heo_con_way_pha

New Member
Download miễn phí Báo cáo Phân tích tài chính Công tỷ cổ phần đường Biên Hòa

GIỚI THIỆU 1
MỤC LỤC 2
PHẦN 1: SƠ LƯỢC NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA 5
1.1 Tổng quan ngành mía đường 5
1.1.1 Tình hình mía đường thế giới 5
1.1.2. Ngành mía đường tại Việt Nam 8
1.2. Tổng quan về Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa 13
1.2.1. Sơ lược về công ty 13
1.2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh 16
1.2.3. Kế hoạch phát triển kinh doanh trong tương lai 18
1.2.4. Triển vọng phát triển của công ty cổ phần đường Biên Hòa 19
1.2.5. Phân tích SWOT 19
PHẦN 2: PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN CỦA BHS 22
2.1. Dòng tiền hoạt động qua các kỳ 22
2.2. Dòng tiền thô 24
2.3. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 25
2.4. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư 28
2.5. Dòng tiền thuần từ hoạt động tài trợ 30
2.6. Chỉ số đảm bảo tiền mặt (Cash Flow Adequacy Ratio) 31
2.7. Tỷ số tái đầu tư tiền mặt 32
2.8. Kết luận 33
PHẦN 3: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI 34
3.1. Phân tích doanh thu 34
3.1.1. Nguồn doanh thu chủ yếu của BHS 34
3.1.2. Tính bền vững của doanh thu 35
3.1.3. Mối quan hệ giữa doanh thu, khoản phải thu và hàng tồn kho 39
3.2. Phân tích giá vốn hàng bán 41
3.3. Phân tích chi phí 44
3.3.1. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 44
3.3.2. Chi phí nợ xấu 45
3.3.3. Chi phí tài chính 45
3.3.4. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 46
3.4. Đánh giá khả năng sinh lợi của BHS 48
PHẦN 4: PHÂN TÍCH TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN VỐN ĐẦU TƯ CỦA CTCP ĐƯỜNG BIÊN HÒA 49
4.1. Phân tích ROA (tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản) 49
4.2. Phân tích các thành phần của hiệu suất sử dụng tài sản 52
4.2.1. Vòng quay khoản phải thu 52
4.2.2. Vòng quay hàng tồn kho 53
4.2.3. Vòng quay nợ ngắn hạn 53
4.2.4. Vòng quay tiền mặt 54
4.3. Phân tích ROCE 54
4.4. So sánh ROA và ROCE của BHS với các công ty cùng ngành 58
4.5. Kết luận 60
PHẦN 5: PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG CỦA BHS 61
5.1. Dự phóng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 61
5.2. Dự phóng bảng cân đối kế toán 65
5.3. Dự phóng báo cáo lưu chuyển tiền tệ 71
PHẦN 6: ĐỊNH GIÁ CTCP ĐƯỜNG BIÊN HÒA 72
6.1. Định giá bằng phương pháp FCFF 73
6.2. Định giá bằng phương pháp FCFE 74
6.3. Định giá bằng phương pháp thu nhập giữ lại 75
6.4. Định giá bằng phương pháp P/E 76
6.5. Định giá bằng phương pháp P/BV 77
6.6. Giá trị cuối cùng của công ty cổ phần đường Biên Hòa 78
PHỤ LỤC 79
A. Các chỉ số tài chính của CTCP Đường Biên Hòa 79
B. Đồ thị tương quan giữa BHS VÀ INDEX (01/2007 - 12/2009) 80
C. Bảng cân đối kế toán (2004 - 3 quý đầu 2009) 81
D. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2004 - 3 quý đầu 2009) 83
E. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (2004 - 3 quý đầu 2009) 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHẦN 1: SƠ LƯỢC NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA
(Thực hiện: TRẦN THỊ NHẬT)


1.1 Tổng quan ngành mía đường

1.1.1 Tình hình mía đường thế giới

a. Lịch sử phát triển của ngành đường

Đường được coi là sản phẩm thiết yếu trong đời sống của mọi người, là thành phần chính tạo ra các sản phẩm như bánh kẹo, nước giải khát và gia vị. Ngoài ra, phế phẩm của ngành đường cũng được sử dụng như mùn để sản xuất phân bón và cây mía còn được dùng làm nguyên liệu để sản xuất ethanol - sản phẩm có thể được dùng để thay thế cho xăng.

Ngành mía đường trên thế giới phát triển khá lâu đời, vào khoảng thế kỷ thứ 16, khi sự khai thác đầu tiên được hình thành ở Puerto Rico, rồi đến Cuba, nguyên liệu sản xuất đường chủ yếu lúc này là cây mía, vì thế sản lượng đường thu được không cao. Cho đến thể kỷ thứ 19, khi chúng ta biết tinh lọc ra đường từ cây củ cải đường, đã mở ra một ngành công nghiệp sản xuất đường ở Châu Âu. Từ đó, sản xuất đường đạt được nhiều đột phá: từ khoảng 820,000 tấn vào đầu những năm đầu cách mang công nghiệp, đến 18 triệu tấn trước chiến tranh thế giới I (1914 - 1918).

Hiện nay, trên thế giới, sản xuất đường đạt khoảng 160 triệu tấn/năm. Các nước sản xuất đường lớn trên thế giới là Brazil, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc chiếm 50% sản lượng và 56% xuất khẩu của thế giới.


Top 10 nước sản xuất đường niên vụ 2007 - 2008 (đv: triệu tấn)


Top 10 nước xuất khẩu đường niên vụ 2007 - 2008 (đv: triệu tấn)

Nguồn:

Nhu cầu tiêu thụ đường ở mỗi người cũng khá cao. Theo số liệu thống kê năm 2008 cho thấy rằng ở Mỹ một người tiêu thụ khoảng 45.3 kg đường/năm, người Brazil là 58 kg/năm, người Ấn Độ 20 kg/năm, người Trung Quốc 11 kg/năm, ở Việt Nam là 15 kg/năm, với mức tăng trưởng mỗi năm khoảng 2.7%/năm. Như vậy, trung bình trên thế giới tiêu thụ khoảng 30 kg/người/năm.
Tiêu thụ đường tính trên đầu người 2007 - 2008 (đv: kg)

Nguồn:

b. Diễn biến của giá đường trong thời gian gần đây

Nhu cầu tiêu thụ đường bình quân tăng khoảng 2%/năm trong những năm gần đây. Trong niên vụ 1997 - 1998 đến nay, sản xuất luôn cao hơn so với nhu cầu tiêu thụ nên dẫn đến việc tồn kho đường tăng. Tuy nhiên, trong niên vụ 2008 - 2009, sản lượng đường sản xuất thấp hơn tiêu thụ khoảng 5 triệu tấn. Vì vây, đây cũng là một lý do làm biến động giá đường trong thời gian gần đây, mà đỉnh điểm là vào cuối tháng 12/2009, khi giá đường thô giao tại New York là 26.98 us cent/lb - cao nhất so với các giai đoạn trước đây.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đường tăng giá trong thời gian qua là do lượng cung quá thấp trong khi đó, lượng cầu lại tiếp tục tăng cao. Mưa lớn ở Brazil - nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới, khiến thu hoạch chậm lại gây căng thẳng cho nguồn cung đường. Sản lượng đường tại Brazil dư tính chỉ đạt được 30.3 triệu tấn trong niên vụ 2008 - 2009 so với mức 32 - 33 triệu tấn đã dự kiến đầu niên vụ. Bên cạnh đó, theo các nhà phân tích, nhu cầu đường ở Ấn Độ, nước tiêu dùng đường lớn nhất thế giới, có thể tăng từ 4 triệu tấn lên 5 triệu tấn, và thậm chí là 6 triệu tấn. Nước nhập khẩu đường lớn nhất Đông Nam Á - Indonesia, có thể phải tăng lượng đường nhập khẩu để ổn định giá đường trong nước.

Ngày càng nhiều yếu tố khiến đường tăng giá khi Ai Cập, Pakistan và Bangladesh cũng dự định mua thêm đường.

Diễn biến giá đường thô giao dịch tại NYBOT (Đv: Cent/lbs)


1.1.2. Ngành mía đường tại Việt Nam

Ngành sản xuất đường tại Việt Nam đã có từ lâu đời, từ khi người dân chúng ta biết làm nên mật mía từ cây mía, nhưng ngành công nghiệp mía đường tại Việt Nam chỉ mới bắt đầu phát triển vào đầu những năm 1990, vẫn còn rất non trẻ và khá lạc hậu. Cho đến giai đoạn hiện nay ngành mía đường tại Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh để có thể trở thành ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế.

Nước ta sản xuất 3 loại đường chính:
• Đường tinh luyện RE hay còn gọi là đường cát trắng
• Đường vàng RS
• Đường xay (hay đường thô)

Đặc trưng của ngành mía đường Việt Nam là có tính thời vụ, thường chủ yếu thu hoạch, vận chuyển và sản xuất trong thời gian khoảng 5 tháng (tháng 11 đến tháng 4 năm sau), sau đó tồn kho thành phẩm để bán cho các tháng còn lại trong năm. Vì vậy nên chi phí tồn trữ hàng hóa này rất cao và giá thành sản phẩm khá cao.

a. Năng lực sản xuất của ngành mía đường

Ngành sản xuất mía đường không được nhà nước quan tâm đúng mức. Nếu như các ngành khác như: lúa, cao su, ngô, v.v… được nhà nước khuyến khích phát triển thì ngành mía đường hầu như không được hỗ trợ. Việc trồng mía là sự thỏa thuận giữa hai bên: người trồng mía và các chủ doanh ngiệp sản xuất mía. Chính vì yếu tố này mà diện tích trồng mía không được ổn định và năng suất mía chưa thực sự cao.





Nhìn vào số liệu ta thấy rằng diện tích trồng mía và sản lượng mía không ổn định. Cụ thể vào năm 2008, diện tích trồng mía giảm so với năm 2007 là 7.6% và sản lượng cũng giảm tương ứng là 7.3%. Vì vậy mà lượng cung cầu mía đường trong nước không được ổn định, điều này xuất phát từ hai nguyên nhân:

• Thứ nhất, cây mía không thể cạnh tranh nổi với một số loại cây trồng khác, điển hình nhất có lẽ là cây sắn.
• Thứ hai, không thể không kể đến những cam kết “không kết dính” giữa người nông dân trồng mía và các chủ nhà máy mía. Khi những năm năng suất mía cao thì các các doanh nghiệp mía lại chèn ép giá của người dân, đẩy giá mía xuống thấp. Còn vào những năm mất mùa thì ngược lại, vì mục đích lợi nhuận, người dân đã tự ý phá vỡ hợp đồng để bán mía với giá cao, làm thiệt hại cho các chủ sản xuất mía.

Hiện nay cả nước có khoảng 40 nhà máy sản xuất mía đường đa số là nhà máy quốc doanh. Các nhà máy lớn như là: nhà máy đường Nghệ An Tatte & Lyle, nhà máy đường Sơn La, nhà máy đường Biên Hòa, nhà máy đường Lam Sơn, nhà máy đường Bourbon Tây Ninh… Nhưng hiện nay chỉ mới có 3 công ty mía đường niêm yết trên sàn HOSE là: CTCP đường Biên Hòa (BHS), CTCP mía đường Lam Sơn (LSS), CTCP Bourbon Tây Ninh (SBT).

Theo số liệu thống kê thì tổng công suất chế biến mía chỉ là 175,750 tấn, nghĩa là công suất bình quân mỗi nhà máy đường của nước ta hiện nay chỉ là 2,644 tấn mía cây/ngày. Trong đó, nếu không kể 8 công ty lớn của Việt Nam hiện nay, với tổng công suất 50 nghìn tấn mía cây/ngày - tức là công suất bình quân của nhóm này là 6,250 tấn mía cây/ngày, thì tổng công suất của 32 nhà máy đường còn lại chỉ là 55.7 nghìn tấn mía cây/ngày và công suất bình quân của mỗi nhà máy thuộc nhóm này chỉ là 1,742 tấn mía cây/ngày. Đây quả thực là một tình trạng đáng báo động đối với ngành mía đường Việt Nam. Bởi trên thế giới, quy mô được coi là tối thiểu để đạt được hiệu quả kinh tế của một nhà máy đường phải vào khoảng 6 - 7 nghìn tấn mía cây/ngày, như của nhóm 8 công ty mía đường lớn nhất trong nước. Quy mô bình quân của các nhà máy đường Thái Lan hiện vào khoảng 12 nghìn tấn mía cây/ngày, của Australia khoảng 10 nghìn tấn mía cây/ngày, hay của Mexico tuy thấp hơn rất nhiều, nhưng cũng là 5 nghìn tấn mía cây/ngày... cũng đủ cho thấy điều đó.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Jonenguyen

New Member
Re: [Free] Báo cáo Phân tích tài chính Công tỷ cổ phần đường Biên Hòa

cho xin linh tai
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top