Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Văn học dân gian -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Lí giải trên cơ sở khoa học những đặc sắc nghệ thuật Chầu văn từ góc nhìn của văn hoá và văn học dân gian tạo nên sức sống mãnh liệt và bền bỉ của nó trong lịch sử, đặc biệt là khả năng tự tái tạo và mở rộng không gian sống của Chầu Văn. Khẳng định vẻ đẹp của các bản văn trong nghệ thuật Chầu văn từ góc độ nghiên cứu văn học dân gian, đặc biệt là hệ thống các hình tượng nghệ thuật tiêu biểu cũng như sự độc đáo về nghệ thuật ngôn từ. Đề cập đến sự trình diễn chầu văn từ góc độ văn học và văn hoá dân gian để khẳng định đó là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc thuần Việt, với sự phối kết nhuần nhuyễn giữa âm nhạc, lời văn, vũ đạo, trang phục và các nghi lễ trong một không gian vừa thiêng vừa tục, thấm đẫm chất Folklore cần được gìn giữ và bảo tồn. Kế thừa những nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu đi trước góp phần khẳng định được bản chất văn hoá và khoa học của Chầu văn, nhất là sự kết hợp của nhiều hình thức nghệ thuật trong trình diễn Chầu văn, khẳng định vị trí quan trọng xứng đáng của Chầu văn trong bản sắc văn hoá và văn học dân tộc. Góp phần gợi mở hướng tiếp cận nghiên cứu khả năng bảo tồn toàn bộ bản thể con người trong nghệ thuật chầu văn, mối liên hệ của Chầu văn và văn học Hậu hiện đại.
1. Lí do chọn đề tài.
Văn học dân gian cần được coi là một chuyên ngành đặc biệt quan trọng không chỉ riêng bởi vấn đề hiện nay văn học dân gian Việt Nam chưa có nhiều thành tựu trong sưu tầm nghiên cứu và giải mã các hiện tượng văn hóa và văn học mà còn bởi sợi tơ muôn màu của nó vẫn lan tỏa đầy ám ảnh trong đời sống tâm thức người Việt hôm nay, chi phối đời sống thực tại vừa như một ẩn ức tập thể của quá khứ xa xưa vừa như cái nôi cho mỗi tâm hồn khao khát quay về tắm táp và tiếp nối vào linh mạch dân tộc. Từ bao đời nay, Hát Văn – một tồn tại nguyên vẹn của vốn quí dân gian người Việt từ khởi thủy, cùng với rất nhiều thể loại nghệ thuật dân dã đã trầm tích vào phong hóa đất nước, ngày càng được đánh giá như một loại hình văn hóa – sinh hoạt tâm linh đặc sắc, có ảnh hưởng sâu đậm tới diện mạo của văn hóa và văn học dân tộc cùng sức sống tiềm ẩn và khả năng thích nghi tuyệt vời để không chỉ hội nhập với tinh thần hiện đại mà còn góp phần gìn giữ vẻ đẹp và không gian văn hóa truyền thống, khơi gợi và định hình các mảng sắc màu văn hóa. “Nghiên cứu Chầu văn dưới góc độ văn hóa và văn học dân gian” là sự lựa chọn cẩn trọng của người viết. Trước hết đề tài này xuất phát chính từ lòng trân trọng một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống thuần Việt độc đáo, nhưng đang bị pha tạp, cần được bảo vệ giữ gìn. Bên cạnh đó là mong muốn khám phá được vẻ đẹp của các bài Văn chầu, nhất là khi nó được phối kết cùng âm nhạc, vũ đạo trang phục và các nghi lễ thiêng. Chầu văn là mảng đặc sắc riêng biệt nhưng rất đặc trưng cho cái tinh túy của phong vị dân gian, lưu giữ mạch sống của tâm hồn dân tộc, tiềm tàng sức mạnh tinh thần to lớn và bền bỉ, là bản chất nội sinh của cội nguồn văn hóa cộng đồng, lại có khả năng thích nghi và vươn tới tầm thời đại. Người Việt vốn coi trọng tự nhiên. Niềm tin thiêng liêng mình là một phần của tự nhiên và quá khứ, tổ tiên và
thần thánh luôn đi bên cạnh thực tại đời sống như một vô thức cố định hình thành nền tảng tâm linh và tinh thần dân tộc. Ngày nay hầu hết những người Việt dùng xe hơi, nhà lầu cao đẹp hơn cả phủ Mẫu, nghiên cứu tầu ngầm, tên lửa, máy bay, tham gia chinh phục biển khơi, vũ trụ… Nhưng cũng chính những con người đầy bản lĩnh thời đại ấy vẫn tham gia nhiệt liệt vào các sinh hoạt tín ngưỡng, niệm Phật, cầu siêu, thiền định, xin lộc ấn đức Thánh Trần hay lui tới dự các buổi hầu đồng, thờ Mẫu, nghe ca xướng hát chầu mà chẳng hề lấy đó làm phẫn nộ, tức cười, phi lí. Họ vẫn có thể lễ lạy, cùng đám đông sì sụp xin ơn thánh ơn Mẫu, dù không mê tín thì cũng xuất phát từ tâm lí cầu an, cầu phúc, tri ơn tiên tổ, uống nước lặng nghĩ tới nguồn. Người ta gọi đó là “vô thức cộng đồng” tiềm tàng trong các “cổ mẫu”, “cổ tượng”, “linh tượng” tồn tại tiếp biến qua các lễ nghi, khuôn mẫu ứng xử xã hội và nghệ thuật như một „di truyền văn hóa”.
Theo những khái quát hóa của nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh trong “Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hóa dân gian ở Việt Nam”: trừu tượng hóa là con đường để tín ngưỡng phát triển lên thành tôn giáo. Tín ngưỡng Việt Nam trên con đường khái quát hóa, lại có xu hướng bổ sung tính sinh động, cụ thể. Chầu văn là biểu hiện sinh động và có hệ thống nhất cho sự “cụ thể hóa” của đạo Tam phủ và Tứ phủ, linh thiêng mà “gắn với muôn mặt đời thường và gần gụi với mọi con người bình thường”, đáp ứng được đầy đủ mọi ước vọng của cuộc sống bấp bênh, gian khó. Hơn ở đâu hết, Chầu văn với âm nhạc, nghi lễ và lời hát chầu đã “kéo Đạo Mẫu về gần hơn với đời sống.” Điều đó thúc đẩy tính thiết thực cho mọi sự tìm tòi, nghiên cứu Chầu văn và Đạo mẫu để tìm ra được các hằng số tâm linh người Việt. Tính cấp thiết của đề tài thể hiện ở các mặt sau:
Thứ nhất, với khoa học nghiên cứu: Việc sưu tầm và nghiên cứu các thể loại âm nhạc cổ truyền của người Việt là một đóng góp khoa học quan
trọng vào công việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể của dân tộc Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung. Còn nhiều vấn đề về mặt âm nhạc, hệ thống bài bản các khối lượng tư liệu của loại hình Hát văn chưa được chú ý tới để bao giá trị đích thực của tiền nhân để lại cho đời sau phải được giữ gìn. Từ góc độ văn hóa- văn học dân gian nghiên cứu sự phong phú và đặc sắc của Chầu văn và các bản Văn chầu với các đặc trưng thi pháp, phong cách và tư duy ngôn ngữ riêng là điều mà các nhà nghiên cứu chưa chú trọng để làm giàu có nền lí luận văn học dân gian dưới sự hỗ trợ đắc lực của bộ phận chuyên biệt là khảo cứu sưu tầm.
Thứ hai, về thái độ của công chúng và các nhà quản lí với Chầu văn: Trải qua những mài mòn, gạn lọc và bức chế của lịch sử, ngay cả khi môi trường diễn xướng Chầu văn được trả lại thì với sự lộn xộn, đua đú, bừa bãi của “thị trường sân khấu” hiện nay khiến cho cái vốn liếng vô giá, những giá trị truyền thống lâu đời của Hát văn đang bị tiêu diệt. Các nhà quản lí văn hóa đang cực kì lúng túng trong hành xử với thể loại nghệ thuật này để cho nó chậm mai một trước hiện trạng “mỗi cung văn tài năng cỡ mấy cũng chỉ nắm được một mảnh giá trị Chầu văn” để chờ đợi tàn phai, rơi rụng. Sự thẩm định với những chuẩn mực nhà nghề khi các nghệ nhân lão thành cuối cùng ra đi mà chưa kịp trao truyền lại cho các thế hệ sau thì chẳng bao lâu Chầu văn có thể lại “mồ côi” như hát Xẩm. Với giới trẻ- “ông chủ” của nền văn hóa tương lai, không phải tất cả nhưng cũng không phải số ít các bạn trẻ thờ ơ với truyền thống bởi họ đã có quá nhiều hình thức thư giãn, giải trí; nếu họ không có khả năng tìm thấy ở truyền thống điều gì thiết thân, lí thú thì truyền thống chỉ còn thuần túy là di sản. Toàn bộ mạch ý thức dân tộc có thể bị phá vỡ hay cắt đứt nếu những bộ môn nghệ thuật đặc sắc, có khả năng thu hút công chúng trong mục đích hữu ích cho đời sống cá nhân mà vẫn cộng hưởng

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top