Darce

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng có chung đường biên giới
trên biển và trên đất liền, trong đó đường biên giới trên đất liền giữa hai nước
dài 1.137 km, chạy qua 10 tỉnh của Việt Nam và 9 tỉnh của Campuchia. Lịch sử
hai nước đã có mối quan hệ khăng khít, gắn bó lâu đời. Trong thời kỳ thực dân,
nhân dân hai nước đã kề vai sát cánh bên nhau trong công cuộc đấu tranh giành
độc lập dân tộc. Mặc dù vậy, quan hệ Việt Nam - Campuchia cũng đã trải qua
những thăng trầm nhất định. Lịch sử cận hiện đại của hai nước đã cho thấy rằng,
bất cứ sự biến động chính trị, kinh tế xã hội nào của nước này đều có tác động
hay trực tiếp hay gián tiếp đến nước kia và ngược lại. Trong thời đại hội nhập,
khu vực hóa và toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh các nước Đông
Nam Á đang nỗ lực hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 thì sự ràng
buộc, tương tác giữa Việt Nam và Campuchia còn chặt chẽ hơn.
Ngày 23/10/1991, Hiệp định về một giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề
Campuchia được ký kết tại Paris (Hiệp định hòa bình Paris năm 1991), Campuchia
đã từng bước có được hòa bình ổn định thực sự. Chính vì vậy, quan hệ Việt Nam –
Campuchia đã không ngừng phát triển trên tất cả các lĩnh vực theo phương châm
Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài. Mặc
dù đã đạt được những thành tựu to lớn nhưng quan hệ Việt Nam – Campuchia từ
năm 1991 đến nay vẫn còn những hạn chế cần khắc phục.
Do đó, việc nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Campuchia giai đoạn 1991 –
2012 là việc làm hết sức cần thiết nhằm tìm ra những thành công, hạn chế cũng
như những nguyên nhân và giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam –
Campuchia trong những năm tiếp theo. Với những ý nghĩa như trên, tui quyết
định chọn vấn đề Quan hệ Việt Nam – Campuchia (1991 – 2012) làm đề tài luận
văn thạc sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu của các học giả Việt Nam
Là quốc gia láng giềng của Việt Nam do đó quan hệ Việt Nam – Campuchia
đã được nhiều học giả trong nước quan tâm nghiên cứu. Có thể kể ra một số
công trình như: Đề tài cấp Bộ của Vụ châu Á II, Bộ Ngoại giao: Quan hệ Việt
Nam – Campuchia lịch sử, hiện tại và triển vọng. Công trình bao gồm hai phần
chính, phần một trình bày khái quát về quan hệ Việt Nam – Campuchia qua các
thời kỳ lịch sử đến năm 1991 cũng như những nhân tố tác động đến mối quan hệ
này; phần hai phân tích quan hệ Việt Nam – Campuchia giai đoạn 1991 – 2001
trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội cũng như những giải pháp
thúc đẩy quan hệ giữa hai nước. Quan hệ Việt Nam – Campuchia: Hiện trạng và
giải pháp (2006); Đề tài cấp Nhà nước Cơ sở lịch sử, chính trị, xã hội, văn hóa
và pháp lý của vùng biên giới đất liền Việt Nam-Campuchia và những giải pháp
nhằm phát triển bền vững vùng biên giới giữa hai nước (2011); cuốn Những
khía cạnh dân tộc – tôn giáo – văn hóa trong tam giác phát triển Việt Nam –
Lào – Campuchia do PGS.TS. Phạm Đức Thành và TS. Vũ Công Quý đồng chủ
biên, Nxb KHXH, 2009; cuốn sách Tam giác phát triển Việt Nam-Lào
Campuchia, từ lý thuyết đến thực tiễn do PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng làm chủ
biên được xuất bản năm 2010; các bài tạp chí của Nguyễn Thành Văn đăng trên
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á: Nhìn lại quan hệ Việt Nam – Campuchia
năm 2006 (2/2007); Một số vấn đề nổi bật trong quan hệ Việt Nam –
Campuchia năm 2012, (3/2013); Sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở
Campuchia trong những năm đầu thế kỷ XXI (Tạp chí Khoa học và chiến lược,
Viện chiến lược và Khoa học/Bộ Công an, Số 4.2013). Về cơ bản, các công trình
này đã đi sâu nghiên cứu từng khía cạnh trong quan hệ Việt Nam – Campuchia
như vấn đề phân định biên giới, hợp tác trong tam giác phát triển cũng như các
nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam – Campuchia.
Quan hệ Việt Nam – Campuchia cũng là chủ đề nghiên cứu của nhiều luận
văn, luận văn. Có thể kể ra một số luận văn sau:Luận văn Thạc sĩ Nhân tố kinh
tế trong phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Campuchia (2008) của
Nguyễn Thanh Đức đã trình bày tổng quan về quan hệ kinh tế Việt Nam –
Campuchia giai đoạn 1991 – 2008. Tác giả cho rằng kinh tế là một nhân tố quan
trọng trong quan hệ giữa hai nước. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nêu lên triển
vọng về quan hệ kinh tế đồng thời đưa ra những giải pháp để thúc đẩy mối quan
hệ này. Lâm Ngọc Uyên Trân với luận văn Thạc sĩ Hợp tác du lịch giữa Việt
Nam và Campuchia: thực trạng và giải pháp (2008) đã đi sâu vào nghiên cứu
hợp tác du lịch giữa hai nước với các nội dung như tiềm năng du lịch của hai
nước; khả năng hợp tác du lịch; thực trạng hợp tác du lịch và đề ra các giải pháp
nhằm hợp tác có hiệu quả hơn. Về vấn đề biên giới lãnh thổ, Lê Thị Trường An
trong luận văn thạc sĩ Quan hệ Việt Nam – Campuchia trong giải quyết vấn đề
biên giới lãnh thổ (2006) khẳng định việc giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ
trên bộ giữa Việt Nam và Campuchia đã đạt được những thành tựu nhất định.
Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng, quá trình giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ
giữa hai nước vẫn còn gặp những khó khăn như các vấn đề do lịch sử để lại, sự
chống đối của các đảng đối lập ở Campuchia… Về việc phân định biên giới biển
Việt Nam – Campuchia là đề tài luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Hồng Phượng
(2005). Đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề như thực trạng vùng biển Việt
Nam, Campuchia; quan điểm của Việt Nam, Campuchia qua các thời kỳ, hiện
trạng tranh chấp biển giữa hai nước và những giải pháp để phân định biên giới
biển giữa hai nước. Tóm lại, ở Việt Nam cho đến nay chưa có một công trình
nào nghiên cứu một các toàn diện, hệ thống về quan hệ Việt Nam-Campuchia
giai đoạn 1991-2012.
2.2. Tình hình nghiên cứu của các học giả Campuchia
Quan hệ Việt Nam – Campuchia cũng là chủ đề được quan tâm nghiên cứu
nhiều ở Campuchia. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chủ yếu là luận văn
và khóa luận. Có thể dẫn ra một số công trình như: Luận văn Mâu thuẫn giữa
các đảng phái chính trị ở Campuchia: Tác động đối với quan hệ Việt Nam –
Campuchia (2005) của Roy Rasmey đã nêu lên được những khó khăn, phức tạp
do lịch sử để lại trong quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là vấn đề biên giới lãnh
thổ và kiều dân. Tác giả cho rằng, sự tranh giành quyền lực giữa các đảng phái ở
Campuchia là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến quan hệ giữa
hai nước. Mặc dù vậy, tác giả cho rằng, dù đảng nào lên cầm quyền ở
Campuchia cũng phải coi trọng quan hệ với Việt Nam. Luận văn thạc sĩ Quan
hệ chính trị Campuchia – Việt Nam 1979 – 1989 của Ka Mathul, Viện Hàn lâm
Hoàng gia Campuchia, 2003. Tác giả dành phần I của luận văn để khái quát mối
quan hệ Việt Nam - Campuchia giai đoạn 1945 - 1975. Trong phần II, tác giả
nói về cuộc đấu tranh của nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot,
đồng thời đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong việc lật đổ chế độ này và cho
rằng Việt Nam và Campuchia đã hình thành một liên minh chặt chẽ. Phần III
của luận văn nói về quan hệ Việt Nam – Campuchia trên các lĩnh vực quân sự,
kinh tế, giáo dục văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật. Một công trình nữa cần
kể đến là khóa luận tốt nghiệp Chính sách của Vương quốc Campuchia đối với
Việt Nam từ năm 1993 đến nay của Sok Daret được bảo vệ tại Học viện Ngoại
giao, Hà Nội, 2008. Khóa luận gồm ba phần. Phần một nêu lên những cơ sở cho
việc xây dựng quan hệ Việt Nam Campuchia như lịch sử, địa lý… đồng thời
khái quát quan hệ Campuchia – Việt Nam giai đoạn 1975 – 1993. Phần hai nói
về chính sách của Vương quốc Campuchia đối với Việt Nam từ 1993 đến nay.
Nghiên cứu về quan hệ kinh tế Việt Nam – Campuchia, TS. Chheang Vannarith,
Viện Hòa bình và Hợp tác Campuchia có bài viết Cambodia’s Economic
Relations with Thailand and Vietnam trên series CICP Working Paper No.25
năm 2008. Mở đầu bài viết, tác giả đề cập đến thực trạng kinh tế xã hội
Campuchia từ năm 1993. Sau đó, tác giả đi sâu vào tìm hiểu quan hệ thương mại
đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia cũng như những nhân tố tác động đến mối
quan hệ này. Ngoài ra tác giả cũng đề cập đến quan hệ hợp tác giữa hai nước
trong khuôn khổ tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.
Ngoài ra, các học giả Campuchia cũng đã đi vào nghiên cứu chính sách đối
ngoại và quan hệ quốc tế của Campuchia. Mặc dù không trực tiếp nghiên cứu về
quan hệ Việt Nam – Campuchia, nhưng những công trình này cũng góp phần
cho thấy những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam – Campuchia. Có thể
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Quan hệ Đại Việt – Đông Nam Á thế kỷ X – XV Văn hóa, Xã hội 0
D Đề cương cao học quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu tác động của cam kết lao động trong hiệp định thương mại EVFTA đến quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Quan hệ ẤN ĐỘ - VIỆT NAM từ năm 1991 đến 2015 thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 1945 - 1954 Văn hóa, Xã hội 1
A Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong xu thế hội nhập hiện nay Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top