dungnv8408_ict

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Bước tiến triển của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI : Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế: 60 31 40
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2010
Chủ đề: Quan hệ quốc tế
Trung quốc
Việt Nam
Miêu tả: 153 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Làm rõ những yếu tố cơ bản tác động tới quan hệ Việt Nam - Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI. Thực trạng quan hệ Việt – Trung lúc kết thúc thế kỷ XX, tình hình quốc tế và khu vực, tình hình Trung Quốc và Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI. Phân tích thực trạng, chính sách đối ngoại của hai nước về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. Dự báo triển vọng và đưa ra khuyến nghị mang tính giải pháp về chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc trong thời gian tới
1. Lý do chọn đề tài Việt Nam - Trung Quốc là hai nước láng giềng, núi liền núi, sông liền sông; hai dân tộc Hoa - Việt có mối quan hệ truyền thống, láng giềng trải mấy nghìn năm lịch sử, đặc biệt là quan hệ hữu nghị và giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước của nhân dân hai nước. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam kết thúc vào năm 1975, do nhiều nguyên nhân, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc chuyển vào giai đoạn không bình thường, đỉnh cao là chiến tranh biên giới năm 1979. Cuối những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình quốc tế và khu vực thay đổi, chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiến tới bình thường hoá vào tháng 11 năm 1991. Vào những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Trung Quốc bước vào thời kỳ phát triển ổn định tương đối và đạt được nhiều kết quả. Việt Nam và Trung Quốc - hai nước XHCN, đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có nhiều tiếng nói chung về mặt ý thức hệ, nền văn hoá có nhiều điểm tương đồng. Đồng thời, Việt Nam - Trung Quốc là những nước đang phát triển, lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, đang tiến hành đổi mới và cải cách mở cửa. Trải qua 30 năm cải cách mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, đã trở thành một cường quốc cả về chính trị lẫn kinh tế. Việc phát triển quan hệ láng giềng hợp tác, hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc không những tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng giữa hai nước, mà còn tạo ra môi trường quốc tế tốt đẹp cho giữ vững sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế của mỗi nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thì việc tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi nhằm giữ vững ổn định và phát triển đất nước trở nên vô cùng cần thiết. Bước sang thế kỷ XXI, trong những năm qua quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã có sự phát triển, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Nam mở rộng quan hệ đối ngoại, duy trì môi trường hoà bình, ổn định cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặt khác, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc cũng đang đứng trước những vấn đề cần giải quyết do lịch sử để lại hay mới nảy sinh như về kinh tế - thương mại, biên giới lãnh thổ, an ninh quốc phòng... Đánh giá quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI và triển vọng trong những năm tới là vấn đề cần nghiên cứu để góp phần tạo luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong quan hệ với Trung Quốc. Chính vì những lý do trên tui quyết định chọn đề tài: “Bước tiến triển của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI” làm đề tài Luận văn Thạc sỹ Quan hệ quốc tế. Việc tiến hành đề tài này thực sự là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đối với tình hình Việt Nam hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã có rất nhiều tài liệu, bài viết, công trình khoa học trong và ngoài nước đề cập đến, nhất là nguồn tư liệu trong nước. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI đã được đề cập trong một số công trình nghiên cứu (bài báo, khóa luận tốt nghiệp Đại học, luận văn Thạc sỹ, luận án Tiến sỹ, hội thảo khoa học); nhưng những công trình đó hay là viết về thời gian sau bình thường hóa (1991), hay nghiên cứu một số lĩnh vực riêng biệt. Những công trình này chúng tui sẽ liệt kê trong phần “Danh mục tài liệu tham khảo”. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của những công trình nghiên cứu trước đây, đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu bước tiến triển trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI, cụ thể là giai đoạn từ năm 2001 - 2009 và dự báo triển vọng về quan hệ hai nước những năm tiếp theo. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu * Mục đích: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích đánh giá và hệ thống hoá những yếu tố cơ bản tác động và thực trạng quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI. Đồng thời, dự báo triển vọng quan hệ Việt - Trung trong thập kỷ tới. Trên cơ sở đó, đề xuất những kiến nghị mang tính giải pháp, góp phần luận cứ khoa học phục vụ chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Luận văn cũng nhằm mục đích cung cấp những thông tin tư liệu và những nhận định đánh giá làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu về quan hệ quốc tế, trước hết là về quan hệ Việt - Trung. * Nhiệm vụ: Để thực hiện được những mục đích nêu trên, Luận văn triển khai các nhiệm vụ cụ thể sau đây: Một là: Làm rõ những yếu tố cơ bản tác động tới quan hệ Việt Nam - Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI. Thực trạng quan hệ Việt – Trung lúc kết thúc thế kỷ XX, tình hình quốc tế và khu vực, tình hình Trung Quốc và Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI. Hai là: Phân tích thực trạng, chính sách đối ngoại của hai nước về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. Ba là: Dự báo triển vọng và đưa ra khuyến nghị mang tính giải pháp về chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc trong thời gian tới. * Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2001 đến năm 2009; dự báo triển vọng và nêu khuyến nghị về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2010 đến năm 2020. Về nội dung: - Luận văn phân tích, hệ thống hoá các yếu tố tác động đến mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2009. - Đề tài tập trung nghiên cứu bối cảnh quốc tế, khu vực; chính sách đối ngoại của Việt Nam, của Trung Quốc và một số lĩnh vực chủ yếu (chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, văn hoá - khoa học kỹ thuật - du lịch, an ninh - quốc phòng) của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI. - Trên cơ sở đó, rút ra những bài học kinh nghiệm, dự báo triển vọng và đề xuất một số giải pháp mang tính khuyến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong những năm tiếp theo của thế kỷ XXI. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, Luận văn sẽ vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin về nghiên cứu quốc tế. - Trong quá trình nghiên cứu đề tài và để hoàn thành Luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp lịch sử, hệ thống, so sánh, phân tích, tổng hợp, dự báo; kết hợp với phương pháp nghiên cứu lý luận quan hệ quốc tế. Đồng thời, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan tới nội dung của đề tài. 5. Cấu trúc Luận văn: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những yếu tố cơ bản tác động đến quan hệ Việt Nam - Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI. Chương 2: Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI. Chương 3: Triển vọng quan hệ Việt - Trung và khuyến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong những năm tới. Chương 1 NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 1.1. Nhìn lại quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ sau bình thường hóa (1991-2000) Có thể nói, mười năm đầu sau khi quan hệ hai nước bình thường hoá, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã phát triển trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục... với những kết quả tốt đẹp. Đặc biệt là hai nước đã giải quyết được hai vấn đề do lịch sử để lại là phân giới trên đất liền và trong Vịnh Bắc Bộ. Về chính trị, hàng năm hai bên tiến hành các cuộc trao đổi giữa những nhà lãnh đạo cao cấp nhất. Hai bên đã đề ra nguyên tắc chung trong quan hệ giữa hai nước là “láng giềng thân thiện, ổn định lâu dài, hợp tác toàn diện, hướng tới tương lai”. Dựa trên cơ sở 5 nguyên tắc chung sống hoà bình (tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không xâm phạm lẫn nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bình đẳng cùng có lợi, chung sống hoà bình) hai bên đã tiến hành hợp tác mọi mặt kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục...
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Phân tích về ba giai đoạn phát triển của cntb chứng minh rằng hiệp tác giản đơn là một bước tiến về Tài liệu chưa phân loại 0
B HAR......Bước tiến DN đầu ngành phân khúc Luxury............................ Tài chính, Chứng khoán 9
T Một bước tiến chủ yếu cho một máy phân tích than trực tuyến sử dụng công nghệ PGNAA Tài liệu chưa phân loại 0
B Tài liệu Quá trình hình thành các bước tiến hành mở sổ kế toán Tài liệu chưa phân loại 0
B Công ty dệt may Đông Á - DAGATEX với những bước tiến vào thị trường Mỹ Tài liệu chưa phân loại 0
N Bước tiến mới trong tư duy lý luận của Đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh từ đại hội VII đến đại hội IX Tài liệu chưa phân loại 0
M Các bước cần tiến hành để đặt tên thương hiệu Tài liệu chưa phân loại 0
M Nhận thức luận của Ngô Thì Nhậm bước tiến của tư tưởng triết học Việt Nam thế kỷ XVIII Tài liệu chưa phân loại 0
L Ngành dệt may Việt Nam – những bước tiến mới trong đẩy mạnh tiêu thụ Luận văn Kinh tế 0
A Nghiên cứu bằng thực nghiệm đặc tính của rung động tự kích thích và ảnh hưởng của bước tiến dao đến Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top