hathuhuong88

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Quan niệm của Nho giáo về đạo làm người và ảnh hưởng của nó trong Quốc triều hình luật : Luận văn ThS. Triết học: 60 22 80
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2011
Chủ đề: Triết học
Nho giáo
Đạo làm người
Miêu tả: 100 tr. + CD-ROM + Tóm tắt
Luận văn ThS. Triết học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Trình bày những điều kiện, tiền đề chủ yếu cho sự hình thành và phát triển tư tưởng của Nho giáo về đạo làm người. Nghiên cứu hệ thống những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Nho giáo về đạo làm người.Tìm hiểu những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo về đạo làm người thể hiện trong Quốc triều hình luật
Electronic Resources
MỤC LỤC
MỞ ĐẦ U….................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề t................................ ài .........................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứ................................ u .................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận................................ văn ..................................5
4. Cơ sở lý luâṇ và phƣơng pháp nghiên ................................ cƣ́ u .............................................5
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận................................ văn ...................................6
6. Ý nghĩa của Luận vă................................ n ................................................................................6
7. Kết cấu của Luâṇ vă................................ n .................................................................................6
Chƣơng 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG VỀ ĐẠO LÀM
NGƢỜI CỦA NHO GIÁO..........................................................................................7
1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề tƣ tƣởng đối với sự hình thành tƣ tƣởng về đạo
làm ngƣời của Nho giáo.........................................................................................................7
1.2. Những chuẩn mực cơ bản về Đạo làm ngƣời trong tƣ tƣởng của Nho giáo...........12
1.3. Môṭ số phƣơng thức chủ yếu thựành đạo làm ngƣời theo c h tƣ tƣởng Nho giáo........40
Chƣơng 2. ẢNH HƢỞNG CỦA TƢ TƢỞNG VỀ ĐAỌ LÀM NGƢỜ I CỦA NHO
GIÁO TRONG QUỐ C TRIỀ U HÌNH LUÂṬ ..........................................................48
2.1. Hoàn cảnh ra đời , kết cấu và nội dung khái quát cQủuốc triều hình luật a ...................48
2.2. Những chuẩn mực về đạo làm ngƣời theo tƣ tƣởng Nho giáo thể hiện trong Quốc
triều hình luật.........................................................................................................................70
KẾT LUẬN...............................................................................................................95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................... ............ ..........981
MỞ ĐẦ U
1. Lý do chọn đề tài
Nho giáo nói chung và học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo nói riêng ra
đờ i ở Trung Quốc và đã có măṭ ở Viêṭ Nam từ hàng ngàn năm . Quá trình du nhập ,
tồn taị và phát triển của nó ở nơi đây gắn vớ i nhiều biến cố , thăng trầm của xã hội
phong kiến Việt Nam. Có thời kì người Việt xa lánh, phản ứng, chống laị nhưng
cũng có thời kì người Việt chủ động, tích cực tiếp nhận Nho giáo và trọng dụng các
nhà Nho. Măc̣ dù , học thuyết Nho giáo ở Việt Nam có những lúc thăng - trầm, thịnh
– suy, mỗi thờ i mỗi khác nhưng không thể phủ nhâṇ rằng , nó đã thấm sâu vào đất
Viêṭ, trong tình cảm, trong mọi mặt của đờ i sống xã hội ngườ i Viêṭ Nam.
Ở Việt Nam ngày nay , cùng với quá trình chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội , có thể nói rằng , cơ sở kinh tế - xã hội của Nho
giáo về cơ bản đã không còn tồn taị , nhưng Nho giáo không hoàn toàn mất đi. Với
tư cách là một bộ phận của ý thức xã hội, Nho giáo vâñ còn tồn tại, ảnh hưởng và có
vai trò nhất đinh ̣ đối vớ i xã hội, con người Việt Nam hiêṇ đaị . Vớ i Nho giáo, ngườ i
ta sẽ tìm thấy nhiều nôị dung và giá trị tích cực về mặt đạo đức đến nay vẫn còn có
ý nghĩa sâu sắc , đăc̣ biêṭ là những giá tri ,̣ những chuẩn mưc̣ đạo đức cơ b ản về đaọ
làm người. Hơn nữa, vớ i hê ̣thống chuẩn mưc̣ đạo đức của đạo làm người này nếu
đươc̣ nhâṇ thứ c và vận dụng trên cơ sở cải taọ , phát triển sẽ không chỉ góp phần xây
dựng, hoàn thiện đạo đức cho mỗi cá nhân và xã hội mà cò n giúp cho mỗi ngườ i
nhâ

rõ trách nhiêṃ của mình vớ i gia đình , với xã hội, góp phần vào công cuộc xây
dựng, phát triển đất nước theo điṇ h hướ ng xã hội chủ nghiã .
Quốc triều hình luật là bộ luật mang tầm vóc lớn trong lịch sử pháp luật Viêṭ
Nam thờ i phong kiến, nó không chỉ được đánh giá cao về mặt lập pháp mà còn chứa
đưṇ g giá tri ̣về nhiều măṭ . Là bộ luật tiếp thu trưc̣ tiếp tư tưởng của Nho giáo trên
tinh thần dân tôc̣ sâu sắc , Quốc triều hình luật là sản phẩm và là biểu hiện của sự
kết hơp̣ giữa đườ ng lối “pháp tri”̣ và đườ ng lối “đứ c tri”̣ , lấy pháp luâṭ làm căn cứ
để cai quản đất nước, nhưng pháp luâṭ đó lại đươc̣ xây dựng trên cơ sở đạo đức Nho
giáo và tinh thần , truyền thống nhân ái , nhân văn của dân tôc̣ . Do đó, viêc̣ nghiên
cứ u tư tưởng về đạo làm người của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong triều đại Lê2
sơ, đăc̣ biêṭ là trong Quốc triều hình luật sẽ cho ta thấy không chỉ ảnh hưở ng và vai
trò của Nho giáo đối với việc xây d ựng và thưc̣ thi của bộ luật mà còn góp cho
chúng ta nhận thức rõ hơn , đầy đủ hơn những giá t rị nổi bật của bộ luật này để trên
cơ sở đó, góp phần vào việc xây dựng , hoàn thiện nhà nước pháp qu yền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Trong hoc̣ thuyết chính trị - xã hội, đạo đức của Nho giáo , những quan điểm
về đạo làm người là một trong những nội dung chủ yếu, có vị trí rất quan troṇ g. Tuy
nhiên, từ trướ c đến nay , những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn của chúng
tui chỉ được trình bày đan xen với nhiều nội dung khác , mang tính khái quát hóa
cao, cho nên tư tưởng của Nho giáo về đạo làm người đối với từ ng đối tươṇ g trong
xã hội chưa đươc̣ trình bày mô ̣ t cách có hê ̣thống . Hơn nữa, quan niêṃ về đạo làm
người của Nho giáo đúng là đã ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhiều điều
luâṭ trong Quốc triều hình luật nhưng chưa có công trình cu ̣thể nào nghiên cứ u về
vấn đề này. Vì vâỵ , theo chúng tôi, nghiên cứ u những nôị dung cơ bản của Nho giáo
về đạo làm người và ảnh hưở ng của nó trong Quốc triều hình luật không chỉ dừ ng
lại ở việc để hiểu biết hơn về Nho giáo mà còn thấy được sự ảnh hưởng của nó đố i
vớ i xã hội Việt Nam thờ i phong kiến và vâṇ duṇ g những giá tri ̣tích cưc̣ của Nho
giáo, của bộ Quốc triều hình luật vào việc xây dựng , hoàn thiện đạo đức con người
Việt Nam hiện nay.
Xuất phát từ những vấn đề trên , trong khuôn khổ c ủa một Luận văn Thạc sĩ
khoa hoc̣ Triết hoc̣ , chúng tui xin chọn vấn đề : “Tư tưởng của Nho giáo về đạo làm
người và ảnh hưởng của nó trong Quốc triều hình luật” làm đề tài nghiên cứu của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Nho giáo đã du nhâp̣ và phát triển ở Việt Nam qua hàng ngàn năm lic̣ h sử , nó
đã bám rễ bền chăṭ và ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội và con người
Việt Nam , đăc̣ biêṭ là măṭ đạo đức . Có thể nói, trong xã hội phong kiến Việt Nam
thờ i Lê sơ, Nho giáo nói chung và học thuyết đạo đức của Nho giáo nói riêng với hê ̣
thống những chuẩn mực, những quy phạm đạo đức đã ảnh hưởng và có vai trò nổi
bật đối với xã hội và con người Việt Nam so với các giai đoạn, thời kì khác. Do vậy3
mà, Nho giáo cùng ảnh hưởng và vai trò của nó trong thời Lê sơ đã thu hút sự
nghiên cứu của nhiều người với nhiều công trình nghiên cứu có giá trị. Liên quan
đến đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, có thể khái quát một số khía cạnh
nghiên cứu với một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau :
Thứ nhất, nghiên cứ u tư tưởng của Nho giáo về đạo làm người:
Trần Troṇ g Kim trong tác phẩm “Nho giáo”, trên cơ sở trình bày khái quát
các giai đoạn phát triển của Nho giáo và quá trình Nho giáo du nhập vào Việt Nam,
đã bướ c đầu đưa ra những quan điểm của Nho giáo về đạo làm người . Theo đó , đạo
làm người là đaọ Nhân của ngườ i quân tử , là sự tôn kính người giữ quân quyền , là
sự hiếu đễ vớ i cha me ̣ , giữ chữ tín vớ i bằng hữu… Tuy nhiên , vớ i muc̣ đích là
nghiên cứu Nho giáo và sự phát triển của Nho giáo chỉ trong môṭ cuốn sách , cho
nên hê ̣thống những chuẩn mưc̣ , yêu cầu về đạo làm người của Nho giáo chưa được
tác giả trình bày đầy đủ, chi tiết và chưa có hê ̣thống . Hơn nữa do bị chi phối bởi
nhãn quan của một nhà Nho, do vậy còn một số quan điểm, sự nhìn nhận của tác giả
về đạo làm người của Nho giáo trong cuốn sách này cần đươc̣ nhìn nhâṇ nhiều
chiều và thấu đáo hơn.
Trong tác phẩm “Khổng Tử ”, Nguyêñ Hi ến Lê cũng dành hẳn một chương
để nêu lên những quan điểm về đạo làm người của Khổng Tử. Tác giả không đưa ra
khái niệm đạo làm người nhưng đã đưa ra những chuẩn mực cơ bản về đạo làm
người theo quan niệm của Khổng Tử. Theo đó, đức nhân, đạo nhân là chuẩn mực
đạo đức cơ bản của ngườ i quân tử , là hình mẫu lý tưởng để người khác hướng đến.
Trong cuốn sách “Hoc̣ thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng
của nó ở Việt Nam (từ thế kỉ XI đến nử a đầu thế kỉ XIX )”, tác giả Nguyêñ Thanh
Bình đã đưa ra và bước đầu luận giải một số chuẩn mưc̣ cơ bản của đạo làm người
trong môṭ số mối quan hê ̣cơ bản của con người theo quan điểm của Nho giáo. Bên
cạnh đó, tác giả cũng đã phân tích những ảnh hưở ng to lớ n của Nho giáo đến viêc̣
hình thành đường lối trị nước của các triều đại phong kiến Việt Nam , đăc̣ biêṭ là
triều đại phong kiến Lê sơ trong thời gian nhà vua Lê Thánh Tông trị vì (1460-
1497).4
Tác giả Nguyễn Thị Thọ trong “Quan niêṃ củ a Nho giáo về đạo làm người”
(Tạp chí Triết học , số 4/2010, tr.47-53), đã làm rõ khái niệm đạo làm người , chỉ ra
đạo làm người qua các mối quan hệ (vớ i bản thân và vớ i ngườ i khác ), đăc̣ biêṭ là
trong mối quan hệ vua - tui và cha me ̣- con cái.
Kế thừ a có choṇ loc̣ những thành quả nghiên cứ u của các hoc̣ giả trướ c đây
về quan niệm đạo làm người của Nho giáo, luâṇ văn không chỉ dừ ng laị ở viêc̣ khái
quát đưa ra những chuẩn mực qui định chung mà còn phân tích và bước đầu đưa ra
khái niệm chung nhất về đạo làm người, làm rõ tương đối đầy đủ đạo làm người của
từ ng đối tươṇ g ngườ i trong xã hội.
Thứ hai, vấn đề nghiên cứ u ảnh hưởng của tư tưởng đạo làm người của Nho
giáo trong Quốc triều hình luật:
Quốc triều hình luật là bộ luật chứ a đưṇ g giá tri ̣to lớ n về măṭ lâp̣ pháp và
lịch sử. Nghiên cứ u về bộ luật nói chung và những ảnh hưở ng của Nho giáo đến bộ
luật nói riêng đã có những công trình đề câp̣ đến như sau:
“Quốc triều hình luật - Lịch sử hình thành , nôị dung và giá tri”̣ do TS. Lê
Thị Sơn chủ biên đã khảo cứu mọi khía cạnh của bộ luật dưới góc độ pháp luật : kĩ
thuâṭ lâp̣ pháp , các chế tài… Tác phẩm cũng đã phân tích các yếu tố hình thành
Quốc triều hình luật trong đó khẳng điṇ h vai trò , ảnh hưởng to lớn của Nho giáo
đến hầu hết các điều luật . Đặc biệt, dướ i góc đô ̣nghiên cứ u lâp̣ pháp , tác phẩm đã
đóng góp nhiều giá tri ̣sâu sắc về các mối quan hệ vua - tôi, cha me ̣- con cái…
Cuốn kỷ yếu Hôị thảo quốc gia tổ chứ c taị Thanh Hóa : “Quốc triều hình luật
- Những giá tri ̣lic̣ h sử và đương đaị gó p phần xây dưṇ g nhà nước phá p quyền ở
Việt Nam” do Bô ̣Tư pháp và UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức đã có nhiều bài tham
luâṇ liên quan đến đề tài . Uông Chu Lưu trong tham luâṇ “Tư tưởng phá p tri ̣kết
hơp̣ vớ i đứ c tri ̣trong đaọ tri ̣quốc , an dân của vua Lê Thánh Tông” đã chỉ rõ đạo
đức của Nho giáo là yếu tố quan t rọng làm nên thành công trong đường lối trị quốc ,
an dân của Lê Thánh Tông . Tham luâṇ “Quốc triều hình luật vớ i viêc̣ bảo vê ̣quyền
lơị ngườ i phụ nữ, trẻ em, ngườ i già yếu, cô đơn không nơi nương tưạ ” - Dương Thi ̣
Thanh Mai cho thấy Quốc triều hình luật là bộ luật chịu ảnh hưởng sâu sắc của5
những tư tưởng Nho giáo song vâñ chiụ ảnh hưở ng maṇ h mẽ của những giá tri ̣đạo
đức, truyền thống tốt đep̣ của dân tôc̣ .
Tác giả Nguyễn Minh Tuấn trong bài viết “ Những giá trị tích cực của Nho
giáo trong Bộ luật Hồng Đứ c” (Tạp chí Khoa học , Đaị hoc̣ Quốc gia Hà Nôị ,
Chuyên san Kinh tế - Luâṭ, số 4/2004, tr.39-44) đã chỉ ra sự ảnh hưở ng sâu sắc của
Nho giáo trong nhiều qui phaṃ pháp luật của bộ luật , đăc̣ biêṭ những quan niêṃ của
Nho giáo là hê ̣tư tưởng nòng cốt để bộ luật điều chỉnh các mối quan hệ của con
người trong gia đình và ngoài xã hội.
Như vâỵ , Quốc triều hình luật đã có nhiều công trình nghiên cứ u song chủ
yếu dướ i góc độ lập pháp để hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam. Luâṇ văn kế thừ a và tiếp thu kết quả của các hoc̣ giả trướ c đó , để nghiên
cứ u, phân tích sâu hơn và có hê ̣thống những ảnh hưở ng của Nho giáo n ói chung và
tư tưởng về đạo làm người của Nho giáo nói riêng đến viêc̣ hình thành Quốc triều
hình luật.
3. Mục đích và nhiệm vu ̣nghiên cƣ́ u củ a Luâṇ văn
Mục đích: Mục đích của Luận văn là , thông qua viêc̣ nghiên cứ u những nội
dung chủ yếu trong tư tưởng về đạo làm người của Nho giáo làm rõ ảnh hưở ng của
nó trong Quốc triều hình luật.
Nhiêṃ vụ: Để đaṭ đươc̣ muc̣ đích trên , Luâṇ văn tâp̣ trung làm rõ những
nhiêṃ vu ̣chủ yếu sau:
- Những điều kiêṇ , tiền đề chủ y ếu cho sự hình t hành và phát triển tư tưởng
của Nho giáo về đạo làm người.
- Trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản trong tư tưởng của
Nho giáo về đạo làm người.
- Trình bày hê ̣thống những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo về đạo làm
người thể hiện trong Quốc triều hình luật.
4. Cơ sở lý luâṇ và phƣơng phá p nghiên cƣ́ u
Cơ sở lý luâṇ của Luâṇ văn chủ yếu dưạ trên cơ sở lý luâṇ của triết hoc̣ Mác
- Lênin về xã hội và con người và kế thừa một số một số kết quả nghiên cứu ở một
số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.6
Phương phá p nghiên cứ u của Luâṇ văn chủ yếu sử dụng phương pháp biêṇ
chứ ng duy vâṭ của triết hoc̣ Mác - Lênin kết hơp̣ vớ i môṭ số phương pháp nghiên
cứ u khoa hoc̣ khác, như phương pháp lôgic và lic̣ h sử , phương pháp phân tích - tổng
hơp̣ , phương pháp đối chiếu - so sánh,v.v.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn
Đối tượng nghiên cứu: Những nôị dung và luận điểm chủ yếu trong tư tưởng
của Nho giáo về đạo làm người và ảnh hưởng của nó trong Quốc triều hình luật.
Phạm vi nghiên cứu:
- Tư tưởng của Nho giáo về đạo làm người qua một số tác phẩm của Nho
giáo (chủ yếu là Tứ thư) và một số tác phẩm khác của nhà Nho cũng như trong bộ
Quốc triều hình luật.
6. Ý nghĩa của Luâṇ văn
Luâṇ văn phân tích có hệ thống những nội dung chủ yếu trong tư tưởng về
đạo làm người của Nho giáo và ảnh hưởng của những quan niệm đó trong Quốc
triều hình luật. Ngoài ra, Luâṇ văn còn có thể làm tài liệu tham khảo trong vi ệc
giảng dạy, nghiên cứ u, học tập về Nho giáo nói chung và Nho giáo Việt Nam nói
riêng.
7. Kết cấ u củ a Luâṇ văn
Ngoài phần Mở đầu , Kết luâṇ , Danh muc̣ tài liêụ tham khảo , Nôị dung của
Luâṇ văn gồm 2 chương, 5 tiết.
Chương 1. Những nôị dung cơ bản trong tư tưởng về đạo làm người của Nho
giáo, vớ i 3 tiết.
Chương 2. Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo về đạo làm người trong Quốc
triều hình luật, vớ i 2 tiết.7
Chƣơng 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG VỀ
ĐẠO LÀM NGƢỜI CỦA NHO GIÁO
1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề tƣ tƣởng đối với sự hình thành
tƣ tƣởng về đạo làm ngƣời của Nho giáo
Nho giáo xét về mặt nội dung , tính chất và giá trị của nó chủ yếu là học
thuyết chính trị - xã hội, đạo đức xuất hiện ở Trung Quốc thời cổ đại do Khổng Tử
(551 - 479 TCN) sáng lập. Với tư cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng,
môṭ hình thái ý thứ c xã hội , Nho giáo nảy sinh, tồn taị và phản ánh môṭ cơ s ở hạ
tầng, một tồn tại xã hội nhất định.
Thời đại ra đờ i của Nho giáo vớ i tư cách là môṭ hê ̣thống được xác định là
thời Xuân Thu - Chiến Quốc (770 - 221 TCN) . Đây là thời kì suy tàn của chế độ
chiếm hữu nô lệ và hình thành chế độ phong kiến sơ kì. Nghiên cứu nôị dung, tính
chất, tư tưởng của Nho giáo về đạo làm người không thể không xuất phát từ những
điều kiện kinh tế - xã hội, tiền đề tư tưởng của thời đại mà nó phát sinh, tồn taị.
1.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội
Khi nghiên cứ u đờ i số ng xã hội ở những giai đoaṇ nhất điṇ h , triết hoc̣ Mác -
Lênin đã khẳng điṇ h , “không phải ý thứ c của con người quyết điṇ h tồn taị của ho ̣ ;
trái lại, tồn taị xã hội của ho ̣quyết điṇ h ý thứ c của ho”̣ (dâñ theo 5, tr.433). Vì vậy,
khi nghiên cứ u tư tưởng của môṭ thờ i đaị lic̣ h sử nào đó , điều cốt lõi là chúng ta
phải nắm rõ được tình hình kinh tế , chính trị, xã hội… của thờ i đaị đó . Nho giáo ra
đờ i ở thờ i kì loaṇ lac̣ , song như C.Mác đã từng khẳng điṇ h “… không thể nhâṇ điṇ h
về môṭ thờ i đaị đảo lôṇ như thế căn cứ vào ý thứ c của thờ i đaị đó . Trái lại, phải giải
thích ý thức ấy bằng những mâu thuẫn của đời sống vật chất , bằng sự xung đôṭ hiêṇ
có giữa các lự c lươṇ g sản xuất xã hội và những quan hệ sản xuất xã hội” (dâñ theo
5, tr.431). Dưạ trên cơ sở lí luâṇ và phương pháp luâṇ của chủ nghiã Má c - Lênin,
nghiên cứ u tư tưởng của Nho giáo về đạo làm người, điều quan troṇ g và có ý nghiã
trong nghiên cứ u là phải chỉ ra và phân tích rõ tình hình kinh tế , chính trị - xã hội
của thời Xuân Thu - Chiến Quốc - cơ sở hìn h thành tư tưởng của Nho giáo về đạo
làm người.8
Nền kinh tế với tư cách là cơ sở cho sự tồn tại của xã hội Trung Quốc thời
bấy giờ đang có sự chuyển biến mạnh mẽ từ thời đại đồ đồng sang đồ sắt. Việc xuất
hiện và sử dụng rộng rãi công cụ lao động bằng sắt đã kéo theo nhiều biến đổi tích
cưc̣ trong hoaṭ đôṇ g sản xuất của cải vâṭ chất của xã hội . Nó không những góp phần
mở rôṇ g diêṇ tích khai khẩn đất hoang , phát triển kỹ thuâṭ canh tác , “dâñ thủy nhâp̣
điền”, góp phần nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp , mà trong thủ công
nghiệp và thương nghiệp cũng có bước chuyển đáng kể. Trong thời kì này, ở Trung
Quốc xuất hiện nhiều thành thị, nhiều trung tâm thương nghiệp, buôn bán nhộn nhịp
ở các nước Hán, Tề, Tần, Sở… Những thành thị này có một cơ sở kinh tế tương đối
độc lập, từng bước tách ra khỏi chế độ thành thị, thị tộc của quý tộc và dần trở thành
những đơn vị, khu vực kinh tế của tầng lớp địa chủ mới lên. Đây là môṭ nguyên
nhân chủ yếu dâñ đến tính traṇ g xã tắc loaṇ lac̣ , tình trạng trong thiên hạ “vua
không ra vua, cha không ra cha, con không ra con” diêñ ra phổ biến - môṭ bối cảnh
xã hội quan troṇ g đưa đến sự nảy sinh , hình thành các học thuyết chính trị - xã hội,
đăc̣ biêṭ là hoc̣ thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo, trong đó có tư tưởng của Nho
giáo về đạo làm người.
Sự biến động trong lĩnh vực kinh tế đã ảnh hưởng, tác động to lớn đến các
mặt của lĩnh vực chính trị - xã hội, trước hết và rõ rệt nhất là đối với các hình thức
sở hữu ruộng đất và kết cấu giai cấp của xã hội. Về sở hữu ruôṇ g đất, nếu như trước
đây vào đầu thời Chu “Đất đai và thần dân ở khắp dưới gầm trời này không đâu
không phải là sở hữu của nhà vua ” (45, tr.25) thì đến lúc này, cái quyền sở hữu tối
cao (về đất và dân) của nhà Chu đã bị một tầng lớp người mới lên có tiền tấn công
và chiếm lấy làm tư hữu. Tình cảnh đó cũng diễn ra đồng thời với sự thay đổi ít
nhiều cơ cấu các giai tầng trong xã hội. Mối quan hệ trong nội bộ giai cấp thống trị,
những quý tộc chủ nô, mà đại diện tiêu biểu của nó là thiên tử, chư hầu, khanh đại
phu đã có sự thay đổi. Một số người của giai cấp này bị sa sút về thế lực và trở
thành thứ dân, số khác do tức thời, thấy phải thay đổi quan niệm và cách thức cai trị
thì bảo tồn được vị thế của mình. Điều đáng lưu ý là, những biến động kể trên của
thời đại đã làm cho địa vị và vai trò chính trị của nhà Chu suy yếu rõ rệt, ngôi thiên
tử nhà Chu trên thực tế chỉ là hình thức, “thiên tử, tên lãnh chúa cao nhất, dần dần9
đã giảm mất khả năng thống trị” (44, tr.39). Các nước chư hầu nhà Chu không
những không chịu phục tùng vương mệnh, không chịu cống nạp mà còn phát động
chiến tranh thôn tính lẫn nhau, lấn át quyền lưc̣ và điạ vi ̣tối cao của Thiên tử , luôn
tự cho mình là bá chủ thiên hạ. Trong bài tựa sách Kinh Thi có viết: “Đến lúc đạo
vua đã suy vi, lễ nghi bị thay đổi, chính giáo bị sút kém, chính trị trong nước đã đổi
khác, phong tục trong nhà cũng đổi khác, do đó mới có những biếm Phong, biếm
Nhã” (dâñ theo 44, tr.39). Đây là thời kì mà nhiều tài liệu lịch sử và công trình
nghiên cứu đã chỉ rõ, là thời kì “vương đạo suy vi”, “bá đạo” hưng khởi khắp nơi,
nước lớn đánh nước nhỏ, nước mạnh đánh nước yếu, nước nào cũng muốn ngoi lên
giữ vị trí thiên tử. Trong thời kì này, nhiều cuôc̣ chiến tranh thôn tính lẫn nhau của
các nước chư hầu xảy ra liên miên, cùng với chính sách sưu cao, thuế nặng đã làm
cho đời sống của nhân dân ngày càng thêm khổ cực. Chiến tranh đã gây ra bao cảnh
lầm than, đói khổ, cảnh chém giết, chia ly, nhà tan, cửa nát, kỉ cương phép nước
không còn, lòng người ly tán, thiên hạ trở nên “vô đạo”, trật tự, lễ, nghĩa, cương
thường của xã hội bị đảo lộn, các mối quan hệ giữa con người với con người bị biến
dạng ghê gớm.
Trong điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội như vậy, để tiếp tục nắm giữ quyền
lực của mình, với mưu đồ làm bá chủ thiên hạ, các nước chư hầu đã đua nhau trọng
dụng kẻ sĩ. Xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ xuất hiện nhiều trung tâm, nhiều tụ điểm
của những kẻ sĩ như Tắc Hạ nước Tề… Nhờ phương thức “chiêu hiền, đãi sĩ” này
mà các tư tưởng, các học thuyết chính trị - xã hội được nảy nở, phát triển tạo ra một
giai đoạn đặc biệt trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc, các sử gia gọi đây là thời kì
“Bách gia tranh minh” (Trăm nhà đua tiếng), “Bách gia chư tử” (Trăm nhà trăm
thầy). Mỗi trường phái, học thuyết tư tưởng đều đứng trên lập trường giai cấp, tầng
lớp của mình mà đưa ra và luận giải các biện pháp trị nước khác nhau nhằm đưa xã
hội từ loạn lạc đến trật tự, ổn định. Pháp gia cho rằng, muốn trị nước phải dựa vào
pháp luật, còn Mặc gia khẳng định trị nước phải bằng “kiêm ái” (cùng yêu thương
nhau) không kể sang hèn, giàu nghèo. Nho giáo lại chủ trương dùng đức trị, vì theo
nhà Nho, dùng đức trị thì dân mới phục, dùng sức mạnh thì mau thắng nhưng không
bền. Các nhà Nho cho rằng, sở dĩ xã hội loạn là do những con người “vô đạo”, là do10
“quân bất quân, thần bất thần, phụ bất phụ, tử bất tử” (nhà vua không đúng đạo làm
vua, bề tui không đúng đạo bề tôi, cha không đúng đạo làm cha, con không đúng
đạo làm con). Bởi vậy, theo họ, để khắc phục và loại trừ những rối loạn trong xã hội
thì phải khắc phục và loại trừ những con người vô đaọ , những hành vi vô đạo; phải
dùng nhân trị, lễ trị; phải thực hiện chính danh, trên dưới phân minh (vua ra vua, tôi
ra tôi, cha ra cha, con ra con) thì xã hội mới “hữu đạo”, thịnh trị. Đây chính là cơ sở
cho sự ra đời của những tư tưởng về đạo làm người trong Nho giáo.
1.1.2. Tiền đề tư tưởng cho sự hình thành tư tưởng về đạo làm người của
Nho giáo
Như trên đã trình bày , Nho giáo ra đời trên cơ sở, điều kiện kinh tế - xã hội
của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản nhất, trực tiếp
nhất hình thành những quan niệm về đạo làm người của Nho giáo . Tuy nhiên, nếu
coi cơ sở hiện thực của xã hội đó là nguyên nhân duy nhất hình thành những tư
tưởng của Nho giáo thì chưa đủ. Bản thân học thuyết Nho giáo nói chung và tư
tưởng về Đạo làm người của Nho giáo nói riêng còn được kế thừa và phát triển từ
đời sống tư tưởng của Trung Quốc từ trước đến bấy giờ, đặc biệt là dưới thời Chu.
Về tôn giáo, ngoài việc kế thừa những tư tưởng tôn giáo của người Ân như
đế tổ, tiên vương, nhà Chu, với mục đích chính trị của mình còn đặc biệt đề cao tư
tưởng “kính trời”, “hợp mệnh trời”, “thờ thượng đế”, “trời và người hợp nhất”.
Theo quan điểm của họ, Trời (thiên) là lực lượng có nhân cách, có ý chí và uy
quyền tuyệt đối. Chính vì nhà Ân không biết điều đó để làm những điều hợp với
“Mệnh trời” nên bị Thượng đế trừng phạt bằng viêc̣ ban lệnh xuống buôc̣ nhà Ân
phải thần phục nhà Chu và cho nhà Chu được lập ấp, dựng nước, “nhận dân” và cai
trị dân. Các nhà Nho đã kế thừa những yếu tố duy tâm, thần bí trên đây để xây dựng
quan điểm đề cao vai trò tuyệt đối của nhà vua đương triều (được gọi là Thiên tử)
đối với dân nói chung, về đaọ làm vua, đaọ của bề tui nói riêng.
Về chính trị, tư tưởng chính trị chủ yếu của giai cấp quí tộc Chu là tư tưởng
“nhận dân”, “hưởng dân”, “trị dân”. Theo đó, vua nhà Chu được Thượng đế ban cho
quyền được cai quản thiên hạ, làm chủ thiên hạ; vua là chủ sở hữu tối cao về ruộng
đất và mọi người trong xã hội đều là thần dân của nhà vua. Vua là Thiên tử (con11
trời) sánh cùng với trời, thay mặt Thượng đế để cai trị thiên hạ, cai trị dân. Tư tưởng
“hưởng dân” rồi “trị dân” của quí tộc Chu được nhiều nhà Nho, đặc biệt từ Đổng
Trọng Thư trở đi kế thừa, phát triển trở thành cơ sở lí luâṇ của hê ̣tư tưởng và là
công cụ của giai cấp phong kiến thống trị nhân dân. Đây là tư tưởng chính trị hết
sức phản động, ảnh hưởng tiêu cực đến quan niệm của Nho giáo trong việc giải
quyết mối quan hệ giữa con người với con người.
Về đạo đức, tư tưởng Đạo đức của nhà Chu lấy hai chữ Đức và Hiếu làm
nòng cốt. Xuất phát từ quan niệm trời và người hợp nhất, nhà Chu cho rằng, tổ tiên
mình là các vua trước do có Đức mà được sánh cùng Thượng đế, được Thượng đế
cho hưởng nước, hưởng dân, trị dân… cho nên các vua đời sau phải biết kính cái
Đức đó, phải biết bồi dưỡng nó để cho con cháu đời sau được hưởng nước, hưởng
dân, trị dân lâu dài. Hiếu là thờ phụng tổ tiên, là phải nhớ công lao của tổ tiên mà
giữ gìn phép tắc của tổ tiên để lại. Đây là quan niệm đạo đức duy tâm, bảo thủ và
phản động nhằm tuyên truyền và củng cố địa vị thống trị vĩnh viễn của giai cấp
phong kiến, bảo vệ nhà nước chuyên chính phong kiến. Các nhà Nho (ngay cả
Khổng Tử) đã không nhâṇ thứ c được quy luâṭ phát triển tất yếu của lịch sử cho nên
ít nhiều mắc vào sai lầm khi đặt ra tiêu chuẩn của đạo làm người là, coi hành đôṇ g,
viêc̣ làm của người đi trước là tiêu chuẩn, là chuẩn mực cần có cho hành động của
mình.
Ngoài những yếu tố trên, tư tưởng về Đạo làm người của Nho giáo còn được
hình thành từ nền tảng văn hoá truyền thống của Trung Hoa từ các thời đại Hạ,
Thương đến đầu thời nhà Chu.
Tư tưởng, quan điểm trong Sách Hồng Phạm: Đây được coi là cuốn sách tâp̣
hơp̣ những tư tưởng ra đời sớm nhất ở Trung Hoa cổ đại, khi “ Vũ Vương đánh
thắng nhà Ân, giết vua Trụ, lập Vũ Canh lên làm vua, mời Cơ Tử về, làm ra chương
Hồng Phạm” (44, tr.31). Sách dựa trên quan điểm “ ngũ hành” để xét mối quan hệ
giữa vua và dân, trong đó nêu lên vai trò quan trọng của nhà vua, của đạo làm vua .
Nhà vua là cha mẹ dân được hưởng phúc, ban phúc còn dân phải chịu sai khiến:
“Thiên tử: chỉ có nhà vua mới được ban phúc, chỉ có nhà vua mới được xử tội, chỉ
có nhà vua mới được ăn ngon. Bầy tui mà cũng ban phúc, xử tội, ăn ngon, thì có hại12
cho gia đình họ, xấu cho nước họ, hàng quý tộc sẽ bị đảo lộn, dân chúng sẽ bị sai
lệch” (dâñ theo 44, tr.37). Những tư tưởng chứa đựng trong sách Hồng Phạm tuy sơ
lược nhưng đó là gốc rễ để các nhà Nho xây dựng lên những mối quan hệ chồng
chéo, đan xen, hết sức phức tạp giữa con người với con người.
Như vâỵ , từ sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế đã dẫn đến nhiều
biến đổi trong liñ h vưc̣ chính trị, xã hội, có thể nhận định rằng , xã hội Trung Quố c
thờ i Xuân Thu - Chiến Quốc bấy giờ là xã hội “hỗn loạn về đẳng cấp và danh phận;
các chư hầu xâm lấn và thôn tính lẫn nhau ; sự phát triển của những mâu thuâñ giai
cấp giữa nông dân và boṇ lañ h chúa phong kiến , và địa vị của bọn lãnh chúa phong
kiến lớ n bi ̣lung lay ; sự rỗi loaṇ của quan hệ tông pháp” (dẫn theo 44, tr.84). Trướ c
thưc̣ trạng xã hội và bằng nhãn quan giai cấp của mình , Khổng Tử đã sang lập Nho
giáo, xây dựng nên hê ̣thống chuẩn mưc̣ về đạo làm người để đưa xã hội từ loaṇ lac̣
đến thái bình, thịnh trị.
Sau Khổng Tử , Nho giáo trải qua quá trình phát triển lúc thiṇ h , lúc suy và có
nhiều thay đổi . Tuy nhiên, về cơ bản, những tư tưởng của Nho giáo là phù hơp̣ vớ i
mục đích chính trị của giai cấp thống trị nên nó có quá trình tồn tại , phát triển gắn
liền vớ i chế độ phong kiến Trung Quốc . Do bi ̣chi phối bở i những điều kiêṇ kinh tế
- xã hội khác nhau , do những muc̣ đích chính tri ̣khác nhau mà trong mỗi giai đoaṇ
phát triển của chế độ phong kiến , những tư tưởng của Nho giáo nói chun g và quan
niêṃ về đạo làm người nói riêng laị có nhiều thay đổi . Từ Hán Nho, Tống Nho đến
Nho giáo thờ i Minh, Thanh, những tư tưởng của Nho giáo về đạo làm người thườ ng
theo hướ ng thu ̣đôṇ g , môṭ chiều, là cơ sở lý luận để giai cấp th ống trị mi ̣dân , trị
dân, trị quốc.
1.2. Những chuẩn mực cơ bản về Đạo làm ngƣời trong tƣ tƣởng của Nho
giáo
1.2.1. Khái niệm Đaọ và đạo làm người
“Đạo” là một trong những khái niệm cơ bản nhất của triết học Trung Quốc
cổ-trung đại. Trải qua các thời kì lịch sử, nôị dung và hàm nghĩa của khái niệm này
luôn được tổng kết, bổ sung và mở rộng với nhiều kiến giải, ý nghĩa mới biểu hiện
sự nhận thức ngày càng sâu sắc của người Trung Quốc về các vấn đề tự nhiên, xã13
hội và con người. Trong thời kì “Bách gia chư tử”, “Bách gia tranh minh”. các
trường phái triết học khác nhau, đứng trên lập trường, tầng lớp của mình đều có
những cách lí giải khác nhau về khái niệm Đạo.
Lão Tử - người sáng lập phái Đạo gia khi bàn đến Đạo thường chú trọng, tìm
tòi về thiên đạo. Ông cho rằng, đạo là nguồn gốc của vạn vật: “ Đạo sinh nhất, nhất
sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật” (Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh
ra ba, ba sinh vạn vật) (41, tr.83). Đạo là cái không có âm thanh, không có hình
tướng, tồn tại vô haṇ và bao trùm tất cả, không chỉ sinh ra vạn vật mà còn nuôi
dưỡng chúng: “Đại đạo phiếm hề, kì khả tả hữu. Vạn vật thị chi nhi sinh nhi bất từ,
công thành nhi bất danh, hữu y dưỡng vạn vật nhi bất vi chủ” (Đạo lớn lan tràn
khắp nơi, ở khắp bên phải, bên trái. Vạn vật sinh ra nương nhờ nó mà nó không
khước từ, thành công rồi mà không để tên lại, nuôi nấng vạn vật mà không đòi làm
chúa vậy) (34, tr.105).
Khác với tư tưởng của Lão Tử cho rằng “đạo” là cái “huyền diệu lại càng
huyền diêụ ”, Pháp gia khẳng định: “Đaọ ” là cái “lý” của muôn vâṭ , cái “lý” của bậc
đế vương. Trong sách Hàn Phi Tử, chương Chủ đạo, Hàn Phi viết: “Đaọ là bắt đầu
của muôn vật , là giường mối của mọi điều phải trái . Thế cho nên bâc̣ mi nh quân
phải giữ cái bắt đầu ấy để biết nguồn gốc của muôn vật , và theo giường mối ấy để
biết đầu mối của mo ̣ i viêc̣ dở , hay” (dâñ theo 44, tr.279). Như vâỵ , theo nghiã
chung nhất, “đaọ ” của Pháp gia là đaọ tri ̣quốc , là đường lối pháp trị , là kết hơp̣ ba
yếu tố “pháp”, “thuâṭ”, “thế” trong viêc̣ tri ̣nướ c . Theo phái Pháp gia, “Pháp” là chỉ
pháp luật, pháp luật đươc̣ ban hành nghiêm minh , công khai cho moị ngườ i cùng
thưc̣ hiêṇ . “Thuâṭ” là thuâṭ cai tri ̣ bề tui của nhà vua. “Thế” là uy thế , quyền lưc̣ của
bâc̣ quân vương. Đường lối pháp trị , kết hơp̣ vớ i thuâṭ “thưở ng phaṭ” phân minh là
đaọ tri ̣quốc , đaọ làm vua mà Hàn Phi xây dựng để đối lâp̣ vớ i đườ ng lối nhân tri ̣
của Nho giáo. Lý luận chính trị đó của Hàn Phi đã có tác dụng chỉ đạo cả một thời
gian dài trong các chế độ chính trị chuyên chế về sau .
Các quan điểm trên đây về Đạo của các trường phái đã được vận dụng trong
thực tiễn và đem lại những tác động tích cực. Đạo giáo chú trọng tới thiên đạo, họ
hướng lối sống theo lẽ tự nhiên “vô vi” phù hợp với những người chán ghét cuộc14
sống hỗn loạn, đem lại sự tĩnh tâm trong tâm hồn. Còn Pháp gia chú trọng tới nhân
đạo, đạo pháp trị đã làm cho một số nước chư hầu trở thành nước mạnh, binh
cường. Vua Tần kết hợp pháp - thế - thuật trong đạo trị nước do Hàn Phi đề ra đã
giúp nước Tần chinh phục được các nước chư hầu khác và thống nhất Trung Quốc
vào năm 221 TCN, mở ra thời kì lịch sử mới cho Trung Quốc cổ đại.
Với lập trường và mục đích chính trị riêng của mình, học thuyết chính trị - xã
hội, đạo đức Nho giáo cũng có cách lí giải riêng về khái niệm Đạo. Kế thừa những
quan điểm trước đó, Khổng Tử - người sáng lập ra Nho giáo, ngay từ đầu đã coi
Đạo là mục đích, tiêu chuẩn định ra cho mỗi người hướng tới. Ông viết: “Chí ư đạo,
cứ ư đức, y ư nhân, du ư nghệ” (Nên để tâm chí vào đạo, nắm vững đức hạnh, noi
theo điều nhân, vui với lục nghệ) (17, tr.346). Theo ông thì việc quan trọng nhất của
con người là hiểu biết về đạo và hành đạo. Suốt cả đời mình, ông lấy việc truyền
đạo và hành đạo làm mục đích sống. Ông nói: “Triêu văn đạo, tịch tử khả hỹ” (Sáng
sáng nghe giảng đạo, dù tối chết cũng yên lòng) (17, tr.272). Song, đạo được Khổng
Tử dùng ở đây không bao gồm thiên đạo, mà chủ yếu là nhấn mạnh đến nhân đạo,
như học trò của ông là Tử Cống đã nói: “Phu Tử chi ngôn tính dữ thiên đạo, bất khả
đắc nhi văn dã” (chưa bao giờ nghe thấy Khổng Tử nhắc đến tính và thiên đạo cả)
(17, tr.298). Có nhiều chỗ trong sách Luận ngữ, Khổng Tử cũng nói đến trời, coi
trời là nguồn gốc của Đạo: “Thủ minh đạo chi bản nguyên xuất ư thiên, nhi bất khả
dịch, kỳ thực thể bị ư kỉ nhi bất khả li” (Nguồn gốc của Đạo xuất phát tự trời mà
không thể thay đổi, và thực thể của nó có đầy đủ ở nơi ta, mà không thể rời xa).
Song về cơ bản, ông không đi sâu vào nghiên cứu thiên đạo. Sau này, các môn đệ
của ông cũng kế thừa quan điểm đó, cho rằng đạo là đạo của con người, gắn liền với
con người, phục vụ con người: “Đạo bất viễn nhân. Nhân chi vị đạo viễn bất khả dĩ
vi đạo” (Đạo chẳng xa người. Người nào thi hành đạo mà lại rời xa người chẳng thể
coi đó là đạo) (17, tr.103). Hầu hết các nhà Nho đều chú trọng đến mối quan hệ giữa
con người với con người nhằm phát triển mặt nhân đaọ và trên cơ sở đó mà hình
thành tư tưởng về đạo làm người.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Thuc thuong

New Member
Link tải miễn phí Luận văn:Quan niệm của Nho giáo về đạo làm người và ảnh hưởng của nó trong Quốc triều hình luật : Luận văn ThS. Triết học: 60 22 80
Link tải Free download cho anh em Ketnooi:

ad có thể hướng dẫn cách tải tài liệu cho e được không a? vì e tải nhưng không được. Em Thank Ad.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top