Link tải luận văn miễn phí cho ae
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc sinh sống trên cùng một lãnh thổ.
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam sống đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn
nhau như anh em ruột thịt, trong đó có người Tày, Nùng.
Người Tày ở Việt Nam có số dân 1.626.392 người, là dân tộc có dân
số đứng thứ 2 trên đất nước; có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố. Người Tày cư
trú tập trung tại các tỉnh: Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn,
Thái Nguyên, Lạng Sơn (theo thống kê, năm 2009). Số người dân tộc Tày
ở Lạng Sơn là 259.532 người, chiếm 35,4% dân số toàn tỉnh và 31,5% tổng
số người Tày tại Việt Nam.
Tuy nhiên trong tỉnh Lạng Sơn số người dân tộc Tày ít hơn số người
dân tộc Nùng. Người Nùng ở Lạng Sơn là 314.295 người, chiếm 42,9%
dân số toàn tỉnh và 32,4% tổng số người Nùng tại Việt Nam. Địa bàn cư trú
tập trung ở các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái
Nguyên, Lạng Sơn.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử hình thành và phát triển, với đời
sống tinh thần phong phú, hòa nhập dân tộc Tày, dân tộc Nùng đã có sự
giao lưu hòa trộn văn hóa với nhau đặc biệt là trong các hoạt động hát
Then, Sli, Lượn… Những bài Then, Sli, Lượn… ấy đã làm nên nét đặc
trưng văn hóa rất riêng của núi rừng Việt Bắc đại ngàn.
Người Tày, người Nùng đã tạo nên một kho tàng văn hóa, văn nghệ
dân gian vô cùng phong phú, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể
khẳng định rằng những đặc trưng văn hóa mang tính truyền thống lâu đời
của hai tộc người Tày, Nùng là một trong những đặc trưng của Văn học
Dân gian và Văn hóa Dân gian trong cộng đồng các dân tộc trên đất nước
Việt Nam và đó cũng chính là một thành tố quan trọng của Văn hóa Dân
gian (folklore)
Văn học Dân gian từ lâu đã được các nhà sưu tầm, nghiên cứu tìm
hiểu và cho ra đời nhiều công trình có ý nghĩa lớn. Tuy nhiên việc sưu tầm,
nghiên cứu và tìm hiểu Văn học Dân gian của người dân tộc thiểu số vẫn
chưa được quan tâm nhiều. Thậm chí những đặc trưng Văn học Dân gian
của người Tày, người Nùng như hình thức cúng bái trong các nghi lễ hát
Then, thầy Mo, thầy Tào làm phép trong các đám ma người chết, gọi hồn
49 ngày, cầu xin đẻ con trai…một thời gian đã bị coi là hình thức mê tín dị
đoan, hủ tục của người dân tộc.
Cho đến những năm gần đây khi Đảng và Nhà nước mở rộng chính
sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
đồng thời bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống của người dân tộc thiểu
số thì các giá trị truyền thống của họ mới được chú ý nhiều hơn. Những
người sưu tầm, nghiên cứu đã quan tâm nhiều hơn đến văn học dân gian
của người dân tộc thiểu số đồng thời đánh giá, nhìn nhận lại các giá trị
truyền thống của người dân tộc một cách đúng đắn hơn.
Mặt khác, xuất phát từ tôn chỉ mục đích: “Sưu tầm, nghiên cứu, phổ
biến và truyền dạy vốn văn hóa, văn nghệ dân gian các tộc người Việt
Nam” Bộ Nội vụ ra Quyết định số 82/NV, ngày 01/3/1967 thay mặt Chính
phủ cho phép thành lập Hội Văn nghệ dân gian hoạt động trên phạm vi toàn
quốc và có mối liên hệ nghề nghiệp với các tổ chức trong và ngoài nước.
Qua chặng đường dài hoạt động cho ra đời nhiều công trình có giá trị lớn
về Văn học dân gian, Văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số trên phạm
vi cả nước. Những giá trị sáng tạo đó thể hiện mối quan hệ của các tộc
người với thiên nhiên thông qua các tri thức sản xuất nông nghiệp, phong
tục tập quán, mối quan hệ của con người với thế giới tự nhiên.
Trong các công trình sưu tầm nghiên cứu, các tác giả cũng đã ít
nhiều tập trung đến hát Then của người dân tộc Tày, dân tộc Nùng. Thực
hiện được nhiệm vụ trên không những góp phần vào việc bảo tồn phát huy
các giá trị văn hóa của dân tộc Tày trong quá khứ mà còn góp phần thiết
thực trong công cuộc xây dựng nền Văn hóa Xã hội mới - Xã hội Chủ
nghĩa.
Trước hết, nói đến hát Then là nói đến một loại hình sinh hoạt văn
hóa tín ngưỡng lâu đời của các cư dân Tày-Thái (bao gồm các dân tộc Tày,
Nùng, Thái). Hát Then là thành tố quan trọng trong đời sống tinh thần của
người dân tộc Tày vì sự linh thiêng của nghi lễ nên hát Then chỉ tồn tại
trong không gian và môi trường diễn xướng nghi lễ tín ngưỡng. Thực tế,
hát Then có từ bao giờ?, ở đâu?, khi nào? còn là vấn đề gây nhiều tranh
luận. Tạm thời, các tác giả khẳng định Then có nguồn gốc hình thành, phát
triển ở tỉnh Cao Bằng và được lưu truyền sang các địa phương khác do sự
giao lưu văn hóa, hôn nhân giữa các dân tộc nên ngoài Cao Bằng có thể
thấy hát Then có mặt ở các tỉnh khác trên đất nước song nhiều nhất có thể
kể đến như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang.
Sau năm 1954, hát then không còn bó hẹp trong môi trường diễn
xướng của nghi lễ tâm linh cúng bái của các ông then, bà then mà đã bước
ra khỏi làn khói hương nghi ngút xuất hiện trên các sân khấu biểu diễn
được công chúng đón chào nồng nhiệt qua các ca khúc mang âm hưởng của
làn điệu then, ca ngợi cuộc sống mới, tình yêu quê hương đất nước.
Văn học dân gian của các dân tộc thiểu số mới chỉ được các nhà
nghiên cứu quan tâm, công bố những công trình nghiên cứu từ những năm
50 của thế kỷ XX trở lại đây nhưng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn có
giá trị trong đời sống văn hóa của người dân tộc nói riêng cũng như việc
bản tồn giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung thể

hiện trí tuệ của tập thể của nhân dân. Như vậy có thể nói: Then là loại hình
văn hóa phổ biến và hấp dẫn, ở đâu có người Tày ở đó có hát Then. Người
dân tộc Tày có những câu ca thể hiện tình yêu đối với làn điệu, nét đẹp văn
hóa của dân tộc mình như: “Ké quá tàng nghìn tiếng lượn then/Mừa lườn
táng piến pền báo ón” dịch là (Ra đường nghe tiếng Lượn Then/Về nhà tóc
bạc hóa đầu xanh trai trẻ); hay “Ra đường nghe tiếng Lượn Then/Ăn phở
không mỡ vẫn thấy ngon lành”.
Về Then Tày, đã có một số công trình nghiên cứu song Then Nùng
hầu như chưa có, mặt khác khi nghiên cứu về Then các nhà sưu tầm,
nghiên cứu thường đi sâu vào nghiên cứu về mặt âm nhạc và văn hóa tâm
linh còn bộ phận văn học (phần lời hát) ít được nghiên cứu. Vì vậy, luận
văn này kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước và cố gắng đi
sâu hơn vào phần văn học (phần lời) của các làn điệu Then.
Lạng Sơn là một trong những tỉnh miền núi mang dấu ấn văn hóa
bản địa đặc sắc của người dân tộc Tày, dân tộc Nùng. Ở đây người dân tộc
sống trên các triền đồi, núi, trong thung lũng. Lạng Sơn cũng là nơi có nền
văn học phát triển tương đối sớm, được coi là một trong những nơi sản sinh
ra các loại hình văn hóa của dân tộc Tày, dân tộc Nùng, người dân tộc Tày,
dân tộc Nùng luôn tự hào về những nét đặc trưng văn hóa của dân tộc mình
với các làn điệu Sli, Lượn, Then, Quan làng, Phong Slư…mang đậm bản
sắc dân tộc. Nhưng đặc sắc hơn cả là những làn điệu Then ăn sâu vào tiềm
thức của người dân tộc Tày, dân tộc Nùng xứ Lạng trong đời sống xưa và
nay. Dù đi đâu, về đâu, bất cứ nơi nào trên đất nước, ở nước ngoài hay
chính ngay tại quê hương Lạng Sơn, người dân tộc Tày, dân tộc Nùng như
nuôi trong mình những làn điệu Then ngọt ngào, suối nguồn của đất mẹ
chảy trong cơ thể của họ.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top