tutranviet

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử : Luận văn ThS. Triết học: 60 22 80
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2009
Chủ đề: Mạnh Tử
Nho giáo
Triết học Trung Quốc
Tư tưởng triết học
Miêu tả: 84 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Triết học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Làm sáng tỏ bối cảnh kinh tế - xã hội và những tiền đề cho sự ra đời tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử. Đi sâu phân tích một số nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử, đó là quan niệm của Mạnh Tử về con người và tư tưởng đức trị của Ông, qua nghiên cứu sách Mạnh Tử và một số sách khác thuộc bộ Tứ thư. Từ đó chỉ ra những giá trị và hạn chế chủ yếu, cũng như ý nghĩa trong tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử, nhấn mạnh những điểm đặc sắc cần kế thừa và phát huy ở thời đại hiện nay
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ...................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ...................................................................7
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .....................................................7
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................7
6. Ý nghĩa của luận văn ...............................................................................................8
7. Đóng góp của luận văn ...........................................................................................8
8. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................8
NỘI DUNG
Chương 1: BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ RA ĐỜI
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA MẠNH TỬ...............................9
1.1. Hoàn cảnh ra đời ....................................................................................................9
1.2. Một số tiền đề tư tưởng cơ bản ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng
chính trị - xã hội của Mạnh Tử ...............................................................................15
Kết luận chương 1 ........................................................................................................29
Chương 2: MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG TƯ TƯỞNG
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA MẠNH TỬ........................................................30
2.1. Quan niệm của Mạnh Tử về con người .......................................................30
2.2. Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng đức trị của Mạnh Tử ..............50
2.3. Những giá trị, hạn chế chủ yếu và ý nghĩa cơ bản trong tư tưởng
chính trị - xã hội của Mạnh Tử ................................................................................69
Kết luận chương 2.........................................................................................................76
KẾT LUẬN.........................................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................791
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Qua nhiều công trình nghiên cứu về Nho giáo và Nho giáo Việt Nam
hiện nay, về lịch sử và văn hoá Việt Nam cho thấy, từ khi Nho giáo du nhập vào
Việt Nam cho đến bây giờ, Nho giáo đã và đang ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều
mặt của đời sống xã hội với con người Việt Nam. Cho nên, việc nghiên cứu trở
lại Nho giáo với mục đích “gạn đục khơi trong”, chỉ ra phát huy những giá trị nổi
bật, những tinh hoa của Nho giáo, đồng thời khẳng định tính thực tiễn và sức
sống của nó là nhiệm vụ hết sức cần thiết trong nghiên cứu.
Việc nghiên cứu tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử cũng không
nằm ngoài mục tiêu ấy. Vì rằng, bằng công việc này, sẽ giúp chúng ta có thể thấy
rõ tính chất hai mặt tồn tại trong hệ thống tư tưởng của Nho giáo nói chung và tư
tưởng của Mạnh Tử nói riêng. Chúng ta không thể phủ nhận những nhân tố,
những giá trị tích cực trong tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử và những
nhân tố, những giá trị này, ở Việt Nam hiện nay, vẫn còn ảnh hưởng, vai trò nhất
định. Song bên cạnh đó, trong tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử vẫn còn
tồn tại nhiều yếu tố, tính chất lỗi thời và lạc hậu mà sự cần thiết đòi hỏi chúng ta
phải chỉ ra để khắc phục. Cũng thông qua việc nghiên cứu những nội dung tư
tưởng của Mạnh Tử nói chung và đặc biệt là tư tưởng chính trị của ông nói riêng,
chúng ta có thể có thêm những căn cứ, cơ sở để khẳng định rằng, trong Nho giáo
có sự gắn bó chặt chẽ những vấn đề chính trị - xã hội với những vấn đề triết học,
giáo dục và đạo đức v.v. Những vấn đề ấy không những không tách rời nhau mà
đan xen, hoà quyện vào nhau trong cùng một nội dung, trong cùng một hệ thống.
Nghiên cứu tư tưởng của Mạnh Tử (thông qua sách Mạnh Tử) cho thấy
rằng, bên cạnh và chính bằng việc tiếp thu, kế thừa và phát triển tư tưởng của
Khổng Tử; giải thích trên quan điểm, lập trường của mình, mở rộng nhiều yếu tố
của các trào lưu tư tưởng khác nhau như Đạo gia, Pháp gia, Mặc gia và đưa vào
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
hệ tư tưởng của mình, mà Mạnh Tử hình thành học thuyết của ông nhằm đáp ứng
nhu cầu là hệ tư tưởng, là công cụ thống trị, quản lý xã hội của giai cấp phong
kiến thống trị. Là nhà tư tưởng chủ yếu thuộc trường phái Nho gia, Mạnh tử đã
đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống xã hội và con người, về vai trò của con
người trong các mối quan hệ xã hội. Đặc biệt trong tư tưởng của chính trị - xã
hội của Mạnh Tử, ông ta còn đưa ra (ở những nét cơ bản nhất) phương pháp cai
trị theo Nhân trị (hay Nhân chính) nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là xây dựng
một xã hội lý tưởng. Trong những nội dung ấy, chứa đựng nhiều giá trị, nhiều
nhân tố khá hợp lý và đúng đắn mà ngày nay, chúng ta cần nghiên cứu để
tiếp thu, kế thừa, phát triển và vận dụng vào việc xây dựng và đưa nước ta hiện
nay đạt đến mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn
minh. Chẳng hạn như, từ tư tưởng đề cao vai trò của con người và đặt con người,
nhìn nhận con người trong các mối quan hệ xã hội cơ bản, ông đã đưa ra những
chuẩn mực đạo đức và những quy phạm, những yêu cầu có tính đạo đức, mang
nội dung đạo đức và hành động theo đạo đức để điều chỉnh mọi hành vi, mọi
hoạt động của con người. Và, đó là tư tưởng về một bậc minh quân có đạo đức,
hiểu và hành động theo nhân nghĩa; đó là tư tưởng “Dân vi quý”. Đặc biệt, đó là
tư tưởng về đường lối trị nước theo phương pháp Đức trị (còn được gọi là Nhân
trị hay Nhân chính), được biểu hiện dưới hình thức những quy định và những
đánh giá trên cơ sở xác lập những giá trị luân lý, đạo đức được mọi người thừa
nhận và chấp hành một cách tự giác.
Nghiên cứu và nhìn nhận khách quan, chúng ta có thể thấy được rằng tư
tưởng của Mạnh Tử không những vẫn giữ được những nội dung cơ bản những
cái tinh tuý nhất của bậc thầy (Khổng Tử) mà trong tư tưởng của ông, còn có
những bổ sung, phát triển, những lý giải mới. Chính sự bổ sung, phát triển thêm
cũng như sự lý giải của Mạnh Tử về những nội dung, tính chất cơ bản trong tư
tưởng Khổng Tử đã tạo nên sự độc đáo và nét riêng nổi bật trong hệ thống tư
tưởng của Mạnh Tử nói chung và trong tư tưởng chính trị - xã hội của ông nói3
riêng. Ngoài ra, chúng tui muốn khẳng định thêm một lần nữa rằng, có nghiên
cứu và đánh giá một cách khách quan, toàn diện những nội dung cơ bản trong
học thuyết chính trị - xã hội của Mạnh Tử, mới có thể nhận thức một cách đầy đủ
hơn, chính xác hơn những giá trị cũng như những hạn chế của nó nói riêng và
học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo nói chung.
Việc nghiên cứu tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử nói riêng và
Nho giáo nói chung đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu đến. Ở mỗi
công trình nghiên cứu ấy, chúng ta bắt gặp những cách tiếp cận khác nhau, nhiều
kết qủa nghiên cứu đáng ghi nhận. Kế thừa những kết qủa nghiên cứu ấy, từ góc
độ triết học, chúng tui thấy cần tiếp tục khai thác, nghiên cứu những nội
dung, các giá trị chủ yếu trong tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử. Vì
những lý do và cách đặt vấn đề trên đây, tác giả lựa chọn vấn đề “Tư tưởng chính
trị - xã hội của Mạnh Tử” làm đề tài nghiên cứu trong bản luận văn thạc sĩ Triết
học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Có thể nói, tư tưởng chính trị - xã hội của Nho giáo nói chung và nhiều
nội dung trong tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử nói riêng đã được nhiều
người quan tâm nghiên cứu, được nhiều hội nghị, hội thảo khoa học trong và
ngoài nước bàn đến. Đặc biệt là ở Việt Nam, trong những năm gần đây, vấn đề
đó càng được quan tâm thêm và nhiều hơn trong nghiên cứu, giảng dạy Nho giáo
và lịch sử Nho giáo, lịch sử tư tưởng Trung Quốc và Việt Nam. Có thể kể đến
những công trình tiêu biểu như sau:
1. Lã Trấn Vũ với cuốn Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc (Trần
Văn Tấn dịch, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1964). Lã Trấn Vũ là một trong những học
giả nổi tiếng của Trung Quốc hiện nay. Ông đã viết rất nhiều tác phẩm về sử học,
triết học và kinh tế. Trong quá trình nghiên cứu của mình, ông đã vận dụng các
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin để nghiên cứu các vấn đề khoa học xã hội
mà ông quan tâm. Trong tác phẩm Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc, ông
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
đã trình bày và đánh giá khá toàn diện, sâu sắc quá trình hình thành phát triển
các tư tưởng, học thuyết của Nho giáo, Đạo gia, Pháp gia,v.v… Khi trình bày tư
tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử, Lã Trấn Vũ đã nêu rõ tư tưởng chính trị -
xã hội của Mạnh Tử bao gồm nhiều nội dung: Nhân tính luận, nhân học, đường
lối cai trị, quản lý xã hội, v.v.
Cụ thể là, liên quan đến đề tài của luận văn trong cuốn sách này, Lã Trấn
Vũ đã nêu lên và phân tích những nội dung chủ yếu nhất trong tư tưởng của
Mạnh Tử về xã hội và con người. Chẳng hạn như khi đề cập đến nhân tính luận
của Mạnh Tử, Lã Trấn Vũ đã chỉ rõ quan niệm của Mạnh Tử coi “bản tính” của
con người vốn là “thiện”. Cái bản tính ấy gắn bó chặt chẽ và phụ thuộc với việc
giáo dục, tu dưỡng đạo đức của mỗi người, của con người. Hay trong học thuyết
chính trị - xã hội, Mạnh Tử đã đặt ra yêu cầu đối với nhà cầm quyền là phải biết
coi trọng nhân dân, coi dân là của báu, là của quý và do vậy, phải luôn quan tâm,
chăm lo đến đời sống vật chất của dân và phải thường xuyên giáo dục, giáo hóa
dân, phải dựng nên một nhà nước hoạt động theo đường lối nhân trị.
Nói chung, khi nghiên cứu về tư tưởng của Mạnh Tử, Lã Trấn Vũ tập
trung làm rõ những nội dung cụ thể qua từng học thuyết và trên cơ sở đó, làm rõ
những mặt tích cực và hạn chế trong tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử
trong bối cảnh lịch sử của xã hội Trung Quốc thời Chiến Quốc.
2. Nguyễn Thanh Bình với Học thuyết chính trị xã hội của Nho giáo và
ảnh hưởng của nó ở Việt Nam (từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX), Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2007. Từ cách nhìn nhận Nho giáo với tư cách là một hệ
thống chỉnh thể, và từ việc nhìn nhận Nho giáo chủ yếu với tư cách là một học
thuyết chính trị - xã hội, tác giả đã trình bày tư tưởng chính trị - xã hội của Nho
giáo, trong đó tác giả đã chỉ ra và phân tích một cách khái quát nhất, cơ bản nhất
những nội dung chủ yếu trong tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử.
Khi đề cập đến “thuyết tính thiện” của Mạnh Tử, tác giả đã cho thấy,
trong quan niệm của Mạnh Tử, bản tính của con người từ khi mới sinh ra là do
trời phú, cho nên vốn là thiện.Trong cuốn sách này, tác giả đã khẳng định rằng,5
cũng giống với các nhà Nho đương thời, Mạnh Tử đã từ quan điểm Dân vi quý
để đặt ra những yêu cầu đối với nhà cầm quyền phải tạo điều kiện cho dân có
cuộc sống đầy đủ, thì họ mới thực hiện được đạo hiếu, đạo trung, mới học và làm
theo Lễ, Nghĩa.
3. Trong tác phẩm Nho giáo của Trần Trọng Kim, khi đề cập đến Mạnh
Tử và tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử, tác giả đã lý giải rằng, Mạnh Tử
sở dĩ nói đến tính thiện trong con người là vì ông ta tin có cái thiên lý chí thiện,
mà tính người là một phần thiên lý ấy, tất là phải thiện. Còn khi đánh giá về triết
lý chính trị của Mạnh Tử, Trần Trọng Kim cho rằng, Mạnh Tử đã lấy nhân nghĩa
làm bản tính người thì việc chính trị cũng phải lấy nhân làm gốc. Nếu người ta ai
cũng nghĩ đến điều lợi mà quên cả nhân nghĩa, rồi tìm cách mà phá hoại lẫn
nhau. Bởi đó mà sinh ra sự biến loạn và sự chiến tranh, làm cho thiên hạ phải
nhiều nỗi lầm than.
Và cuối cùng, Trần Trọng Kim đi đến kết luận: Nói tóm lại, học thuyết
của Mạnh Tử về đường lối chính trị là cốt lấy sự hoà bình mà bảo tồn lấy dân.
Từ việc nhìn nhận và lý giải thực trạng của xã hội đương thời, dân tình khổ sở vì
tình trạng vua chúa tranh quyền tranh lợi và thiên hạ loạn lạc, cho nên ông (tức
Mạnh Tử) muốn đem cái đạo lớn của thánh hiền mà khuyên răn mọi người,
khiến cho ai nấy đều hồi tưởng lại, lấy nhân nghĩa mà đối với quốc gia để cứu
vớt muôn dân. Chính sách của ông là chính sách cứu đời vậy.
4. Trong các cuốn sách: Giáo trình Triết học Mác - Lênin và Giáo trình
Lịch sử triết học, bên cạnh những công trình nghiên cứu tiêu biểu trên, những
nội dung chủ yếu của Nho giáo nói chung và của Mạnh Tử nói riêng cũng được
trình bày trong hai bộ giáo trình này của Bộ Giáo dục và đào tạo. Trong phần
trình bày về triết học Trung Hoa cổ - trung đại, các tác giả đã nhấn mạnh, lịch sử
lâu đời của
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
5. Trung Hoa kéo dài nhiều thiên niên kỷ cùng với sự phát triển đi lên
của xã hội dẫn đến việc hình thành nên các trường phái triết học khá hoàn chỉnh.
Các trường phái này luôn lấy con người làm trung tâm trong quá trình nghiên
cứu, có xu hướng chung là giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức
của xã hội Trung Hoa đặt ra lúc bấy giờ. Đặc biệt là, trong khi trình bày những
nội dung chủ yếu của Nho giáo Trung Quốc, ngoài việc trình bày và đánh giá tư
tưởng của Khổng Tử, hai bộ giáo trình này, đã dành một dung lượng nhất định,
cần thiết để đề cập đến những tư tưởng của Mạnh Tử về con người, về đường lối
cai trị, quản lý xã hội. Các tác giả đã đi đến khẳng định rằng, Mạnh Tử đã hệ
thống hoá triết học duy tâm của Nho gia (chủ yếu của Khổng Tử) trên phương
diện thế giới quan, nhân sinh quan và nhận thức luận để phát triển hơn nữa tư
tưởng của Nho giáo và hình thành nên học thuyết của mình [78, tr.32-33].
Ngoài những công trình nghiên cứu trên đây, liên quan đến nội dung đề
tài luận văn, còn có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết được đăng trong
các Kỷ yếu hội nghị khoa học, các tạp chí khoa học, như: “Góp phần tìm hiểu tư
tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử” của Doãn Chính (Tạp chí Triết học, số 07,
năm 2001); “Tư tưởng dân bản trong học thuyết nhân chính của Mạnh Tử” của
Lương Minh Cừ (Tạp chí Triết học, số 06, năm 2005); “Nho giáo và sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Tài Thư (Tạp
chí Triết học, số 05, năm 2002), v.v.
Nhìn chung, các công trình đó đều đã đề cập đến một số nội dung chủ
yếu trong tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử, đã chỉ ra một số giá trị và hạn
chế chủ yếu của nó. Tuy nhiên, ở những công trình ấy,các tác giả mới dừng lại ở
việc trình bày một cách khái quát một hay một số nội dung cụ thể chứ chưa đi
sâu và trình bày một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về tư tưởng chính trị
- xã hội của Mạnh Tử. Vì vậy, trong bản luận văn này, tiếp thu và kế thừa những
thành quả nghiên cứu từ những công trình nghiên cứu đã có về tư tưởng chính trị7
- xã hội của Mạnh Tử, từ phương pháp tiếp cận triết học, chúng tui cố gắng và
tập trung trình bày một cách có hệ thống và toàn diện những nội dung, những
vấn đề chủ yếu trong tư tưởng của Mạnh Tử (thông qua việc nghiên cứu sách
Mạnh Tử)
3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn
Mục đích của Luận văn là, thông qua việc trình bày và phân tích một
cách có hệ thống những nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị - xã hội của
Mạnh Tử, để từ đó, vạch ra những giá trị và hạn chế chủ yếu của tư tưởng này.
Xuất phát từ lý do chọn đề tài, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan
đến đề tài và mục đích đặt ra cho đề tài, nhiệm vụ của Luận văn là trình bày, làm
sáng tỏ những nội dung cơ bản sau:
- Bối cảnh kinh tế - xã hội và tiền đề đối với sự ra đời tư tưởng chính
trị - xã hội của Mạnh Tử.
- Phân tích một số nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị - xã hội
của Mạnh Tử.
- Chỉ ra một số giá trị và hạn chế chủ yếu, cũng như ý nghĩa trong tư
tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận chung của triết học
Mác - Lênin, cùng những nguyên lý cơ bản của triết học Mác – Lênin về xã hội,
con người và lịch sử triết học. Ngoài ra, Luận văn còn kết hợp với một số
phương pháp nghiên cứu khoa học khác, như phương pháp phân tích - tổng hợp,
phương pháp logic - lịch sử, phương pháp lịch sử - cụ thể, đối chiếu, so sánh,v.v.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là tư tưởng chính trị - xã hội của
Mạnh Tử.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
- Phạm vi nghiên cứu của Luận văn tập trung chủ yếu vào sách Mạnh Tử và
một số sách khác thuộc bộ Tứ thư (sách Đại học, sách Trung dung, sách Luận ngữ).
6. Ý nghĩa của Luận văn
Luận văn góp phần làm rõ hơn những giá trị và hạn chế trong tư tưởng
chính trị - xã hội của Mạnh Tử, qua đó nhấn mạnh những tư tưởng đặc sắc mà
chúng ta cần kế thừa và phát huy trong sự nghiệp xây công nghiệp hóa và hiện
đại hóa ở nước ta hiện nay.
7. Đóng góp của luận văn
Những kết qủa đạt được của Luận văn này sẽ là sự bổ sung cần thiết
trong việc nghiên cứu và đánh giá một cách khách quan, toàn diện hơn về tư
tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử. Vì vậy, Luận văn có thể làm tài liệu tham
khảo phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập Nho giáo nói chung và
tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử nói riêng.
8. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung
của Luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.
Chương 1: Bối cảnh kinh tế - xã hội và tiền đề ra đời tư tưởng chính trị -
xã hội của Mạnh Tử (2 tiết).
Chương 2: Một số nội dung chủ yếu trong tư tưởng chính trị - xã hội của
Mạnh Tử (3 tiết)
ó thể thấy được rằng, với những tư tưởng về một “bậc minh quân”,
Mạnh Tử đã đưa ra quan niệm về vai trò và những yêu cầu cần có của mẫu người
lý tưởng - một mẫu người không chỉ cần với xã hội đương đại, mà con hết sức
cần thiết đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam hiện nay, đó là một
người có nhân nghĩa, hiểu đạo lý, được tu dưỡng, giáo dục.
Với tinh thần “giáo dục nhân tài gắn liền với sự hưng thịnh hay suy vong
của một triều đại, của một quốc gia”, “đào tạo kẻ sĩ, nhân tài là công việc đầu
tiên và cơ bản” của nhà vua, của chế độ v.v. quan điểm của Mạnh Tử đã thể hiện
sự đề cao người có tài, có đức và vai trò của họ ở mọi thời đại, đặc biệt là trong
việc xây dựng và hoàn thiện con người Việt Nam hiện nay vì sự nghiệp Công
nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước ở nước ta hiện nay.
Bên cạnh đó, những chuẩn mực đạo đức được Mạnh Tử coi là những cái
không thể thiếu được của một con người, đó là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí cho đến
ngày nay nó càng trở nên cần thiết và có tác dụng to lớn. Đối với đất nước Việt
Nam hiện nay đang trong quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước về
mọi mặt, đang thực hiện công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội thì càng cần có
những con người có đủ đức, đủ tài - những con người Xã hội chủ nghĩa, và
những con người ấy không thể thiếu được những phẩm chất đạo đức.
Ở Mạnh Tử, chúng ta cần thừa nhận một tư tưởng hết sức có ý nghĩa
không chỉ đối với Việt Nam hiện nay mà còn đối với tất cả nhân loại yêu chuộng
hoà bình trên thế giới, đó là tư tưởng : Dân vi quý. Tư tưởng này chính là tư
tưởng nền tảng trong việc xây dựng một xã hội dân chủ cũng như hướng đến
việc xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Ngày nay, Nho giáo và nhất là tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử
nói chung và tư tưởng đạo đức của ông nói riêng vẫn còn tồn tại, ảnh hưởng và
có vai trò nhất định đối với sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người
Việt Nam, trong việc thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ” ở nước ta hiện nay. Nhận thức và vận dụng những giá trị hợp lý
trong tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử và vai trò của đạo đức trong tư
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi76
tưởng ấy của Mạnh Tử đối với xã hội và con người sẽ góp phần nhất định vào
việc khắc phục, loại trừ những hành vi, những biểu hiện phi đạo đức, vi phạm
pháp luật và kỷ cương của xã hội, tình trạng tham ô, tham nhũng, suy thoái về
đạo đức, lối sống của không ít người, không ít cán bộ, đảng viên có chức, có
quyền,…trong xã hội ta hiện nay.
Kết luận chương 2
Trong chương này, bằng việc nghiên cứu các tác phẩm trong Tứ thư của
Nho giáo và đặc biệt là sách Mạnh Tử của Mạnh Tử, đồng thời kế thừa tư tưởng
ở những công trình nghiên cứu có liên quan, luận văn đã làm rõ những nội dung
cơ bản trong tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử, đó là những quan niệm về
con người, về đường lối trị nước, về dân và vai trò của người dân...Đồng thời
thông qua sự phân tích, luận văn cũng đề cập đến những giá trị và hạn chế chủ
yếu, cũng như ý nghĩa trong tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử đối với xã
hội và con người Việt Nam hiện nay.77
KẾT LUẬN
Có thể nhận định rằng, sự tồn tại, phát triển của hệ thống triết học Trung
Quốc, trong đó có Nho giáo thời Chiến Quốc là giai đoạn hoàng kim của lịch sử
văn hoá cổ đại Trung Quốc - đó là thời kỳ “Bách gia tranh minh”, “Bách gia chư
tử”, với nhiều học thuyết triết học, chính trị - xã hội tiếp tục phát triển. Sự ra đời
của Tư tưởng Mạnh Tử với tư cách là học thuyết chính trị - xã hội, đạo đức cũng
từ bối cảnh đó.
Qua việc nghiên cứu hệ thống tư tưởng của Mạnh Tử, có thể thấy rằng:
tư tưởng chính tri - xã hội của Mạnh Tử tương đối phức tạp, nhưng có tính hệ
thống. Ở ông, tư tưởng chính trị - xã hội cũng mang những nét đặc trưng của triết
học Trung Quốc thời đó. Tư tưởng của Mạnh Tử cũng gắn bó chặt chẽ với chính
trị, đạo đức. Khi đưa ra những tư tưởng của mình, Mạnh Tử vừa đóng vai trò của
một nhà chính trị, vừa đóng vai trò của một nhà giáo dục, nhà tư tưởng.
Một trong những nội dung cốt lõi trong tư tưởng chính trị - xã hội của
Mạnh Tử là từ việc nhìn nhận con người và vai trò của con người trong các mối
quan hệ xã hội cơ bản và từ phương diện đạo đức - chính trị, ông khẳng định
rằng, nếu con người và mỗi người có đạo đức, luôn học tập và tu dưỡng đạo đức,
đối xử với nhau có đạo đức.
Trên cơ sở đề cao vai trò của con người, nhất là vai trò của nhà vua, vai
trò của đạo đức, Mạnh Tử đã đề ra học thuyết Nhân chính - đường lối “đức trị”,
coi việc trị nước căn bản phải dựa vào đạo đức nhân nghĩa, vào đạo đức của nhà
vua, của người cầm quyền.
Bên cạnh đó, Mạnh Tử còn đặc biệt đề cao vai trò của dân như là một lực
lượng sản xuất to lớn và có ảnh hưởng nhất định đối với sự thịnh - suy của chế
độ chính trị, sự ổn định của xã hội. Do vậy mà với ông, dân là gốc của nước, dân
là quý. Đây là một quan niệm tiến bộ và đáng kế thừa trong công cuộc xây dựng
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi78
Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trong việc xây dựng nhà nước ta là một nhà nước
của dân, do dân và vì dân.
Nếu Khổng Tử coi trọng việc dưỡng dân hơn cả việc bảo vệ xã tắc, và
chỉ dừng lại ở những nguyên tắc có tính đường lối, thì Mạnh Tử quan tâm nhiều
hơn đến các biện pháp kinh tế cụ thể nhằm tao ra cho dân một số sản nghiệp no,
đủ. Mạnh Tử đòi hỏi bậc minh quân phải “chế định điền sản mà chia cho dân cày
cấy, cốt khiến cho họ trên đủ phụng dưỡng cha mẹ, dưới đủ nuôi sống vợ con”.
Trên cơ sở tiếp thu tư tưởng “dân vi bản” của Khổng Tử, Mạnh Tử đã cụ thể và
phát triển thêm tư tưởng “dưỡng dân” và “giáo dân” của Khổng Tử. Vì vậy, có
thể nói, đến Mạnh Tử, tư tưởng “dưỡng dân” và “giáo dân” của Nho giáo về cơ
bản đã được xác lập.
Với tư tưởng chính trị - xã hội mang tính nhân bản sâu sắc của Mạnh
Tử, đã thực sự có ý nghĩa tích cực đối với xã hội đương thời. Mặc dù không
tránh khỏi những hạn chế, nhưng những yếu tố và những giá trị tích cực trong
tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử vẫn có ý nghĩa hết
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top