sexylangtu

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Phân tích “Nguyên nhân Iran phát triển hạt nhân” theo bốn cấp độ phân tích quan hệ quốc tế: cá nhân, quốc gia, khu vực và toàn cầu/hệ thống. Trình bày quá trình hình thành và phát triển của chiến tranh hạt nhân Iran. Giới thiệu quá trình can thiệp của quốc tế cũng như: quan điểm, chính sách của một số nước đối với chiến tranh hạt nhân Iran. Phân tích “Triển vọng chiến tranh hạt nhân Iran” trong tương lai gần dựa trên hai kịch bản chính: bị chấm dứt, hay tiếp tục được duy trì và phát triển dưới tác động của các nguyên nhân chính như: sự thay đổi chính trị trong nước, tác động của các biện pháp trừng phạt kinh tế, sự can thiệp quân sự từ bên ngoài
Mở đầu
1. Lý do lựa chọn đề tài: Vấn đề hạt nhân Iran hiện nay đang là một trong
những tâm điểm của quan hệ quốc tế, được đánh giá có tác động quan trọng tới sự
ổn định của khu vực Trung Đông và cuộc đấu tranh chống phổ biến vũ khí hạt nhân
(VKHN) toàn cầu. Chương trình hạt nhân (CTHN) Iran được chính quyền quân chủ
Pahlavi lên kế hoạch ngay từ những năm 1950, khởi động trong những năm 1960 và
được đẩy mạnh vào đầu những năm 1970. Dưới sự lãnh đạo của chính quyền quân
chủ Pahlavi, CTHN Iran đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của Mỹ và phương
Tây. Tuy nhiên, sau khi được chính quyền Cộng hòa Hồi giáo Iran khôi phục vào
năm 1982, CTHN Iran gặp phải sự nghi ngờ, phản đối, từ chối hợp tác và ngăn cản
từ phía Mỹ và nhiều nước. Từ cuối năm 2002, CTHN Iran chính thức trở thành một
“vấn đề” nhận được sự quan tâm đặc biệt của Mỹ, Israel, Liên minh châu Âu (EU),
các nước Arập và nhiều nước khác.
Ý nghĩa khoa học: CTHN Iran có thể được coi là một “nghiên cứu trường
hợp” trong nghiên cứu quan hệ quốc tế, có thể dùng để chứng minh cho các quan
điểm của chủ nghĩa hiện thực. Ngoài ra, qua việc phân tích chính sách hạt nhân Iran
và đánh giá triển vọng của nó, luận văn cũng muốn làm rõ hơn việc áp dụng phương
pháp phân tích cấp độ trong nghiên cứu quan hệ quốc tế vào một trường hợp cụ thể
trong quan hệ quốc tế.
Ý nghĩa thực tiễn: Về cơ bản, CTHN Iran ít có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt
Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng,
chính sách hạt nhân của Iran cần được phân tích toàn diện hơn nhằm rút ra bài học
thực tiễn trong quan hệ quốc tế. Ngoài ra, đối với một khu vực thiếu ổn định và
nhiều mâu thuẫn chồng chéo như Trung Đông, việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế -
chính trị - xã hội - văn hóa của các quốc gia Trung Đông, trong đó có Iran, cũng
như các vấn đề gây mâu thuẫn chính của khu vực có ý nghĩa quan trọng đối với
quyết định tăng cường đầu tư, thâm nhập thị trường Trung Đông và hoạch định
chính sách đối ngoại của Việt Nam với mỗi quốc gia Trung Đông. Hiện nay, CTHN
của Iran đang là một trong những vấn đề có nhiều ảnh hưởng đối với sự ổn định của
khu vực và quốc tế cần được quan tâm nghiên cứu và dự báo.
Khi nghiên cứu vấn đề hạt nhân Iran, chúng ta thấy xuất hiện nhiều nghịch lý
cho phép quốc tế nghi ngờ về bản chất của CTHN mà Iran đang theo đuổi: thứ nhất,
chính phủ Iran khẳng định CTHN Iran hoàn toàn dân sự nhưng luôn hợp tác hạn chế
với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA); thứ hai, lợi ích mà CTHN dân
sự thuần túy mang lại cho Iran không tương xứng với những thiệt hại mà Iran đang
phải gánh chịu hiện nay; thứ ba, Iran kiên quyết không từ bỏ quyền làm giàu
uranium với lý do kinh tế và đảm bảo sự tự chủ hoàn toàn về năng lượng nhưng trên
thực tế, với trữ lượng và chất lượng nguồn uranium, Iran không có lợi thế so sánh
về sản xuất điện hạt nhân (ĐHN) và cũng không thể đảm bảo sự tự chủ hoàn toàn về
quá trình tạo ra nhiên liệu cho các lò phản ứng… Ngoài ra, việc Iran không từ bỏ
hoạt động làm giàu uranium cũng đồng nghĩa với việc Iran bảo lưu khả năng
chuyển đổi giữa các CTHN dân sự - quân sự hay theo đuổi đồng thời hai CTHN:
quân sự - bí mật và dân sự - công khai. Tuy nhiên, do thiếu bằng chứng và kết luận
của IAEA về bản chất CTHN Iran và khả năng chuyển đổi giữa các CTHN dân sự-
quân sự, chúng ta không thể khẳng định Iran đang tìm cách sở hữu VKHN như cáo
buộc của Mỹ, Israel và nhiều nước khác. Hơn nữa, mức độ xác thực của những cáo
buộc của Mỹ và Israel đối với CTHN Iran cũng cần được xem xét do mối quan hệ
thù địch giữa các bên và chính sách hai mặt của Mỹ trong vấn đề chống phổ biến
VKHN.
Vì vậy, về lý thuyết, phân tích chính sách phát triển hạt nhân của Iran theo bốn
cấp độ phân tích quan hệ quốc tế có thể giúp chúng ta nhận định đúng đắn hơn về
bản chất CTHN mà Iran đang theo đuổi và qua đó, cố gắng trả lời câu hỏi: “Tại sao
Iran sẵn sàng chấp nhận một cái giá khá đắt để theo đuổi CTHN”. Ngoài ra, trên cơ
sở kết hợp trả lời câu hỏi nói trên với diễn biến và quan điểm một số nước trong quá

trình giải quyết vấn đề hạt nhân Iran, luận văn cũng cố gắng đưa ra một số nhận
định về CTHN Iran trong tương lai gần.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Từ cuối năm 2002, chủ đề về CTHN Iran bắt
đầu thu hút sự quan tâm nghiên cứu của giới học thuật ở nhiều nước. Cho đến nay,
phần lớn các tác phẩm phân tích về CTHN Iran là các bài bình luận ngắn hay trung
bình mang tính thời sự trên các báo và tạp chí chuyên ngành. Bên cạnh đó, trong vài
năm gần đây, sách nghiên cứu về CTHN Iran của cá nhân và tập thể tác giả
cũng thường xuyên được phát hành. Một số tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến như:
- Iran trong khủng hoảng?: tham vọng hạt nhân và sự phản ứng của người Mỹ
(Iran in crisis?: nuclear ambitions and the American response) của Roger Howard
(nhà xuất bản (NXB) Zed Book, Anh, 2004). Trong tác phẩm, thông qua việc phân
tích vai trò các cá nhân, các thế lực chính trị ở Iran và Mỹ; vị trí địa chính trị quan
trọng của Iran; mối liên hệ của Iran với chủ nghĩa khủng bố quốc tế; tham vọng hạt
nhân của Iran; chính sách đối nội và đối ngoại của Iran; cơ cấu kinh tế - chính trị -
xã hội ở Iran và các vấn đề mà Iran đang phải đối mặt như sự yếu kém trong quản lý
kinh tế vĩ mô, mâu thuẫn chính trị nội bộ, bất ổn xã hội… R.Howard đã cung cấp
một cái nhìn tương đối toàn diện, biện chứng, công bằng về Iran và quan hệ Iran -
Mỹ. Theo tác giả, CTHN Iran chỉ là một trong nhiều hành động của Iran nhằm đáp
trả chính sách thù địch từ phía Mỹ. Tuy nhiên, với bài học rút ra từ Iraq, tác giả cho
rằng thay vì tìm cách thay đổi chế độ ở Iran hay kiềm chế Iran, Mỹ nên cải thiện
quan hệ và hợp tác với Iran. Nhìn chung, đây là một trong số ít các tác phẩm hiện
nay đưa ra được những đánh giá tương đối công bằng và toàn diện đối với quan hệ
Mỹ - Iran và CTHN của Iran.
- Tham vọng hạt nhân Iran (Iran’s Nuclear Ambitions) của Shahram Chubin,
do tổ chức phi chính phủ Carnegie Endowment for International Peace phát hành
năm 2006. Đây cũng là một trong số ít tác phẩm đánh giá toàn diện và khách quan
về vấn đề hạt nhân Iran. Trên cơ sở phân tích các động lực, nhận thức, chính trị

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

ngango1994

New Member
Link này bị hỏng rồi ạ
Nhờ tải lại tl: Chính sách hạt nhân Iran - nguyên nhân và triển vọng
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top