Link tải miễn phí luận văn
1 GIỚI THIỆU
Hiện nay, Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng thủy sản có giá trị thương phẩm cao và cũng là đối tượng nuôi quan trọng của một số nước đang phát triển ở Châu Á. Tuy nhiên, nghề nuôi Tôm sú thâm canh đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và sự suy giảm năng suất do môi trường nuôi ô nhiễm và dịch bệnh phát sinh. Để hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh vào ao nuôi, đặc biệt là mầm bệnh virus đốm trắng (WSSV) và virus đầu vàng (YHV) các nhà khoa học đã nghiên cứu đề xuất mô hình nuôi tôm ít thay nước. Do ít thay nước nên chất lượng nước giảm rất nhanh, vật chất dinh dưỡng tích lũy về cuối vụ nuôi làm cho phiêu sinh thực vật phát triển mạnh dẫn đến sự biến động của một số yếu tố chất lượng nước tác động xấu đến sức khỏe của tôm. Một trong các biện pháp khống chế sự phát triển của tảo được xem là có hiệu quả duy trì màu nước tốt và góp phần giảm lượng chất thải trong ao nuôi tôm là biện pháp nuôi kết hợp tôm với cá Rô phi. Theo Anggawati (1998), năng suất tôm nuôi tăng lên khi thả chung cá Rô phi vào cùng một ao. Nghiên cứu của Yap (2001) cho thấy việc sử dụng nước từ ao có thả cá Rô phi cấp cho ao nuôi tôm có khả năng làm giảm sự phát triển của vi khuẩn Vibrio phát sáng trong ao tôm. Vì thế, nghiên cứu này tập trung nghiên cứu sự biến động thành phần và số lượng phiêu sinh thực vật trong các mô hình nuôi Tôm sú thâm canh kết hợp với cá Rô phi, nhằm tìm ra quy luật biến động của chúng và mối liên quan giữa sự phát triển của phiêu sinh thực vật với yếu tố dinh dưỡng và mầm bệnh xuất hiện trong ao tôm, làm cơ sở cho việc nghiên cứu tìm biện pháp khống chế sự phát triển của phiêu sinh thực vật có hiệu quả, góp phần làm giảm rủi ro do dịch bệnh cho nghề nuôi tôm thâm canh.
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 05/2004 đến tháng 02/2005 tại xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
2.2 Các mô hình nghiên cứu
Có 3 mô hình (MH): (1) Nuôi cá Rô phi chung với Tôm sú (MH 1), mật độ cá thả 0,1con/m2; (2) Nuôi tôm kết hợp với cá Rô phi trong lồng lưới (MH 2), mật độ cá thả 10 con/m2, diện tích lồng bằng 1/50 diện tích mô hình; (3) Nuôi tôm đơn (MH 3 và MH 4). Tôm giống được thả với mật độ 35 con/m2 cho tất cả các mô hình và được kiểm tra PCR trước khi thả. Sau khi thả tôm khoảng 45 ngày thả cá (Rô phi đỏ) cỡ 1 cm.
Nghiên cứu biến động thành phần và số lượng phiêu sinh thực vật trong các mô hình
nuôi Tôm sú kết hợp với cá Rô phi được tiến hành tại Tỉnh Sóc Trăng từ tháng 5/2004
đến tháng 02 nuôi tôm đơn (mật độ 35 con/m2
); (2) /2005 với 3 mô hình nuôi: (1) nuôi
chung Tôm sú với cá Rô phi (mật độ cá 0,1 con/m2
); (3) nuôi Tôm sú với cá Rô phi trong
lồng lưới với diện tích lồng bằng 1/50 diện tích ao (mật độ cá 10 con/m2
lồng ). Thức ăn
công nghiệp CP được sử dụng cho tôm ăn trong quá trình thí nghiệm. Kết quả đã phát
hiện 97 loài tảo, trong đó có 41 loài thuộc ngành tảo khuê, 12 loài thuộc ngành tảo lục,
15 loài thuộc ngành tảo lam, 9 loài thuộc ngành tảo giáp và 20 loài thuộc ngành tảo
mắt. Đa số các giống loài phiêu sinh thực vật có nguồn gốc nước ngọt và thành phần
loài trong ao nuôi tôm thâm canh thấp dần từ đầu vụ đến cuối vụ nuôi. Tảo khuê và tảo
lục chiếm thành phần chủ yếu trong ao nuôi tôm kết hợp với cá Rô phi, ngược lại, tảo
lam là thành phần chủ yếu trong ao nuôi tôm đơn. Chu kỳ phát triển của các nhóm tảo
kế tiếp nhau trong ao nuôi tôm thâm canh lần lượt là tảo khuê, tảo lục và tảo lam.
Mô hình nuôi ghép Tôm sú với cá Rô phi bước đầu cho kết quả tốt hơn về chất lượng
nước so với nuôi đơn, các yếu tố thủy lý hoá ổn định và sự phát triển của tảo thích hợp
cho sinh trưởng của tôm nuôi.
Từ khoá: biến động, phytoplankton, Penaeus monodon, Tilapia
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

xuananh3001

New Member
Bạn có nhiu đề tài liên quan đến tảo cho mình xin tham khảo nhé. Thank bạn nhiu
[email protected]

[ Post bai thong qua Mobile ]
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát thành phần hoá học hướng tác dụng chống oxi hoá phân đoạn ethyl acetat của lá cây xạ đen Nông Lâm Thủy sản 0
iamyen Khảo sát và thống kê hệ thống thành ngữ thuần Việt và Hán Việt trong Truyện Kiều Thơ 0
D Nghiên cứu thành phần hóa học và khảo sát hoạt tính sinh học của polysaccharide từ hạt me (Tamarindus indica L.) Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0
T Khảo sát yếu tố dịch tễ học bệnh lý võng mạc tiểu đường tại bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh từ 1 Luận văn Kinh tế 0
M Khảo sát và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Hiệp Thành – Bình Dương công suất 500 m Khoa học Tự nhiên 0
T Khảo sát hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt và đề xuất giải pháp phân loại tại nguồn tại thành phố Khoa học Tự nhiên 0
D Khảo sát thành phần hoá học cây cỏ the Nông Lâm Thủy sản 0
H Hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Khảo sát và đầu tư xây Luận văn Kinh tế 0
D Khảo sát tỷ lệ gãy của lúa gạo trên quy trình xay xát tại nhà máy Đặng Thành Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát các phương pháp chiết xuất, thành phần hóa học và tính chất hóa lý của tinh dầu hoa lài jas Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top