiện thực của Người đi vắng
cùng với kết cấu đồng hiện về thời gian trong tác phẩm là một “hiện thực
linh ảo âm dƣơng, một thế giới bao quát gồm thiên nhiên, vật giới, hiện
tƣợng và con ngƣời”, do đó con ngƣời không còn có giá trị độc tôn nhƣ
trƣớc đồng thời chỉ ra chủ đề chính của tác phẩm là sự tha hóa của con
ngƣời. Với Trí nhớ suy tàn bài phê bình của Thụy Khuê lại tập trung nhận
diện những yếu tố của tiểu thuyết Mới trong tác phẩm. Trên cơ sở ứng
dụng lý thuyết về tiểu thuyết Mới ở phƣơng Tây, nhà phê bình khẳng định:
những dấu hiệu của tiểu thuyết Mới trong tác phẩm đƣợc ngƣời viết chỉ ra
bao gồm: tính “không tiêu biểu”, không xác định” của nhân vật, lối nói
“trống không” với những mệnh đề không có chủ từ và “hiện thực trong tác
phẩm là một hiện thực hiện sinh trong trí tƣởng tƣợng của nhà văn, nó đã
khác xa với hiện thực chụp ảnh thời Balzac”. Thụy Khuê lại nhấn mạnh
những điểm mới trong Thoạt kỳ thủy so với truyền thống: “Thoạt kỳ thủy
là cuốn tiểu thuyết khác thƣờng, khó đọc bởi lối hành văn và cấu trúc
truyện rất lạ, một thứ “thoạt kỳ thủy” trong văn chƣơng mang dấu ấn sáng
tạo (…) Những yếu tố vừa kịch, vừa phi kịch, vừa thơ vừa phi thơ chính là
những mấu chốt của tiểu thuyết”. Ở bài “Những đặc trưng của bút pháp
huyền ảo trong tiểu thuyết Ngồi”, Thụy Khuê cho rằng bút pháp huyền ảo
trong Ngồi của Nguyễn Bình Phƣơng là sự kết hợp của ba bút pháp: bút
pháp huyền ảo phi lý của F. Kafka, bút pháp huyền ảo siêu nhiên, bút pháp
huyền ảo tâm lý. Và tác giả cho rằng Nguyễn Bình Phƣơng sử dụng cái ảo
nhƣ một cách để khai thác hiện thực và tìm về sâu hơn bản chất con ngƣời.
Còn ở bút pháp huyền ảo siêu nhiên (có sự kết hợp với bản sắc dân tộc) tác
giả đánh giá đây là điểm chƣa thành công của Nguyễn Bình Phƣơng.
Ở những bài viết trên Thụy Khuê đã khảo sát khá kĩ các tác phẩm
của Nguyễn Bình Phƣơng và chỉ ra đƣợc những nét đặc trƣng nhất của từng
tác phẩm cụ thể. Đó là những phát hiện rất tinh tế và chính xác, góp phần
gợi mở hƣớng tiếp cận tác phẩm. Tuy nhiên, bài viết của Thụy Khuê cũng
có những chỗ tỏ ra áp đặt, suy diễn, chẳng hạn: “Tất cả những sắc này (đỏ
hay vàng ) dƣờng nhƣ đều mang những ngụ ý riêng, đều gắn liền với lịch
sử của đất nƣớc này”. Nhiều chỗ trong bài viết rơi vào cái nhìn chính trị
nhƣ: “Thoạt kỳ thủy khởi tố những cách dìu dăt trẻ thơ về những con
đƣờng chém giết, là hồi chuông cảnh tỉnh, báo hiệu những nguy cơ của
mảnh trần gian lấy bạo lực và dốt nát làm cẩm nang giáo dục con ngƣời”;
Hay “Khẩn là nhân vật đảng viên đầu tiên có những nhận thức nội tại về
mình. Khẩn cũng là ngƣời cán bộ cộng sản đầu tiên có cái nhìn hiện sinh về
bản thân và đất nƣớc. Khẩn còn là tình trạng khẩn cấp của con ngƣời cần
phải tìm hiểu mình trƣớc khi tìm hiểu và đánh giá ngƣời khác. Một cá thể,
một xã hội, không biết hay không muốn nhìn lại mình, thì sẽ dẫn đến đâu?
Đó là một trong những câu hỏi chính của tác phẩm.”[25]
Đoàn Cầm Thi tiếp cận tác phẩm của Nguyễn Bình Phƣơng từ cái
nhìn phân tâm học để chỉ ra chất vô thức sáng tạo và tình dục trong sáng
tác của Nguyễn Bình Phƣơng “Sáng tạo văn học: giấc mơ và điên (đọc
Thoạt kỳ thủy)” hay “Người đàn bà nằm: “Từ thiếu nữ ngủ ngày” đọc
Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương.” Bài viết của Đoàn Cầm Thi đã
nêu ra những nhận xét rất xác đáng”. “Vô thức chiếm vị trí trung tâm trong
Thoạt kỳ thủy, đƣợc diễn tả trong một văn phong chậm, ngắn, chính xác,
phản ánh một tƣ duy đang khảo sát, chiêm nghiệm. Đặc biệt, nó đƣợc xem
xét trong mối quan hệ với điên và mộng hai trạng thái trong vô thức hoạt
động tích cực nhất”. Tác giả cũng rất chú ý tìm hiểu ngôn ngữ điên của
nhân vật trong tác phẩm dựa trên sự đối sánh với các nhân vật điên đã có
trong văn học truyền thống. Bài viết có một liên tƣởng khá thú vị giữa
Thoạt kỳ thủy với Thơ điên của Hàn Mạc Tử.
Gần đây, trên Tạp chí Văn học (số 4/ 2008) có đăng một bài nghiên
cứu khá công phu về Nguyễn Bình Phƣơng của nhà nghiên cứu trẻ Đoàn
Ánh Dƣơng “Nguyễn Bình Phương lục đầu giang tiểu thuyết”. Tác giả đã
khảo sát và chỉ ra những đặc điểm nổi bật ở mỗi tác phẩm của Nguyễn
Bình Phƣơng nhƣ những “chi lƣu” nhỏ, đều có những độc đáo riêng. Đoàn
Ánh Dƣơng đặc biệt nhấn mạnh đến phƣơng thức kết cấu và phƣơng thức
huyền thoại trong sáng tác của Nguyễn Bình Phƣơng. Tác giả cho rằng có
sự “hợp lƣu” trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng, đó là nhà văn đã
thành công ở phƣơng thức kết cấu huyền thoại. Đây là một trong những bài
viết đƣợc đánh giá cao và gợi mở hƣớng đi khi tiếp cận tác phẩm của
Nguyễn Bình Phƣơng.
Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng trong bài “Người đi vắng, ai đọc Nguyễn
Bình Phương? Hay nỗi cô đơn của tiểu thuyết cuối thế kỷ” đã chỉ ra những
“cái mới” trƣớc hết ở việc tạo ra một hệ thống những ám ảnh của nhân vật.
Ông cho rằng tính chất hiện đại ở tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng thể hiện
ở lối kết cấu không có mở đầu cũng không có kết thúc, nhân vật không có
tiểu sử, ở lối kết cấu theo dòng tâm trạng và đặc biệt “huyền thoại hóa cuộc
sống đời thƣờng là một đặc điểm dễ nhận thấy trong tiểu thuyết của
Nguyễn Bình Phƣơng”. Tất cả những điều đó đƣợc Nguyễn Mạnh Hùng
đánh giá là “không chỉ lạ hóa nội dung và hình thức biểu hiện mà còn làm
một thay đổi lớn về thể loại tiểu thuyết không phải bằng lý luận mà bằng
hình tƣợng nghệ thuật”. Tác giả cho rằng chính điều đó khiến tác phẩm của
Nguyễn Bình Phƣơng khó tiếp cận độc giả khi thói quen thẩm mỹ cộng
đồng chƣa thay đổi.
Nguyễn Chí Hoan với bài viết: “Cấp độ hiện thực và sự hão huyền của
ý thức trong Thoạt kỳ thủy”, đã rất quan tâm đến kỹ thuật của cuốn tiểu
thuyết. Đó là các kết cấu lập thể, kết cấu thời gian đồng hiện, là lối hành
văn với sự giản yếu các câu văn “tạo ra một sắc thái tƣợng trƣng trùng hợp
rõ rệt với đối tƣợng mô tả - cái thoạt kỳ thủy”. Ông cho rằng mặt hạn chế
của tác phẩm là hiện thực của tác phẩm “bị kỹ thuật kết cấu kéo căng ra
quá mức, khiến cho tham vọng luận đề của cuốn sách trở nên giống nhƣ
một tham vọng khái quát bằng kỹ thuật dựng truyện hơn là những hoa trái
của một trải nghiệm suy tƣ thực thụ”.
Trong bài viết “Tiểu thuyết như là trạng thái tìm kiếm ý nghĩa đời
sống” đăng trên Báo Văn nghệ số 45, (11.2006), nhà nghiên cứu Phạm
Xuân Thạch cho rằng Ngồi là một cuốn tiểu thuyết xuất sắc, thể hiện độ
chín trong nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng: “Nó là một
cuộc mời gọi đặt đặt vấn đề phản tƣ về đời sống và ý nghĩa của đời sống.
Nó là một tiểu thuyết bắt ngƣời ta phải suy tƣ và làm điều ấy, nó xứng đáng
là một tiểu thuyết xuất sắc. Theo tác giả thì tiểu thuyết của Nguyễn Bình
Phƣơng là kiểu tiểu thuyết mới, phản tiểu thuyết hay chính xác hơn là
chông chênh trên bờ của một thứ phản tiểu thuyết.
Bên cạnh đó cũng có những bài viết trái chiều khi nhận xét về tiểu
thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng nhƣ bài của nhà phê bình Nguyễn Hòa:
“Một cách lý giải về thực trạng tiểu thuyết Việt Nam đương đại” cho rằng
những cố gắng cách tân của một số tác giả, trong đó có Nguyễn Bình
Phƣơng “chƣa làm nên những đột biến trong tƣ duy thể loại, vẫn chỉ là
những tìm tòi hình thức, mà nếu chuyên chú với hƣớng đi ấy, chƣa hẳn đã
có thành tựu”. Và “trong motip nhân vật bị chi phối bởi trạng thái bệnh lý
“tâm thần”, “điên” trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng có thể cung
cấp một cái nhìn “bất bình thƣờng” về cuộc sống và con ngƣời, nhƣng sự
trở đi trở lại của motip này đang đẩy tác giả tới nguy cơ đơn điệu nhàm
chán” [45;209]
Hàn Thủy trong bài Trăng đen - đọc Thoạt kỳ thủy của Nguyễn
Bình Phƣơng lại tỏ ra e ngại về mâu thuẫn giữa phạm vi ý nghĩa chủ đề của
tác phẩm với độ dài của cuốn sách: “Nếu đây là một cố gắng đi tìm kiếm
cái vô thức sâu thẳm và mênh mông của con ngƣời nói chung và con ngƣời
Việt Nam nói riêng thì với khung cảnh quá hạn hẹp của Thoạt kỳ thủy chƣa
thể gọi là Nguyễn Bình Phƣơng đã thành công. Có nhiều ngƣời không đồng
tình với ý kiến này bởi đối với tiểu thuyết hiện đại, sự dồn nén thông tin là
một đặc điểm nổi bật
Hay Nguyễn Đình Chính trong bài “Sẽ chẳng có ma nào đọc Ngồi”
cho rằng Ngồi là một bƣớc lùi trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng
và cho rằng Nguyễn Bình Phƣơng đã xây dựng nên những nhân vật nửa
ngƣời nửa ngợm.
Có thể nói, nhiều ý kiến trái chiều nhƣ vậy khi nhìn nhận đối với
sáng tác của một nhà văn, đặc biệt là đối với một “hiện tƣợng” có nhiều cái
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top