djnhthang_kute

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Luận văn ThS. Quản lý khoa học và công nghệ -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Trình bày cơ sở lý luận của việc áp dụng iso hành chính công trong các cơ quan hành chính nhà nước. Nghiên cứu thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008 vào các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Đồng Nai. Đề xuất các tiêu chí đánh giá và các điều kiện cần và đủ để áp dụng các tiêu chí trong thực tiễn

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay chất lượng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ đóng vai trò quyết
định trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Vấn đề
đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng và tăng cường, đổi mới quản lý chất
lượng không chỉ được thực hiện ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản
phẩm vật chất mà ngày càng được thể hiện rộng rãi trong các lĩnh vực khác
nhau như: quản lý hành chính, y tế, giáo dục, đào tạo, tư vấn,… Trong đó dịch
vụ quản lý hành chính nhà nước là một loại hình dịch vụ phi lợi nhuận nhưng
đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ổn định và thúc đẩy nền kinh tế
phát triển.
Chính vì thế việc cải cách các thủ tục hành chính là rất cần thiết nhất là
trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, khi mà Việt Nam gia nhập WTO. Cũng
như các nước trong khu vực như Malaysia, Singapore, việc áp dụng tiêu
chuẩn ISO 9001:2008 vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước cũng đã
được thực hiện tại Việt Nam theo theo Quyết định 114/2006/QĐ-TTg và
Quyết định 118/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm đáp ứng cho
công tác cải cách hành chính ở Việt Nam
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008 về hệ thống quản lý chất lượng được
tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành được chấp nhận rộng rãi trên thế
giới và được xem là mô hình quản lý chất lượng cho mọi tổ chức kể cả các
đơn vị quản lý hành chính nhà nước.
Áp dụng ISO 9001:2008 vào quản lý hành chính là công cụ hữu hiệu
nhằm thực hiện cải cách hành chính một cách sâu rộng và hiệu quả nhất, bởi
tiêu chuẩn ISO giúp cơ quan hành chính xây dựng quy trình giải quyết công
việc, trong đó trách nhiệm và thời gian giải quyết công việc của mỗi công chức ở mỗi công đoạn được xác định rõ ràng, cụ thể. Qua đó đảm bảo được
tính công khai, minh bạch đối với các thủ tục hành chính, tạo lòng tin cho các
tổ chức, công dân và đặc biệt là các nhà đầu tư.
Tại Việt Nam, mô hình này đã được áp dụng cho các cơ quan hành chính
nhà nước ở 63 tỉnh thành. Tính đến thời điểm này đã có gần 4000 giấy chứng
nhận đã được cấp cho các cơ quan hành chính nhà nước do Tổng cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện trên cơ sở đánh giá của các tổ chức
chứng nhận.
Đồng Nai là một tỉnh thuộc Đông Nam Bộ, là một trong những tỉnh đi
đầu trong cả nước về việc triển khai Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn TCVN ISO 9001:2008 cho các cơ quan hành chính nhà nước (còn được
gọi là ISO hành chính công). Đến nay đã có 28 cơ quan hành chính nhà nước
trong tỉnh đã và đang xây dựng và áp dụng ISO hành chính công. Hàng năm
UBND tỉnh Đồng Nai phải chi ra gần 1 tỷ đồng để triển khai xây dựng và áp
dụng ISO hành chính công cho các cơ quan, tuy nhiên vấn đề hiện nay là hiệu
quả của việc áp dụng ISO hành chính công ở các cơ quan như thế nào và việc
áp dụng có mang tính hình thức không. Vì vậy việc đánh giá tính hiệu quả của
việc áp dụng ISO hành chính công sẽ có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng
cao hiệu quả của việc áp dụng ISO hành chính công và đáp ứng tốt công cuộc
cải cách hành chính của Đồng Nai và cả nước.
Do đó để có cơ sở thực hiện đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng ISO
hành chính công và đảm bảo kết quả đánh giá mang tính khách quan, xác thực
với hiện trạng áp dụng tại các cơ quan, tui xin chọn đề tài với tên “Tiêu chí
đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng ISO hành chính công trong các cơ
quan hành chính nhà nước (nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Nai)”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trước năm 2000, việc áp dụng ISO 9000 vào các cơ quan hành chính nhà
nước ở Việt Nam vẫn còn mới lạ, các thông tin liên quan đến vấn đề này có
được thông qua học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài như Malaysia, Singapore.
Trong thời gian qua, cũng đã có một số nghiên cứu trong việc áp dụng
ISO hành chính công trong các cơ quan hành chính nhà nước, cụ thể như:
- Năm 2004, Th.s Mai Thị Hồng Hoa có đề tài về ứng dụng ISO 9000
vào việc nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công tại UBND
Quận 1.
- Năm 2005, Thạc sỹ Trịnh Minh Tâm có đề tài áp dụng ISO 9000 vào
hoạt động quản lý nhà nước tại Chi cục TC ĐL CL TP.HCM.
- Năm 2008, Cử nhân Nguyễn Thanh Sơn có đề tài về áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của UBND Thị
xã Vĩnh Long. Theo nội dung nghiên cứu chỉ đưa ra các giải pháp để xây
dựng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 trong các cơ quan
hành chính nhà nước của tỉnh Vĩnh Long
- Năm 2009, Cử nhân Nguyễn Thị Kim Quyên có đề tài nghiên cứu về
vai trò của nhóm chất lượng trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 cho các cơ quan hành chính nhà nước
(trường hợp tỉnh Tây Ninh). Theo nội dung nghiên cứu, tác giả đã lập cơ sở
dữ liệu khảo sát (chủ yếu tìm hiểu thông tin từ mức độ thỏa mãn của tổ chức
công dân về hoạt động của đơn vị đã áp dụng HTQLCL) về thực trạng áp
dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 trong các cơ quan
hành chính nhà nước tỉnh Tây Ninh, trên cơ sở đó thực hiện đánh giá sơ bộ về
thực trạng chủ yếu tìm hiểu trên sự thỏa mãn của các tổ chức công dân. Qua
đó xác định vai trò của nhóm chất lượng trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng HTQLCL. Nội dung nghiên cứu chưa tập trung vào việc đánh giá hiệu
quả cụ thể về một khía cạnh nào trong quá trình áp dụng HTQLCL.
Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu về việc xây dựng các tiêu
chí để có cơ sở cho việc đánh giá tính hiệu quả về một khía cạnh quan trọng
của việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 như về
mặt cải cách thủ tục hành chính, qua đó có thể giúp cho các cơ quan hành
chính nhà nước cụ thể là các cơ quan ở tỉnh Đồng Nai cải tiến các quá trình
giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo tính nhanh gọn mà vẫn đảm bảo tính
chính xác.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc khảo sát, tìm hiểu và phân tích hiện trạng áp dụng
HTQLCL theo TCVN ISO 9001 : 2008 ở các cơ quan HCNN tỉnh Đồng Nai,
đề xuất các tiêu chí để đánh giá tính hiệu quả về mặt cải cách thủ tục hành
chính của việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tui chỉ tập trung vào việc đánh
giá thực trạng xây dựng và áp dụng HTQLCL tại các cơ quan HCNN trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai. Qua đó đề xuất hệ thống các tiêu chí đánh giá tính hiệu
quả về mặt cải cách thủ tục hành chính khi áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn
TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan HCNN của tỉnh.
5. Mẫu khảo sát
Khảo sát hoạt động áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2008 của 19 cơ quan hành chính nhà nước đã và đang áp dụng ISO hành
chính công tại tỉnh Đồng Nai.
6. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008
trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Đồng Nai là như thế nào?
- Cần có những tiêu chí nào để đánh giá hiệu quả về mặt cải cách thủ tục
hành chính của việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008
trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Đồng Nai?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Thực trạng áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008
trong các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Đồng Nai về cơ bản đã được
thực hiện đảm bảo tính hiệu lực theo các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2008.
- Cần có các tiêu chí đánh giá tính hiệu quả về mặt cải cách thủ tục hành
chính theo 05 nhóm hoạt động gồm: thực hiện hành động khắc phục, phòng
ngừa; đánh giá nội bộ; xem xét của lãnh đạo; thiết lập mục tiêu chất lượng;
cải tiến
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu liên quan:
- Lý thuyết về quản lý chất lượng.
- Các chủ trương, chính sách của nhà nước về việc áp dụng tiêu chuẩn
TCVN ISO 9001 : 2008.
- Các tài liệu về hệ thống quản lý chất lượng tại các đơn vị.
8.2. Phương pháp khảo sát thực tế :
- Lập phiếu khảo sát và gửi đến các cơ quan đã được chứng nhận ISO
hành chính công để tìm hiểu và xác định tính hiệu lực, hiệu quả hệ thống (bao
gồm: chuyên viên, trưởng phó/phòng, thay mặt lãnh đạo về chất lượng).

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Đồng Liên huyện Phú Bình Nông Lâm Thủy sản 0
D Cách Xác định nội hàm phân tích tiêu chí trong tự đánh giá cơ sở giáo dục theo Thông tư 17 và 18/2018 Văn hóa, Xã hội 0
D ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TIÊU CHÍ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN Nông Lâm Thủy sản 0
T Nghiên cứu xây dựng quy trình và các tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học củ Luận văn Sư phạm 0
V Nghiên cứu bộ tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ hỗ trợ đào tạo và nghiên cứu thử nghiệm tại trường Luận văn Sư phạm 0
M Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Luận văn Sư phạm 0
M Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chuẩn đầu ra ngành Giáo dục Mầm non (áp dụng thử nghiệm tại trường Cao Luận văn Sư phạm 0
N Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cán bộ giảng dạy trong trường đại học Luận văn Sư phạm 2
J Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động quản lý đào tạo của Trường Đại học Giao thông Vận tải Luận văn Sư phạm 2
T Rà soát hệ thống tiêu chí và ứng dụng đánh giá chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà Kinh tế quốc tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top