kha_li

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Phật giáo và sự vận dụng tư tưởng đó của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay
Phân tích và hệ thống hóa nguồn gốc và nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về phật giáo. Nêu lên thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta vào việc đề ra chính sách đối với tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời đề xuất một số kiến nghị về mặt giải pháp để góp phần làm cơ sở cho những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước
Luận văn ThS. Triết học -- Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007
NỘI DUNG .........................................................................................................................13
CHƢƠNG 1. NGUỒN GỐC VÀ NỘI DUNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHẬT
GIÁO...................................................................................................................................13
1.1. Một số nguồn gốc của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Phật giáo ........... 13
1.1.1. Truyền thống gia đình................................................................. 13
1.1.2. Truyền thống, văn hóa dân tộc ................................................... 17
1.1.3. Tinh hoa văn hóa nhân loại ........................................................ 21
1.1.4. Hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh ....................................... 26
1.1.5. Chủ nghĩa Mác – Lênin .............................................................. 29
1.2. Nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Phật giáo................................. 31
1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đạo Phật......................... 31
1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân
dân, tự do tín ngưỡng của đạo Phật ..................................................... 37
1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo, đoàn kết Phật giáo . 40
1.2.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp cận từ góc độ văn hóa đối với Phật
giáo........................................................................................................ 45
1.2.5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về các giá trị của đạo Phật................... 49
CHƢƠNG 2. SỰ VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHẬT GIÁO CỦA
ĐẢNG TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY................................................................56
2.1. Khái quát tình hình Phật giáo Việt Nam hiện nay .......................... 56
2.2. Thực trạng vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Phật giáo của
Đảng, Nhà nƣớc ta ..................................................................................... 67
2.2.1. Đảng, Nhà nước đề ra đường lối, chính sách chung cho các vấn
đề tôn giáo............................................................................................. 67
2.2.2. Đảng, Nhà nước đề ra đường lối, chính sách riêng đối với đạo
Phật ....................................................................................................... 79
2.2.3. Một số kiến nghị đề xuất............................................................. 86
KẾT LUẬN.........................................................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................97
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị anh hùng dân tộc, là danh nhân văn
hóa kiệt xuất của nhân loại. Người đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt
Nam vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm đến bến bờ vinh quang. Cả cuộc đời
Người là tấm gương đạo đức cho mọi thế hệ noi theo. Tư tưởng của Người là
kho tàng tri thức vô giá của cả dân tộc Việt Nam. Do vậy, Đảng và Nhà nước
ta luôn luôn coi trọng việc vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của đất nước. Tại các Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, Đảng ta đã nhấn mạnh: Đảng và
Nhà nước ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ
nam cho hành động. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng lại tiếp
tục nhấn mạnh bài học lớn đầu tiên qua thực tiễn hai mươi năm đổi mới là
“kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập
dân tộc và CNXH. Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động của Đảng”[18, 131]. Theo định hướng
chung đó, việc học tập và nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh để thấm nhuần hệ thống tư tưởng sâu sắc, vận dụng một cách sáng tạo
các tư tưởng đó trong tình hình hiện nay vừa là yêu cầu lý luận, vừa là đòi hỏi
khách quan của thực tiễn.
Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm nhiều vấn đề, nhiều nội dung
phong phú, rộng lớn đã được các học giả trong và ngoài nước quan tâm
nghiên cứu. Một trong các nội dung trong hệ thống tư tưởng của Người hiện nay
đang thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu là tư tưởng của Người về
lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng. Tính cho đến thời điểm hiện nay, nhiều hội thảo
khoa học đã được tổ chức, khá nhiều kết quả nghiên cứu chuyên khảo về vấn đề
trên đã được xuất bản. Tuy nhiên, ở một phạm vi hẹp hơn là tư tưởng Hồ Chí
Minh về Phật giáo, các công trình nghiên cứu đã được công bố còn hạn chế.
Như chúng ta đã biết, Phật giáo là một tôn giáo lớn đã được du nhập
vào Việt Nam khá sớm và tồn tại trong một thời gian dài cho đến ngày nay.
Trải qua nhiều thăng trầm, biến động trong lịch sử, Phật giáo đã gắn bó sâu
sắc với dân tộc Việt Nam, ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của
mọi người con đất Việt không chỉ trong quá khứ mà cả hiện tại. Phật giáo
cũng đã ảnh hưởng đến Hồ Chí Minh trên nhiều phương diện, tư tưởng.
Ngược lại, Hồ Chí Minh cũng đã dành nhiều sự quan tâm ưu ái đối với Phật
giáo. Như vậy, việc lựa chọn tiếp tục đi sâu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
về tôn giáo, tín ngưỡng nói chung, Phật giáo nói riêng là việc làm có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn cấp bách. Nó sẽ mở ra một hướng tiếp cận mới trong
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, làm mở rộng và phong phú thêm nội dung
tư tưởng Hồ Chí Minh ở thời điểm hiện tại.
Mặt khác, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Phật giáo theo đánh giá
của chúng tui còn có ý nghĩa quan trọng. Cho đến nay, các công trình nghiên
cứu nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh chủ yếu khai thác ở các
nguồn gốc như Nho giáo với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ
nghĩa Mác - Lênin với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh… Do vậy, với
đề tài này, chúng tui hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ một bộ phận mới trong
việc nghiên cứu nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh: Phật giáo với việc hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hơn nữa, trong điều kiện ngày nay, tôn giáo đang vận động theo các xu
hướng phức tạp. Các thế lực thù địch đang hàng ngày, hàng giờ lợi dụng các
sơ hở của xu hướng vận động đó để gây mất ổn định chính trị, phá hoại cách
mạng, phá hoại công cuộc xây dựng CNXH của ta. Việt Nam đang là tâm
điểm của âm mưu “diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù
địch. Cho nên vấn đề tôn giáo đang là vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Ngay cả
tôn giáo Phật giáo, một tôn giáo đã gắn bó lâu dài cùng dân tộc Việt Nam
cũng không tránh khỏi bị lợi dụng bởi âm mưu phản động của các thế lực thù
địch. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho vấn
đề tôn giáo và đưa ra các tư tưởng chỉ đạo cho phù hợp với tình hình thực tế.
Trước tình hình đó, việc tiếp tục nghiên cứu, vận dụng, phát huy và kế thừa
hơn nữa các di sản chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự
nghiệp đổi mới của toàn Đảng, toàn dân ta cũng là một yêu cầu tất yếu.
Vì tất cả các lý do trên, tui quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về Phật giáo và sự vận dụng tư tưởng đó của Đảng ta
trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ triết học
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, tư tưởng Hồ Chí Minh đã và đang thu hút được sự quan
tâm nghiên cứu của nhiều học giả. Các công trình nghiên cứu đều tập trung
khai thác ở các góc độ khác nhau trong tư tưởng của Người. Các vấn đề đã
được nghiên cứu nhiều như: nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại
đoàn kết, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, CNXH…Mỗi công trình
nghiên cứu đều làm sáng tỏ, sâu sắc và phát hiện thêm nhiều giá trị mới trong
tư tưởng của Người.
Theo tình hình chung đó, việc tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn
giáo, tín ngưỡng đã thu hút được nhiều nhà nghiên cứu. Ở lĩnh vực này, có thể
khái quát các mảng vấn đề đã được công bố như sau:
1, Các công trình tổng hợp có liên quan là nghiên cứu tình hình tôn
giáo ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu đó đã nêu bật thực trạng, đặc
trưng của tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay dưới tác động của các tư
tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo.
Có thể kể một số các công trình tiêu biểu:
- Tác giả Đặng Nghiêm Vạn với công trình “Lý luận về tôn giáo và tình
hình tôn giáo ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.
Đây là kết quả kế thừa từ đề tài khoa học cấp nhà nước KHXH - 04 - 06
“Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tôn giáo và tín ngưỡng ở
Việt Nam. Chính sách của Đảng và Nhà nước”. Ở công trình nghiên cứu này,
GS. Đặng Nghiêm Vạn đã trang bị cho người đọc những vấn đề lý luận chung
nhất về tôn giáo, trình bày đặc điểm và tình hình tôn giáo ở Việt Nam cũng
như đặc trưng, vai trò cụ thể của các tôn giáo lớn. Điểm đáng chú ý là các tôn
giáo này đều được minh họa cụ thể, chi tiết từ cuộc điều tra xã hội học về tôn
giáo ở ba thành phố lớn Hà nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, tác
giả công trình nghiên cứu cũng đã phân tích và làm rõ một số vấn đề vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng chính sách tôn giáo lớn ở Việt
Nam hiện nay.
- Tác giả Đỗ Quang Hưng với cuốn “Về vấn đề tôn giáo trong cách
mạng Việt Nam. Lý luận và thực tiễn”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà
Nội, 2005. Theo chúng tui đây là một công trình tổng hợp đã khái quát các
nội dung cơ bản liên quan đến lĩnh vực tôn giáo như tác giả khái quát bối
cảnh quốc tế của vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, phân tích dưới góc độ triết học
những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn
đề tôn giáo cũng như bước khởi đầu nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam
về vấn đề tôn giáo. Đặc biệt là hệ thống hóa sự phát triển về quan điểm,
đường lối của Đảng về vấn đề tôn giáo qua các thời kỳ cách mạng. Các văn
bản pháp luật về vấn đề tôn giáo nói chung, các tôn giáo cụ thể (Phật giáo,
Công giáo, Cao Đài, Hòa hảo) đều được tác giả khái quát và kiến giải.
2. Liên quan trực tiếp đến nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn
giáo, tín ngưỡng có các công trình lớn sau:
- Công trình của Viện nghiên cứu tôn giáo, “Hồ Chí Minh về tôn giáo
tín ngưỡng” Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996.
Với ba phần cơ bản, có thể khẳng định đây là cuốn cẩm nang cho
những ai bước đầu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, tín ngưỡng.
Nội dung cuốn sách đều là các chỉ dẫn quan trọng cho những ai bước đầu
nghiên cứu tìm hiểu, học hỏi và kế thừa ở lĩnh vực này.
- Công trình của tập thể tác giả thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh do tác giả Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ đồng chủ biên, “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo”, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2003.
Đây là một công trình nghiên cứu lớn, tập hợp, tổng kết tất cả các bài
viết ở các góc độ khác nhau, nghiên cứu sâu về các khía cạnh phong phú
trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, có tác
dụng chỉ dẫn và định hướng cho các công trình nghiên cứu sau tiếp tục đi sâu
tìm hiểu về lĩnh vực này.
- Công trình của tác giả Hồ Trọng Hoài và Hoàng Thị Nga “Quan điểm
của C. Mác - PH.Ăngghen - V.I Lênin, Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận
dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2006. Cuốn sách gần 200 trang đã khái quát những vấn đề lý luận chung
nhất về các quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh về tôn giáo và
các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề tôn giáo. Khác với các
nghiên cứu trước, chúng tui nhận thấy đây là công trình nghiên cứu tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam một cách khái quát
và dưới góc độ triết học mới mẻ. Các tác giả không chỉ chú ý về nội dung mà
còn phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn cho các quan điểm của mình.
3. Xung quanh vấn đề nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Phật giáo,
chúng tui nhận thấy còn ít công trình được công bố. Theo thống kê của chúng
tôi, đáng lưu ý có công trình của tác giả Phùng Hữu Phú đã được xuất bản
thành sách “Hồ Chí Minh với Phật giáo Việt Nam (1945 - 1969)”. Ở công
trình nghiên cứu này tác giả là người đầu tiên đã cố gắng khái quát nội dung,
khẳng định mối quan hệ giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với Phật giáo dân tộc,
tìm hiểu những nhân tố triết lý Phật giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy
nhiên do dung lượng ít ỏi, tác giả chưa thể chỉ dẫn nhiều Hồ Chí Minh nói gì,
viết gì, nghĩ gì về Phật giáo cũng như chưa mở rộng nghiên cứu của mình, đi
sâu tìm hiểu những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng đường
lối, chính sách về tôn giáo của Đảng ta.
Bên cạnh công trình này, chúng tui nhận thấy một số tác giả khác cũng
có xu hướng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trong mối quan hệ với Phật
giáo. Song, hầu hết các công trình của các tác giả này được trình bày dưới
dạng bài viết nhỏ, đăng trên các tạp chí hay các bài phát biểu tại các hội thảo
khoa học. Tiêu biểu như các bài viết nhỏ được tập hợp trong cuốn “Kỷ yếu
hội thảo khoa học “Tư tưởng Hồ Chí Minh” tại Thừa Thiên Huế lần I”, Nhà
xuất bản Thuận Hóa, Huế 1994: “Tư tưởng Hồ Chí Minh và giáo lý đạo Phật”
của Thượng Tọa Thích Đức Thanh; “Hồ Chí Minh trong lòng tăng ni, Phật tử
Thừa Thiên Huế” của tác giả Đặng Văn Chương; “Khát vọng giải phóng
những người cùng khổ, nét lớn trong sự gặp gỡ giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và
tư tưởng Phật giáo” của tác giả Lê Cung. Ngoài ra, đáng chú ý còn có “Hồ
Chí Minh với Phật giáo” của Lê Cung ; “Cuộc gặp gỡ đầu tiên của Chủ tịch
Hồ Chí Minh với Phật giáo Việt Nam” của tác giả Minh Chi. Hai bài viết này
được đăng trên cuốn “Sáng ngời Hồ Chí Minh những bài viết tâm đắc”, do tác
giả Phan Văn Hoàng chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà nội, 2005;
Bài viết “Hồ Chí Minh với Phật giáo” đăng trên cuốn “Về danh nhân văn hóa
Hồ Chí Minh” của tác giả Đinh Xuân Lâm và Bùi Đình Phong, Nhà xuất bản
Lao Động, 2005. Tất cả các bài viết trên đều là các bài viết nhỏ của các tác
giả quan tâm đến tư tưởng Hồ Chí Minh về Phật giáo. Mỗi bài viết đề cập đến
các góc độ khác nhau của vấn đề, song hầu hết các tác giả đều tìm hiểu điểm
tương đồng trong tư tưởng Hồ Chí Minh với giáo lý đạo Phật, tìm nét tương
đồng giữa Hồ Chí Minh với đấng chí tôn của đạo Phật là Đức Phật tổ Thích
Ca. Ngoài ra các tác giả cũng bộc lộ tình cảm ngưỡng mộ, mến yêu trước một
vị lãnh tụ mang trong mình tâm thức sâu sắc của đạo Phật.
Do vậy, khi nghiên cứu đề tài này, từ góc độ tiếp cận triết học, chúng
tui đã tham khảo các công trình nghiên cứu nói trên với các gợi ý quan trọng,
nhất là chú ý kế thừa và phát triển các thành quả tư tưởng của tác giả Phùng
Hữu Phú và các tác giả nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh với Phật giáo.
Ngoài ra, chúng tui cố gắng đi sâu nghiên cứu từ góc độ triết học, giá trị học,
triết học văn hoá để khai thác các giá trị tư tưởng nổi bật của Hồ Chí Minh về
Phật giáo và đặc biệt là đi sâu tìm hiểu sự vận dụng các tư tưởng đó của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ một số nguồn gốc hình thành và nội dung tư tưởng
Hồ Chí Minh về Phật giáo cũng như sự vận dụng các tư tưởng đó của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+Tìm hiểu một số nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Phật giáo.
+ Đi sâu nghiên cứu, hệ thống hóa các tư tưởng Hồ Chí Minh về Phật giáo.
+Phân tích sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng để
chỉ đạo tình hình tôn giáo hiện nay, nhất là tình hình Phật giáo.
+Đề ra các kiến nghị, đề xuất của bản thân để góp phần làm cơ sở cho
các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí
Minh về Phật giáo qua các văn bản, trước tác Người để lại, qua các câu
chuyện thực tế trong cả cuộc đời hoạt động của Người; các chủ trương, chính
sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo nói chung, Phật giáo
nói riêng giai đoạn hiện nay dưới ánh tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn nghiên cứu chủ yếu ở các quan điểm của Hồ Chí Minh
về Phật giáo và một số nội dung tư tưởng của Người về tôn giáo, giới hạn ở
các thời điểm lịch sử, các địa điểm cụ thể có liên quan đến việc hình thành
cũng như nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về Phật giáo. Mặt khác, chúng tôi
cũng giới hạn nghiên cứu ở các chủ trương, chính sách cơ bản nhất của Nhà
nước ta về vấn đề tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng.
5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận
Đề tài vận dụng những phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, lấy các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở
lý luận cho việc nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu như phân
tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, thống kê, lôgic - lịch sử …
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn đã phân tích, hệ thống hóa được những nguồn gốc và nội
dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về Phật giáo.
Luận văn cũng đã phân tích được thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh của Đảng ta vào việc đề ra các chính sách đối với tôn giáo nói chung,
Phật giáo nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn cũng đề xuất được một số các kiến nghị về mặt giải pháp để góp
phần làm cơ sở cho các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.
7. Ý nghĩa của luận văn
Với luận văn này, chúng tui đã làm phong phú, sâu sắc thêm những
hiểu biết về tư tưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực tôn giáo mà cụ thể là tư
tưởng của Người về Phật giáo. Do vậy, luận văn có ý nghĩa góp thêm vào
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trong hệ thống nhiều công trình lớn nghiên
cứu về tư tưởng của Người. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
những ai quan tâm về vấn đề này.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm 2 chương, 4 tiết.
Do vậy, Chủ tịch đã yêu cầu đối với cơ sở chùa chiền, các chính quyền
cơ quan phải có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn:
“1.Ở những chùa đang thờ Phật, dù có tăng ni ở hay không nhưng nhân
dân vẫn còn đến lễ bái thì không được dùng nơi lễ bái vào việc khác”.
“2.Nhà, sân, ruộng đất, cây cối, vườn ao ở trong và ngoài khu nội tự mà
pháp luật đã thừa nhận là của nhà chùa thì đều thuộc quyền quản lý, sử dụng
của nhà chùa, không ai được xâm phạm”.
“3.Đối với các hoa lợi thu từ ruộng, đất, vườn cây, ao hồ của nhà chùa
cùng những khoản thu nhập khác thì nhà chùa ngoài phần thoả đáng dành cho
việc sinh hoạt của tăng ni và hoạt động tôn giáo, phải sử dụng trước tiên vào
các công việc bảo vệ, tu sửa chùa”.
“5.Những chùa là di tích lịch sử, di tích nghệ thuật hay là danh lam
thắng cảnh có giá trị tiêu biểu đối với cả nước hay từng địa phương dù còn
dùng vào việc thờ cúng hay không đều đặt dưới sự quản lý của ngành văn hoá
và phải được nghiên cứu xếp hạng”[70, 8 - 9 - 10].
Như vậy, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã sát sao chỉ đạo việc bảo vệ cơ sở
vật chất của nhà chùa từ các cơ sở vật chất bình thường đến các di sản, danh
lam đã được xếp hạng, công nhận.
Theo tinh thần này, từ sau đổi mới, Đảng lãnh đạo Nhà nước ban hành
Hiến pháp năm 2004. Trong Hiến pháp có quy định cụ thể về cơ sở vật chất
của các tôn giáo: các cơ sở vật chất của mọi tôn giáo đều được pháp luật bảo
hộ, các cơ sở này được Nhà nước cho phép sử dụng lâu dài ổn định[64, 21].
Ngoài ra, Đảng và Nhà nước còn quan tâm đến cơ sở vật chất của tôn giáo là
di tích lịch sử văn hoá, danh lam, thắng cảnh. Các công trình này ngoài việc
hoạt động bình thường như mọi cơ sở tôn giáo khác còn được bảo hộ trong
luật di sản văn hoá, được pháp luật quy định đối với việc nâng cấp, trùng tu
tôn tạo.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tóm tắt tư tưởng Hồ Chí Minh Môn đại cương 1
D giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược trồng người Văn hóa, Xã hội 0
D Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Môn đại cương 0
D TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Môn đại cương 0
H Giáo trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh Môn đại cương 0
D những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng những nguyên tắc đó để rèn luyện đạo đức cá nhân Môn đại cương 0
D Tư tưởng hồ chí minh vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đảng cộng sản vào công cuộc xây dựng và chỉnh đốn đảng hiện nay Môn đại cương 0
D Tìm hiểu sự vận dụng của Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản trong việc chỉnh đốn và đổi mới Đảng hiện nay Môn đại cương 0
D Những phẩm chất đạo đức cơ bản theo tư tưởng Hồ Chí Minh Vận dụng những phẩm chất này vào xây dựng đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay? Môn đại cương 0
D tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của đảng ta, liên hệ bản thân Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top