hoaithu_1989_qn

New Member
Download miễn phí Tiểu luận Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ



Mục lục

Mở đầu 2
Giai đoạn 1954 – 1959
1. Bối cảnh 4
2. Chính sách 6
3. Triển khai 7
4. Đánh giá 8
Giai đoạn 1960 – 1975
1. Bối cảnh 9
2. Chính sách 10
3. Triển khai 11
4. Đánh giá 13
Kết luận 13
MỞ ĐẦU ***
Trong lịch sử ngoại giao Việt Nam thời kì chống Mĩ (1954 – 1975), những chính sách đối ngoại của nhà nước Việt Nam đối với các nhà nước xã hội chủ nghĩa khác được coi là một bộ phận quan trọng trong đường lối đối ngoại chung của nước ta. Những chính sách này vừa biểu hiện năng lực lãnh đạo của Đảng qua quá trình tự đánh giá, nhận định tình hình, hoạch định đường lối chính sách và đúc rút kinh nghiệm từ thực tiến, vừa góp phần giúp hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trường kì gian khổ. Trong đó, những chính sách đối với Trung Quốc là kết quả của những phân tích, nghiên cứu phức tạp, bởi mối quan hệ Việt Trung dù ở thời kì nào cũng chưa bao giờ là kém quan trọng.
Giữa Việt Nam và Trung Quốc hình thành một mối quan hệ đặc biệt mà người ta gọi là “Quan hệ địa chính trị”, không chỉ là quan hệ giữa một quốc gia này với một quốc gia khác mà còn là quan hệ giữa 2 “người hàng xóm”, hai nhà nước cùng theo đuổi con đường xã hội chủ nghĩa, giữa một nước lớn và một nước nhỏ…Bởi vậy, tính ràng buộc trong mối quan hệ này là rất cao, tính phức tạp cũng theo đó mà tăng lên. Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, cũng như nhiều quan hệ địa chính trị khác, có hai mặt: hình thức và thực chất. Hai mặt này không phải bao giờ cũng tương đồng. Trong lịch sử nói chung và lịch sử chống Mỹ nói riêng, quan hệ Việt – Trung biến thiên liên tục về cả hai mặt “hình thức” và “thực chất”, vì vậy đòi hỏi Đảng phải có cái nhìn linh hoạt, thay đổi chính sách đối ngoại với Trung Quốc sao cho phù hợp với tình hình hai nước và thế giới. Như các tài liệu chia thời kì chống Mỹ của Việt Nam ra hai chặng : Chặng 1 từ 1954 – 1959, chặng 2 từ 1960 – 1975, quan hệ Việt – Trung cũng có những nét thay đổi theo 2 thời kì tương ứng, với 2 đường lối chính sách khác nhau.
Như vậy, trong phạm vi bài tiểu luận của mình, nhóm chúng tui sẽ tìm hiểu Chính sách đối ngoại Viêt Nam – Trung Quốc theo hai phần chính:
Chính sách đối ngoại Việt Nam đối với Trung Quốc thời kì đầu chống Mỹ (1954 - 1959)
Chính sách đối ngoại Việt Nam đối với Trung Quốc nửa sau thời kì chống Mỹ (1960 – 1975)
Để làm rõ được hai chính sách đối ngoại trên hai thời kì này, nhóm chúng tui sẽ lần lượt tìm hiểu : Bối cảnh (trong nước, quốc tế), Chính sách đối với Trung Quốc, Triển khai chính sách, Đánh giá nhận xét về kết quả và ý nghĩa của chính sách.










I. Giai đoạn 1954-1959
1. Bối cảnh
a. Tình hình thế giới
Trong giai đoạn này, tình hình thế giới đang có nhiều biến động với các phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và phong trào hòa bình. Nhưng yếu tố bối cảnh tác động nhiều đến chính sách của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 1954-1959 là ảnh hưởng của chiến tranh lạnh với ý thức hệ và sự đối đầu giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa và hệ thống xã hội chủ nghĩa:
Về hệ thống các nước tư bản, trong thời gian này, ở châu Á, nước Nhật dần nổi lên là một quốc gia có thế mạnh về kinh tế. Mỹ cần một nước Nhật đồng minh ở trong hệ thống tư bản chủ nghĩa để đối phó với Liên Xô và Trung Quốc thông qua việc ký Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ. Ở châu Âu, những nước đồng minh của Mỹ như Anh, Pháp, Tây Đức, Nhật sau khi được Mỹ vực lên đã dần khôi phục vị thế của tạo lập thành hệ thống tư bản chủ nghĩa và coi Liên Xô, Trung Quốc cũng như các nước xã hội chủ nghĩa là kẻ thù cần tiêu diệt.Xuất phát từ tư tưởng chống cộng sản, Mỹ xây dựng nên những “nguy cơ cộng sản” và “học thuyết đôminô” để làm cái cớ chống lại chủ nghĩa xã hội, đồng thời lập ra nhiều căn cứ quân sự trên thế giới, nhằm bao vây Liên Xô, Trung Quốc và những nước dân chủ nhân dân.
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa được hình thành và mở rộng từ Âu sang Á. Chiến thắng Điện Biên Phủ góp phần quan trọng làm suy yếu một bước chủ nghĩa đế quốc. Đây là một trong những thời cơ thuận lợi để các nước xã hội chủ nghĩa tranh thủ xây dựng tiềm lực của mình. Công cuộc xây dựng đất nước ở các nước khác trong hệ thống xã hội chủ nghĩa từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến giữa thập kỷ 50 đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp, mặc dù gặp nhiều khó khăn. Hai nước đi đầu trong hệ thống xã hội chủ nghĩa là Liên Xô và Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu trên các mặt kinh tế, quân sự, tạo động lực khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển của các nước xã hội chủ nghĩa khác, trong đó có Việt Nam.
Có thể thấy,Mỹ là cường quốc chi phối các nước tư bản chủ nghĩa; Liên Xô và Trung Quốc thi hành chính sách đối ngoại khác nhau và đều có những điểm khác với đường lối cách mạng của Việt Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, ý thức hệ tác động rất lớn đến sự tin tưởng của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa vào Trung Quốc, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách của ta đối với Trung Quốc.
b. Tình hình trong nước
Sau 9 năm chiến đấu (1945 - 1954) , miền Bắc được giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội. Sau khi quân đội Pháp rút đi, nhân dân ta phải tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, bảo đảm đời sống, củng cố, xây dựng miền Bắc thành hậu phương chiến lược của cả nước. Tình hình an ninh ở miền Bắc vẫn còn phức tạp do thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bọn phản động phá hoại. Vùng mới giải phóng, chính quyền cơ sở mới hình thành, chưa được củng cố kiện toàn.
Miền Nam Việt Nam từ sau khi ký kết Hiệp nghị Giơnevơ, tồn tại ba lực lượng chính trị, quân sự chủ yếu là: Pháp (và các thế lực thân Pháp), Mỹ (và các thế lực thân Mỹ) và các lực lượng cách mạng miền Nam. Pháp và các thế lực thân Pháp nhanh chóng bị gạt bỏ, còn lại hai lực lượng đối lập nhau gay gắt là: Mỹ - Diệm và lực lượng cách mạng miền Nam. Đi đôi với quá trình hất cẳng Pháp, tiêu diệt các thế lực thân Pháp, Mỹ - Diệm đồng thời dồn nỗ lực vào việc đánh phá cơ sở cách mạng, khủng bố nhân dân.
Trước mắt và lâu dài, cách mạng Việt Nam phải đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược là cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, tiến tới đánh bại chế độ Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Để thực hiện hai nhiệm vụ này, việc tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, đặc biệt là sự ủng hộ của hai nước lớn cùng phe là Liên Xô và nước láng giềng Trung Quốc đóng vai trò hết sức quan trọng.
2. Chính sách của Việt Nam với Trung Quốc thời kì 1954 – 1959
Trong thời kì này, do bối cảnh trong nước còn gặp nhiều khó khăn khi đất nước hai miền chia cắt, đồng thời cũng do bối cảnh quốc tế nêu trên khiến Trung Quốc luôn cố gắng tranh thủ Việt Nam, nhằm tăng ảnh hưởng và vị thế của mình, muốn chứng tỏ mình là một nước xã hội chủ nghĩa đích thực nên đã giúp đỡ và viện trợ rất nhiều cho Việt Nam, Việt Nam đã đề ra chính sách mới, đó là tranh thủ sự giúp đỡ và viện trợ của Trung Quốc.
Mục tiêu của chính sách mới này là xây dựng tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác anh em với Trung Quốc. Về phía Việt Nam, có thể thấy từ tình hình trong nước, sau khi Hiệp định Geneva được kí kết, đất nước ta bị chia cắt thành hai miền: miền Bắc với cơ sở hạ tầng bị tàn phá và hủy hoại nặng nề sau cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp, tại miền Nam Mỹ đã nhảy vào thay chân Pháp . Do đó nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất lúc này là phải xây dựng, củng cố lực lượng ở miền Bắc để có thể trở thành hậu phương vững chắc chi viện cho miền Nam trong công cuộc thống nhất đất nước. Trong tình thế này, nhận thức được mức độ cần thiết của việc xây dựng miền Bắc vững mạnh là hết sức quan trọng, Đảng ta đã tận dụng mọi sự giúp đỡ có được từ phía Trung Quốc để tập trung xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa và củng cố lực lượng quân sự, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ. Hơn nữa, do Liên Xô lúc này đang giương cao ngọn cờ “ cùng tồn tại hòa bình với tư bản chủ nghĩa” ta cần tranh thủ khai thác khéo léo mâu thuẫn Xô Trung để kéo Trung Quốc ủng hộ ta với nhiệm vụ khởi nghĩa vũ trang thống nhất đất nước.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

thaophuong

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ

Ad ơi, mình đang tìm hiểu về quan hệ Việt Nam - Liên Xô - Trung Quốc, bạn có thể gửi cho mình link bài viết này được không. Thank bạn
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đề cương cao học quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối mặt hàng nước giải khát của Suntory Pepsico Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách đối ngoại việt nam – trung quốc trong giai đoạn hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
Y Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với người nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Luận văn Kinh tế 0
U Phương hướng và giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Vi Kiến trúc, xây dựng 0
I Chính sách của nhà nước đối với KTTN và các giải pháp phát triển Kiến trúc, xây dựng 0
P Nội dung chính sách thương mại quốc tế của liên minh Châu Âu (EU) và những điểm cần lưu ý đối với do Luận văn Kinh tế 0
O Quan hệ Việt Nam – Malaysia kinh nghiệm của malaysia đối với Việt Nam trong chính sách thu hút đầu t Luận văn Kinh tế 0
P Những chính sách của Nhà nước đối với đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư phát triển Giáo dục và Đào tạo – Luận văn Kinh tế 0
B Phân tích công tác quản lý chi ngân sách cho những đối tượng chính sách xã hội và bảo trợ xã hội của Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top