phuong_lopez

New Member
Link tải miễn phí luận văn
Miêu tả:Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Giới thiệu các yếu tố tác động tới quan hệ chính trị Nhật Bản với Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ 21. Phân tích các yếu tố khách quan lẫn chủ quan, yếu tố bất biến và khả biến tác động đến quan hệ chính trị hai nước trong thập niên đầu thế kỷ 21. Nghiên cứu thực trạng quan hệ chính trị giữa hai nước thập niên đầu thế kỷ 21 trên các mặt ngoại giao, vấn đề lịch sử, chủ quyền biển đảo và vấn đề an ninh. Trên cơ sở đối xét chính sách đối ngoại của các các thủ tướng Nhật Bản cũng như các Đảng cầm quyền Nhật Bản thập niên đầu thế kỷ 21, tổng hợp, phân tích một số diễn biến chính trong mối quan hệ chính trị này qua 3 giai đoạn cụ thể: từ năm 2001 đến tháng 9/2006, tháng 10/2006 đến tháng 9/2009 và từ tháng 10/2009 đến hết năm 2010. Đưa ra một số đặc điểm và dự báo triển vọng trong quan hệ chính trị giữa hai nước Nhật Bản với Trung Quốc trong thời gian tới. Đề cập tới tác động của quan hệ chính trị của hai cường quốc này đối với khu vực Đông Nam Á và Việt Nam, cũng như việc đề xuất một số khuyến nghị đối với Việt Nam trong trong mối quan hệ với Nhật Bản và Trung Quốc trong thời gian tới


MỤC LỤC
BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT ... 2
LỜI MỞ ĐẦU .. 3
Chương 1: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN
VỚI TRUNG QUỐC THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ
XXI…...
12
1.1 Yếu tố quốc tế . 12
1.2 Yếu tố quốc gia .. 20
1.3 Vai trò cá nhân lãnh đạo .. 26
Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN VỚI TRUNG
QUỐC THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI
30
2.1 Giai đoạn từ năm 2001 đến tháng 9/2006 30
2.2 Giai đoạn từ tháng 10/2006 đến tháng 9/2009 . 44
2.3 Giai đoạn từ tháng 10/2009 đến hết năm 2010 57
Chương 3: ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN VỚI TRUNG QUỐC
THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ
XXI...
70
3.1 Đặc điểm quan hệ chính trị Nhật Bản với Trung Quốc thập niên đầu
thế kỷ XXI ..
70
3.2 Một số dự báo triển vọng quan hệ chính trị Nhật Bản với Trung Quốc 73
3.3 Tác động của quan hệ chính trị Nhật Bản với Trung Quốc tới khu vực
Đông Nam Á ...
84
3.4 Tác động của quan hệ chính trị Nhật Bản với Trung Quốc tới Việt
Nam
95
KẾT LUẬN .. 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .. 107

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
- Lý do nghiên cứu đề tài.
Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, những thay đổi nhanh chóng trong
môi trường quốc tế và khu vực đã và đang tác động mạnh mẽ đến quan hệ của
các nước trên thế giới, trong đó phải kể đến Nhật Bản và Trung Quốc, hai
nước lớn có vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế ở khu vực Châu Á nói
riêng và thế giới nói chung.
Quan hệ giữa Nhật Bản với Trung Quốc là một trong những mối quan
hệ song phương phức tạp nhất thế giới. Trong khi giao lưu kinh tế giữa hai
nước ngày càng phát triển với tốc độ nhanh và quy mô lớn thì quan hệ chính
trị Nhật Bản với Trung Quốc luôn có nhiều vướng măc, thậm chí có ĺc thụt
lùi. Bước vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, cùng với những thay đổi trong
cục diện quốc tế ở Châu Á- Thái Bình Dương, chính bản thân Nhật Bản và
Trung Quốc cũng đang chứng kiến những bước phát triển mới.
Do thất bại trong chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Nhật Bản kiệt
quệ. Nhật Bản đã chọn con đường phát triển đất nước theo đường lối hoà
bình. Nước Nhật cam kết từ bỏ chiến tranh, không duy trì quân đội, mà chỉ
duy trì lực lượng phòng vệ. Theo đường hướng này, những thập kỷ sau Nhật
Bản đã vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế, trở thành một trong ba
trung tâm- tài chính lớn nhất thế giới cùng với Mỹ và Liên minh châu Âu
(EU). Tuy nhiên, có thực tế là từ năm 1945, Nhật Bản hầu như không phải là
một quốc gia độc lập về chính trị và ngoại giao khi phải phụ thuộc Mỹ. Bởi
vậy, từ sau Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản điều chỉnh chính sách đối ngoại theo
hướng tăng cường tính độc lập, chủ động và tích cực hơn tìm kiếm vị thế
chính trị mới tương xứng với tiềm lực kinh tế, phát huy vai trò, và ảnh hưởng
trên thế giới và khu vực. Từ năm 2003, Nhật tích cực vận động để được trở thành uỷ viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Vai trò quốc
tế của Nhật Bản đã được cải thiện hơn; tiếng nói của Nhật Bản ngày càng có
trọng lượng hơn trong một số vấn đề quốc tế và khu vực như WTO, Diễn đàn
Hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC), ARF, ASEAN+1,
ASEAN+3…
Sau hơn 20 năm cải cách và phát triển, vị thế Trung Quốc trên trường
quốc tế ngày càng được nâng cao, uy tín và ảnh hưởng của Trung Quốc được
tăng cường. Kể từ năm 2001, với tư cách là thành viên của WTO, Trung Quốc
đã chính thức hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới. Trung Quốc là quốc gia
có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, trung bình đạt 10% mỗi
năm. Từ Qú II/2010, quốc gia có số dân đông nhất thế giới đã vượt qua Nhật
Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu, và có nhiều khả năng trở
thành quốc gia cạnh tranh vị trí siêu cường số 1 thế giới với Mỹ trong tương
lai. Vì vậy, những năm đầu thế kỷ XXI là thời điểm Trung Quốc băt đầu th́c
đẩy khát vọng đi nhanh trên con đường trở thành siêu cường vào khoảng năm
2050, trở thành một trung tâm quyền lực của thế giới, từng bước thực hiện
chính sách đối ngoại nước lớn, sẵn sàng gánh vác trách nhiệm lớn hơn trong
các vấn đề quốc tế.
Có thể nói, bước vào thế kỷ XXI, quan hệ Nhật- Trung lại đứng trước
một ngã ba mới. Nhật phải quen với thực tế là Trung Quốc đang ngày càng
mạnh hơn, trong khi Trung Quốc phải chấp nhận mong muốn của Nhật được
đối xử như một quốc gia bình thường. Nhìn lại tiến trình quan hệ quốc tế ở
châu Á, đây là lần đầu tiên cả Nhật Bản và Trung Quốc xác lập vị thế nước
lớn trong quan hệ quốc tế. Thực tế này chăc chăn sẽ mang lại những thay đổi
đáng kể cho quan hệ chính trị giữa hai nước.
Đặt trong bối cảnh có sự thay đổi cán cân quyền lực giữa hai nước,
quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc trên lĩnh vực chính trị đã diễn biến ra
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top