Florinio

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một trong những nhà văn xuất sắc của thế
kỷ XX, đặc biệt là trong giai đoạn 1930 – 1945. Những tác phẩm của Vũ Trọng
Phụng được sáng tác theo phương pháp hiện thực phê phán đã vẽ nên bức tranh
tương đối toàn diện về hiện thực xã hội Việt Nam thời thực dân nửa phong kiến.
Nhân vật của nhà văn sắc nét và rất đa dạng với đủ các tầng lớp người Việt Nam từ
nông dân, địa chủ, quan lại, công chức đến những kẻ vô giáo dục, lưu manh… Tiểu
thuyết Số đỏ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn và đó cũng là tác
phẩm tiêu biểu nhất cho nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng.
Vũ Trọng Phụng không phải là nhà văn đầu tiên sử dụng nghệ thuật trào
phúng trong các sáng tác của mình. Trong lịch sử văn học Việt Nam có rất nhiều
tác phẩm trào phúng hay có yếu tố trào phúng như truyện tiếu lâm, truyện Trạng
Quỳnh, truyện Trạng Lợn, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Nguyễn Khuyến, thơ Tú
Xương, thơ Tú Mỡ, thơ Đồ Phồn, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan v.v... Một
trong những nguyên nhân khiến văn học trào phúng rất phát triển ở Việt Nam có
thể là nhân dân Việt Nam hay cười, thích cười, biết cười, và giỏi nghệ thuật gây
cười. Họ là một dân tộc lạc quan, luôn có ý thức sử dụng tiếng cười để tống tiễn
thói hư tật xấu, để vượt qua những nỗi khổ nhục “cười ra nước mắt”. Nhưng đồng
thời tiếng cười cũng mang tính nhân loại nữa. Nước nào cũng có truyện cười,
truyện cười có mặt cả trong văn học bình dân và văn chương bác học. Cả thế giới
không nín được cười khi đọc Đônkihôtê, chàng hiệp sĩ xứ Mantra của Xécvantéc
hay khi xem các vở hài kịch của Sêchxpia, của Môlie… Như vậy, nghệ thuật trào
phúng vốn nảy sinh từ trong dân gian, nó “xưa như trái đất” vậy. Nhưng sắc thái
tiếng cười lại muôn hình muôn vẻ. Vũ Trọng Phụng là một nhà văn tạo được sắc
thái tiếng cười riêng, độc đáo cho mình. Số đỏ của ông là một tiếng cười như thế.
Vũ Trọng Phụng đã sáng tác Số đỏ với một bút pháp trào phúng, mỉa mai, châm
biếm có tần suất dày đặc làm nên sức mạnh của một khối bộc phá tung hê cái xã
hội thực dân nửa phong kiến ô trọc, rởm đời thời bấy giờ.
5
Ở Hàn Quốc cũng có nhiều tiểu thuyết trào phúng như Số đỏ xuất hiện vào
thời kỳ thuộc Nhật. Từ những sự gặp gỡ mang tính thế giới đó, chúng tui có thể
khẳng định nghệ thuật trào phúng là một yếu tố tất yếu để bộc lộ mâu thuẫn và
nghịch lý trong xã hội.
Trong luận văn này, tuy người viết không so sánh tiểu thuyết Số đỏ và
những tiểu thuyết trào phúng của Hàn Quốc nhưng sẽ tiếp cận vấn đề nghệ thuật
trào phúng bằng góc nhìn của một học viên nước ngoài, làm rõ nét đặc trưng nghệ
thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng, từ đó qua lăng kính tiểu thuyết Số đỏ sẽ soi
chiếu xã hội thực dân nửa phong kiến thời bấy giờ.
Chúng tui nhận thấy nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng rất độc đáo
và đặc sắc; chính vì muốn nhấn mạnh nghệ thuật trào phúng là một yếu tố đặc biệt
quan trọng làm nên Số đỏ, chúng tui đã đặt cho luận văn này cái tên: Tìm hiểu
nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước Cách mạng tháng Tám đến nay, vấn đề Vũ Trọng Phụng là một
trong những vấn đề gây nhiều bàn cãi trong giới nghiên cứu văn học. Đến nay chưa
hẳn đã ngã ngũ vì tác phẩm của nhà văn này quá phức tạp và chứa đầy mâu thuẫn.
Đến nay, việc nghiên cứu vấn đề về tác gia và tác phẩm Vũ Trọng Phụng cũng đạt
được nhiều bước tiến đáng kể nhưng để tránh sự trình bày không cần thiết, chúng
tui chỉ tập trung vào vấn đề nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng, nhất là
nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ. Bởi đây là những gợi ý trực tiếp cho
đề tài nghiên cứu của chúng tôi.
Có thể nói các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng có một số phận đặc biệt, phải
chịu bao thăng trầm trong quá trình nghiên cứu; ở vào những giai đoạn có sự biến
đổi xã hội sâu sắc, tác phẩm của ông càng lắm phen trồi sụt.
2.1. Giai đoạn trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945
Giai đoạn những năm trước Cách mạng tháng 8, “viết về Vũ Trọng Phụng
chủ yếu là những người bạn văn, đồng nghiệp của ông” [40, 12]. Năm 1936, sau
khi Vũ Trọng Phụng cho đăng tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ trên báo Hà Nội rồi tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng làm chấn động dư luận và đã trở thành một cơn “sốc”
trong văn học Việt Nam là vì tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đã được thể hiện sự
thật cuộc sống xã hội bấy giờ với cách nhìn mới mẻ. “Cách viết táo bạo của Vũ
Trọng Phụng, đặc biệt là viết về cái dâm ở nhiều nhân vật đã gây nên sự khó chịu
của một số người như Thái Phỉ và Nhất Chi Mai” [2, 16]. Qua bài Văn chương
dâm uế, Thái Phỉ đã nhận xét rằng tác phẩm của Vũ Trọng Phụng không chỉ nói
nhiều mà còn nói môṭ cách thái quá về cái dâm . Theo ông Thái Phỉ, văn chương
phải có tính nghệ thuật, phải thanh tú, tao nhã. Mặc dù miêu tả về một cái gì xấu xa
bẩn thỉu, nó phải đạt được đến chỗ hoàn toàn của nghệ thuật thì nó mới được gọi là
văn chương. Hơn nữa ông Thái Phỉ chê cả tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng lẫn văn
học Pháp: “Nhưng giá các cụ biết thưởng thức cái văn chương dâm uế ấy ở trong
văn học Pháp thì các cụ sẽ biết rằng ở người ta, tuy dâm uế mà vẫn là văn chương”
[1, 206]. Trong bài Dâm hay không dâm?, Nhất Chi Mai cho rằng Vũ Trọng
Phụng chỉ dùng những chữ bẩn thỉu để thể hiện xã hội u ám mà thôi chứ không
thấy một tia hy vọng nào cả để ra khỏi, khắc phục những hoàn cảnh này: “một nhà
văn nhìn thế gian qua cặp kính đen, có một bộ óc cũng đen và một nguồn văn càng
đen nữa” [40, 139]. Sau khi Vũ Trọng Phụng qua đời tháng 10 năm 1939, tạp chí
Tao Đàn số đặc biệt về Vũ Trọng Phụng (tháng 12 năm ấy) đăng bài viết phê bình
về nhà văn Vũ Trọng Phụng của những nhà văn tên tuổi: Tam Lang, Nguyễn Tuân,
Thanh Châu, Ngô Tất Tố, Trương Tửu, Lưu Trọng Lư... Ngay từ thời đó, các tác
phẩm của ông đã nhận phải những đánh giá trái chiều. Trong bài Địa vị Vũ Trọng
Phụng trong văn học Việt Nam cận đại (1939), Trương Tửu nhận xét ngòi bút của
Vũ Trọng Phụng rằng: “viết Giông tố, viết Làm đĩ, viết Số đỏ, viết Trúng số độc
đắc, hai cái tiểu thuyết tả chân đến tàn ác, hai cái tiểu thuyết trào phúng đến chua
xót” [27, 69]. Nhưng Vũ Ngọc Phan viết bài Một lối văn riêng, một người bút tả
chân sắc sảo, lỗi lạc (1942) lại phê phán nghệ thuật trào phúng rằng: “Số đỏ của
Vũ Trọng Phụng là một quyển tiểu thuyết hoạt kê, nhưng một lối hoạt kê không lấy
gì làm cao cho lắm” [27, 99], “Cái lối khôi hài của ông trong Số đỏ là một lối khôi
hài nông nổi, tuy nhạo đời, nhưng không căn cứ” [27, 99].
2.2. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến năm 1986
Trong suốt một thời gian dài sau 1945 tác phẩm của Vũ Trọng Phụng bị rơi
vào “nghi án văn học”. Phải chờ tới khi công cuộc đổi mới được tiến hành, vấn đề
Vũ Trọng Phụng mới dần được sáng tỏ. Trong bài Nhớ Vũ Trọng Phụng (1956),
Hoàng Cầm cho rằng, nhờ tác phẩm của Vũ Trọng Phụng nói chung, tiểu thuyết Số
đỏ nói riêng, chúng ta thêm hiểu bô ̣măṭ đểu cáng của xã hôị dưới chế độ phong
kiến nửa thực dân Pháp. Đồng thời Hoàng Cầm khẳng định và đề cao văn nghiệp
của Vũ Trọng Phụng: “chúng ta càng cần suy nghĩ về những điều Vũ Trọng Phụng
tuy chưa nói ra, nhưng đã ký thác trên giấy, đó là nguyện vọng được sống, được
xây dựng một xã hội tốt đẹp của con người” [27, 123-124]. Qua bài viết Vũ Trọng
Phụng và những tác phẩm của anh (1956), Nguyên Hồng chỉ ra cả những tích
cưc ̣ và han ̣ chế trong sáng tác của Vũ Tron ̣ g Phun ̣ g . Ông nhận xét Vũ Trọng Phụng
trong tiểu thuyết Số đỏ nhìn xã hội đương thời với con mắt mỉa mai , con mắt ấy
môṭ măṭ phát hiên ̣ ra những vấn đề hết sứ c tiêu cưc ̣ trong xã hôị đương thờ i nhưng


khác nhan ̃ quan ấy do chưa đón bắt đươc ̣ ánh sáng cách mạng nên mới chỉ có
phá mà chưa có xây : “không nắm được thực tế cách mạng, có sự sống thực tế đấu
tranh cách mạng, hiểu biết và nhìn thấy con đường đi của cách mạng” [27, 129].
Trong bài Vũ Trọng Phụng (1957), Trương Chính đã phân tích những tác phẩm
của Vũ Trọng Phụng như Giông tố, Vỡ đê... trong đó, ông nhân ̣ xét về Số đỏ như
sau: “Số đỏ là một thiên trào phúng trong đó ông có đưa ra một số hiện tượng quá
quắt về sự Âu hóa trên hình thức để mạt sát, cho nên ta thấy ông có vẻ đúng, nhưng
tư tưởng chủ đạo bao trùm cả tác phẩm thì có phần lệch” [40, 207]. Năm 1957,
Văn Tâm đã xuất bản một quyển sách nhan đề Vũ Trọng Phụng nhà văn hiện
thực. Chương VI của sách này là riêng về đặc trưng nghệ thuật của Vũ Trọng
Phụng. Ông đánh giá về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng là “không phải
chỉ nằm trên mức độ trào lộng thấp kém, pha trò một cách vô tư, phủ nhận những
nhân tố thứ yếu, cục bộ; mà chính đã tiến tới trình độ phúng thích: phá hoại toàn
bộ hệ thống, phủ định những đặc tính cơ bản của đối tượng, gây được sự hờn ghét,
lòng khinh bỉ đến căm thù trong độc giả” [41, 228-229]. Trong bài Vũ Trọng

Khái lược về trào phúng và giới thiệu về đặc điểm nghệ thuật của tiểu thuyết trào phúng nói chung và tiểu thuyết “Số Đỏ” của Vũ Trọng Phụng nói riêng. Tìm hiểu khái niệm về nhân vật trào phúng và đi sâu nghiên cứu về các tuyến nhân vật trào phúng trong tiểu thuyết “Số Đỏ” từ nhân vật trung tâm – Xuân Tóc Đỏ, đến các dáng nhân vật khác, cho đến nhân vật đám đông. Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống trào phúng trong tiểu thuyết “Số Đỏ”, đó là các: tình huống ngẫu nhiên, tình huống mang tính chất vô nghĩa lý của nhân vật, tình huống hiểu nhầm. Trình bày khái quát về đặc điểm ngôn ngữ và giọng điệu trào phúng trong tiểu thuyết “Số Đỏ”

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Diencdvp

New Member
link này bị hỏng các bạn ơi. Có link khác không cho mình với. Thank nhiều.
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top