tctuvan

New Member
Link tải miễn phí cuốn sách hay cho ae Kết nối
Trực giác chiến lược là khái niệm còn khá mới mẻ với độc giả Việt Nam, nhưng đã được Bộ Quốc Phòng Mỹ nghiên cứu từ năm 2005. Trực giác chiến lược khác với trực giác thông thường ở chỗ trực giác thông thường chỉ là những linh cảm mơ hồ hay bản năng bên trong mỗi người. Trực giác thông thường là một dạng của cảm xúc: tui cảm giác - chứ không phải là tui nghĩ rằng. Trực giác chiến lược là cái ngược lại: tui nghĩ rằng - chứ không phải là tui cảm thấy. Một ý tưởng hay thường là một ý nghĩ rõ ràng chợt lóe sáng như tia chớp trong tâm trí. Bạn cảm giác phấn chấn ngay sau đó, và từ giây phút đó trở đi ý nghĩ ấy trở nên sắc bén trong đầu bạn. Bạn thấy phấn khích bởi vì cuối cùng thì bạn cũng nhìn thấy một cách rõ ràng tiếp theo đây bạn sẽ phải làm gì.

Thuật ngữ trực giác chiến lược giúp phân biệt kiểu trực giác này với các dạng trực giác khác và đặt nó trong mối tương quan với lĩnh vực chiến lược. Những nguồn tài liệu cũ về chiến lược của phương Đông cho chúng ta những ý tưởng sơ khai về cơ chế hoạt động của trực giác chiến lược. Đó là cuốn Bhagavad Gita của Ấn Độ (4000 năm trước Công Nguyên), cuốn Tôn Tử binh pháp của Trung Quốc (450 năm trước Công nguyên), cuốn Ngũ Luân Thư (1645) của tác giả người Nhật Miyamoto Musashi. Những công trình này ứng dụng triết lý của Ấn Độ giáo, Đạo giáo và thuyết Thiền Tông của đạo Phật vào lĩnh vực chiến lược quân sự. Khoa học về chiến lược chính thức bắt đầu với những nguồn tài liệu kinh điển của châu Âu, điển hình là cuốn Bàn về chiến tranh của Carl von Clausewitz (1832). Ý tưởng về tia chớp nhận thức được giới thiệu bao trùm và xuyên suốt toàn bộ các cuốn sách này.

Quan niệm về chiến lược của châu Âu đã thâm nhập từ lĩnh vực quân sự sang lĩnh vực kinh doanh vào cuối thế kỷ XIX, và sang đến thế kỷ XX, xâm nhập sang các lĩnh vực khác như quản lý nhà nước, quản lý các tổ chức phi lợi nhuận, và quản lý nói chung. Chỉ có điều ý tưởng chiến lược được phổ biến rộng từ lĩnh vực quân sự, còn tia chớp nhận thức - cơ chế tạo nên những ý tưởng chiến lược đó - thì thường bị lãng quên. Những tư tưởng lớn đang thịnh hành trong lĩnh vực chiến lược đều không hề nhắc đến các tia chớp nhận thức, chẳng hạn như cuốn Lợi thế cạnh tranh của Michel Porter. Cuốn trở này trở thành mô hình thống soái trong kinh doanh trong suốt thập niên 1980. Nó dạy bạn làm thế nào để phân tích chiến lược của riêng bạn trong mối tương quan với ngành công nghiệp bạn đang hoạt động và với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên nó không chỉ ra cho bạn thấy làm thế nào để có được chiến lược đó. Đó chính là giai đoạn sáng tạo mà Porter đã không nói đến trong cuốn sách của mình. Trực giác chiến lược, trái lại, lấy bản thân ý tưởng làm trung tâm cho mọi chiến lược. Điều đó khiến cho trực giác chiến lược trở thành một bước đột phá trong lĩnh vực chiến lược nói chung trong vòng hai mươi năm trở lại đây.

Mục đích của cuốn sách này là giúp bạn đọc hiểu trực giác chiến lược diễn ra thế nào. Trong nửa đầu cuốn sách chúng ta sẽ nghiên cứu lý thuyết về trực giác chiến lược dưới dạng sơ khai của nó: lịch sử khoa học, thần kinh học, tâm lý học về nhận thức, chiến lược quân sự châu Âu, và triết học phương Đông. Ở nửa cuối của cuốn sách chúng ta sẽ học cách ứng dụng trực giác chiến lược vào kinh doanh, vào các chương trình xã hội, vào các ngành nghề, và vào giáo dục. Xuyên suốt cuốn sách, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu những quy tắc có tính ước lệ về hoạch định chiến lược, phương pháp luận khoa học, sáng tạo, nghệ thuật ra quyết định, nghệ thuật làm việc nhóm, nghệ thuật lãnh đạo, về sự đổi mới, phương pháp brainstorming (ghi não), và cả về sự phân chia các kỹ năng thành kỹ năng cốt lõi và kỹ năng thứ yếu trong các lĩnh vực khoa học và nghệ thuật.

Cuốn sách này giới thiệu nhiều lĩnh vực và chỉ ra đóng góp của từng lĩnh vực ấy cho hiểu biết của chúng ta về trực giác chiến lược. Điều đó khiến cho phạm vi đề cập của cuốn sách là rất rộng. Nửa đầu cuốn sách trình bày về năm lĩnh vực giúp chúng ta hiểu, về mặt lý thuyết, trực giác chiến lược diễn ra như thế nào. Các lĩnh vực ấy là: lịch sử khoa học, thần kinh học, tâm lý học về nhận thức, chiến lược quân sự và triết học phương Đông. Nửa cuối của cuốn sách giới thiệu việc ứng dụng trực giác chiến lược vào bốn lĩnh vực thực tế: lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp xã hội, các ngành nghề và trong giáo dục. Ở mỗi phần chúng ta sẽ thấy tia chớp nhận thức được đưa vào các phương pháp định hướng hành động chủ đạo của mỗi lĩnh vực đó như thế nào.

Theo cách này, bạn sẽ dần nắm được tư tưởng của trực giác chiến lược. Quá trình nhận thức về trực giác chiến lược cũng giống như khi bạn gặp một ngôi nhà mọc lên giữa rừng rậm: bạn phải đi đến gần nó, xem xét xung quanh, rồi nhìn vào từng ô cửa sổ xem có gì bên trong. Mỗi cánh cửa cho bạn một cách nhìn khác nhau về cùng một sự vật. Bạn nhìn vào một cánh cửa, rồi một cánh cửa khác, và một cánh cửa khác nữa, và cuối cùng bạn nhận ra là bạn đã ở bên trong ngôi nhà đó tự lúc nào. Tất cả đều đến cùng một lúc trong tâm trí bạn. Và bạn hiểu thế nào là trực giác chiến lược.
MỤC LỤC
I. TIA CHỘP HAY ÁNH ĐÈN NHẤP NHÁY Giới tNậu vè trực giác dìiển luợc______13

n. NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TRÊN HÀNH TINH Tia chớp nhộn thức trong khám phá khoa học__________33

m. HAINậABỘ NẴO Trí nhớ0ỗng minh trong ngành thần kinh học____59

IV. TRURIỊS ÚY M. ĐÃ cứu BẠN

Trực gịácớiuyên gia trong hành động--------------—79

V. NGƯỘựKỨ CORSE CHINH PHỤC CHÂU Ầu

Một cú mât trong Bhh vực dũển iược quân sự truyềniậỄiỊg______________1-------------------------------—109

VI. ĐỨCíHỊậT THÍCH CA MẦU NI

Con đường tái tôm trí Đút Giác Ngộ.--——133

vn. CÁC ANH CHÀNG GOOGLE ĐÃ tấn công INTERNET NHƯ THẾ NÀO?

Đổi mớtthiến lược trong kinh doanh----------157
vm CHUỘT, MỤC Sư VÀ NGƯỜI CHO VAY NẶNG LÃI Nghệ thuật thành công trong doanh nghiệp xã hội.... 224

IX. PICASSO DÙNG BỮA VỚI MỘT NHÀ ĐIÊU KHẮC GỐC PHI

Sự kết hợp sáng tợo trong các ngành nghề......................283

X. CHÚNG TA CÓ LÀM NHƯ DEWEY KHÔNG?

Giáng dọy trực giác ch iến lược_____________________________________________313

XI. KENNEDY NHẤM BẮN MẶT TRĂNG

Tiến bộ nhờ nôm bắt cơ hội_____________________________________________________336
LỜI NÓI ĐẨU
Cuốn sách này là cuốn đầu tỉên luận bàn đầy đủ vể một ý tưởng mà tui khám phá ra cách đây chừtig mười năm. Thời kỳ đó, tui là một trong số rất nhiều học giả nghiên cứu về vấn đề phát triển kinh tế ở các nước nghèo. tui chựt nhận ra rằng, các đổng nghiệp của mình đã xây dựng những phương pháp phân tích và hoạch định hoàn toàn khác biệt, thậm chí mâu thuẫn với những nguồn tài liệu đang thịnh hành về cách mà những thành tựa của nhân loại đã được tạo ra. Việc tìm hiểu những nguồn tài liệu này, theo thời gian, đã trở thành một nghiên cứu chính thức, mà thành quả của nó chính là cuốn sách bạn đang cầm trên tay.

Trong quá trình nghiên cứu về sự sáng tạo, tui thấy có ba học giả thực sự xuất sắc, đó là: Thomas Kuhn và các cuộc cách mạng về khoa học; Joseph Schumpeter với những đột phá trong nghệ tbuật kinh doanh; và cuối cùng là Carl von Clausewitz trong lĩnh vực chiến lược quân sự. Điều làm tui ấn tượng là cà ba học giả
William Duggan
này tuy viết về những lĩnh vực rất khác nhau nhưng đều miêu tả những cách sáng tạo giống nhau. Sự tương đổng này có ý nghĩa rất lớn. Hệ quả của nó là các cách sáng tạo có thể áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực của tôi. Cả ba học giả trên đã đi đến một sự miêu tả chung về cơ chế của những thành tựu sáng tạo mà nhân loại đã đạt được trong tiến trình phát triền.

Khi nhìn ra sợi chi đỏ xuyên suốt đó, tui quyết tâm chuyển hóa nó thành những khái niệm có tính thực tiẽn, được chấp nhận và có thể ứng dụng không chi trong các lĩnh vực khoa học, kinh doanh hay quân sự. Đê làm được điều này, tui chuyển đến làm việc tại trưởng Kinh doanh Columbia. Ở đây, tui nhìn thấy nhiều học giả đổng nghiệp trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, tâm lý và chính trị đang làm việc quên mình để biến kết quả nghiên cứu thành những ứng dụng thực tìẽn trong việc quản lý doanh nghiệp, quản lý nhà hước và quản lý các tố chức phi lợi nhuậnể

Công trình nghiên cứu cùa tui phù hợp với môi trường nghiên cứu phong phú đó. Môi trường ấy thậm chi đã mở rộng hơn nữa tầm nhìn cùa tôi. Ngoài Kuhn, Schumpeter và von Clausewitz, tui còn tìm thấy rất nhiều học già trong các lĩnh vực khác nhau - những ngvĩừi đã đặt nền móng cho khoa học về sự sáng tạo, trong đồ cổ các ngành như: thần kinh học, tâm lý học, chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp xã hội, nghệ
Trực giác chiến lược
thuật, và cả trong các học thuyết cổ súy cho sựtựlực và tự hoàn thiện của tổ chức và cá nhân. tui đã được mở mang hiểu biết về việc làm sao để có một ý tưởng sáng tạo hữu ích, trong bất kỳ lĩnh vực nào chứ không chỉ giới hạn ở lĩnh vực của tôi.

Những khám phá trước đây đã giúp tui rót ra được hai kết luận sơ bộ1. Cùng với hai tác phẩm ấy, tui quyết định truyền thụ kiến thức của mình qua việc giảng dạy một mổn ở bậc đại học. Sau khi đã giảng cho hàng trăm sinh viên, tui càng hiểu sâu hơn về lĩnh vực đó. Các sinh viên của tui thưởng sẵn sàng tiếp thu những ý tưởng tui đưa ra, nhutig đổng thời họ cũng luôn đòi hỏi sự đào sâu kiến thức và nhữtig ý tưởng mới. Đại đa sổ họ không phảỉ là các học giả, mà là những người làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, do đổ đã gổp phần cung cấp những nhân chứng sống cho việc phát triển những kỹ năng mà tui muốn truyền đật. Đốì với họ, mỗi ý tưởng đưa ra đều phải có tính thực tiên. Sinh viên các tníờng ldnh doanh ngày nay đòi hỏi phải cổ hiểu biết rộng trong một số lượng đáng kể các lĩnh vỢìc: ngân hàng, nghệ thuật, dịch vụ xẫ hội, ngoạỉ giao, và nhiều Knh vực khác nữa. Điều đó khiến tui phải cố gáng trình bày những khám phá của mình

1 William Duggan, Củ chớp mắt của Napoĩeortắ* Bỉ mật của chiến ỉược (2002) và Nghệ thuật cùa cồng việc: Thành công đến như thể nào? (2Ỡ03). (Các chú thích là của người địch.)
William Duggan
về thành tựu sáng tạo của nhân loại một cách khái quát và rõ ràng nhất.

Ý tưởng chủ đạo của cuốn sách này là trình bày vớỉ độc giả một phương thúc chung mấu chốt, được sử dụng để đạt tới những thành tựa vượt bậc trong mọi lĩnh vực. tui gọi cách ấy là “trực giác chiến lược”, tuy nó còn nhiều tên gọi nữa trong những lĩnh vực khác. Đằng sau mỗi câu chuyện về con đường dẫn đến thành công, người ta thấy luôn có những thời điểm mang tính bước ngoặt. Đó là khi một ý tưởng hữu ích của một người nào đó làm thay đổi cả một lĩnh vực, thậm chí đặt nền móng cho một lĩnh vực mới. Trực giác chiến lược giải thích điều gì diễn ra trong đầu những người như vậy. Vì một số lý do mà tui sẽ binh bày ở những phần sau, bạn hiếm khỉ cảm nhận được đâu là điểm khởi đầu của một ý tưởng mới. Nhưng một khi biết được điều đó, bạn sẽ ngày càng hiểu rõ thế nào là trực giác chiến lược. Khi đã hiểu cách nó vận hành, bạn sẽ có thể tự thực hành nó nhiều hơn và tốt hơn.

Vi vẩn đề được trình bày trong cuốn sách co phạm vi rất rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực, nên tui sẽ đề cập tới mõi lĩnh vực một cách thật vắn tắt. tui không đòi hỏi bạn phải có hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực ấy, mà chi cần bạn hiểu được trực giác chiến lược có thể ứng dụng vào các lĩnh vực ấy như thế nàoể Bản thân chiến lược cũng đãỊà ỵnột lĩnh vực tổng hợp,

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top