daigai

Well-Known Member
Link tải miễn phí luận văn Phương pháp "Bàn tay nặn bột" trong dạy học các môn khoa học ở trường tiểu học và THCS
LỜI NÓI ĐẦU. 4
CHƯƠNG 1 . 5
GIỚI THIỆU VỀ LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHƯƠNG
PHÁP "BÀN TAY NẶN BỘT" 5
1.1. Khái quát về phương pháp “Bàn tay nặn bột” 5
1.2. Sự ra đời và phát triển của phương pháp BTNB ở Pháp. 5
1.3. Giáo sư Georges Charpak - Người khai sinh phương pháp BTNB. 8
1.4. Phương pháp BTNB trên thế giới. 12
1.5. Phương pháp BTNB tại Việt Nam 13
CHƯƠNG 2 . 18
LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP "BÀN TAY NẶN BỘT" 18
2.1. Cơ sở khoa học của phương pháp BTNB. 18
2.2. Các nguyên tắc cơ bản của phương pháp BTNB 40
2.3. Tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB 44
2.4. Mối quan hệ giữa phương pháp BTNB với các phương pháp dạy học khác 52
CHƯƠNG 3 . 58
CÁC KỸ THUẬT DẠY HỌC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CHO HỌC SINH
TRONG PHƯƠNG PHÁP "BÀN TAY NẶN BỘT" 58
3.1. Tổ chức lớp học 58
3.2. Kỹ thuật tổ chức hoạt động thảo luận cho học sinh 60
3.3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động nhóm trong phương pháp BTNB 67
3.4. Kỹ thuật đặt câu hỏi của giáo viên . 69
3.5. Rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh thông qua dạy học theo phương pháp BTNB. 72
3.6. Kĩ thuật chọn ý tưởng, nhóm ý tưởng của học sinh 78
3.7. Hướng dẫn học sinh đề xuất thí nghiệm nghiên cứu hay phương án tìm câu trả lời . 80
3.8. Hướng dẫn học sinh sử dụng vở thí nghiệm 82
3.9. Hướng dẫn học sinh phân tích thông tin, hiện tượng quan sát khi nghiên cứu để đưa ra
kết luận 92
3.10. So sánh kết quả thu nhận được và đối chiếu với kiến thức khoa học 93
3.11. Đánh giá học sinh trong dạy học theo phương pháp BTNB. 94
CHƯƠNG 4 . 96
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP "BÀN TAY NẶN BỘT" TRONG DẠY HỌC
CÁC MÔN KHOA HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ
SỞ 96
4.1. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phương pháp BTNB tại Việt Nam 96
4.2. Lựa chọn chủ đề dạy học theo phương pháp BTNB. 99
4.3. Lựa chọn và sử dụng thiết bị dạy học trong phương pháp BTNB. 101
4.4. Tổ chức hoạt động quan sát và thí nghiệm trong phương pháp BTNB 105
4.5. Ví dụ minh họa về tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB. 115

LỜI NÓI ĐẦU
Việc hình thành cho học sinh một thế giới quan khoa học và
niềm say mê khoa học, sáng tạo là một mục tiêu quan trọng của giáo
dục hiện đại khi mà nền kinh tế tri thức đang dần dần chiếm ưu thế tại
các quốc gia trên thế giới. "Bàn tay nặn bột" là một phương pháp dạy
học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự
nhiên, đặc biệt là đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở, khi học sinh
đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học,
hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học.
"Bàn tay nặn bột" là một phương pháp mới nên hiện nay các tài
liệu hướng dẫn chủ yếu bằng tiếng Pháp hay tiếng Anh, gây trở ngại
lớn cho việc tham khảo của giáo viên. Chúng tui biên soạn cuốn sách
này với mong muốn có một tài liệu tham khảo, hướng dẫn thực hiện
đơn giản, dễ hiểu, gần với thực tiễn của Việt Nam. Chúng tui đã cố
gắng tìm kiếm những vấn đề, thông tin thích hợp với chương trình tiểu
học và trung học cơ sở đang áp dụng hiện nay nhằm giúp giáo viên
hiểu và có thể tự thực hiện được.
Chúng tui xin chân thành Thank Giáo sư Trần Thanh Vân và
Hội Gặp gỡ Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chúng tui
hoàn thành và xuất bản cuốn sách này. Xin trân trọng Thank Giáo sư
Maryvonne Stallaerts - Viện Đào tạo Giáo viên - Đại học Tây
Bretagne - Cộng hòa Pháp đã giúp đỡ về tài liệu, góp ý trong quá trình
biên soạn. Đặc biệt xin gửi lời Thank chân thành đến nhóm nghiên
cứu phương pháp "Bàn tay nặn bột" - Cộng hòa Pháp về những nguồn
tài liệu quý và sự sẵn lòng giúp đỡ của họ.
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
PHƯƠNG PHÁP "BÀN TAY NẶN BỘT"
1.1. Khái quát về phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột" (BTNB), tiếng Pháp là
La main à la pâte - viết tắt là LAMAP; tiếng Anh là Hands-on, là
phương pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi - nghiên
cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn khoa học tự nhiên. Phương
pháp này được khởi xướng bởi Giáo sư Georges Charpak (Giải Nobel
Vật lý năm 1992). Theo phương pháp BTNB, dưới sự giúp đỡ của
giáo viên, chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra
trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu
tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình.
Đứng trước một sự vật hiện tượng, học sinh có thể đặt ra các
câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành thực
nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp
thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức.
Mục tiêu của phương pháp BTNB là tạo nên tính tò mò, ham
muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú
trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp BTNB còn chú ý nhiều
đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết
cho học sinh.
1.2. Sự ra đời và phát triển của phương pháp BTNB ở Pháp
Năm 1995, giáo sư Georges Charpak dẫn một đoàn gồm các
nhà khoa học và các thay mặt của Bộ Giáo dục Quốc gia Pháp đến một
khu phố cùng kiệt ở Chicago (Mỹ) để tìm hiểu về một phương pháp dạy
học khoa học dựa trên việc thực hành, thí nghiệm đang được thử
nghiệm ở đây. Sau đó một nhóm nghiên cứu về vấn đề này được thành
lập tại Ban Trường học - Bộ Giáo dục Quốc gia Pháp. Viện Nghiên
cứu Sư phạm Quốc gia Pháp (INRP) được đề nghị làm báo cáo về
CHƯƠNG 2
LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP "BÀN TAY NẶN BỘT"
2.1. Cơ sở khoa học của phương pháp BTNB
2.1.1. Dạy học khoa học dựa trên tìm tòi nghiên cứu
Dạy học khoa học dựa trên tìm tòi nghiên cứu là một phương
pháp dạy và học khoa học xuất phát từ sự hiểu biết về cách thức học
tập của học sinh, bản chất của nghiên cứu khoa học và sự xác định các
kiến thức khoa học cũng như kĩ năng mà học sinh cần nắm vững.
Phương pháp dạy học này cũng dựa trên sự tin tưởng rằng điều quan
trọng là phải đảm bảo rằng học sinh thực sự hiểu những gì được học
mà không phải đơn giản chỉ là học để nhắc lại nội dung kiến thức và
thông tin thu được. Không phải là một quá trình học tập hời hợt với
động cơ học tập dựa trên sự hài lòng từ việc khen thưởng, dạy học
khoa học dựa trên tìm tòi nghiên cứu đi sâu với động cơ học tập được
xuất phát từ sự hài lòng của học sinh khi đã học và hiểu được một điều
gì đó. Dạy học khoa học dựa trên tìm tòi nghiên cứu không quan tâm
đến lượng thông tin được ghi nhớ trong một thời gian ngắn mà ngược
lại là những ý tưởng hay khái niệm dẫn đến sự hiểu biết ngày càng sâu
hơn cùng với sự lớn lên của học sinh.
a) Bản chất của nghiên cứu khoa học trong phương pháp BTNB
Tiến trình tìm tòi nghiên cứu khoa học trong phương pháp
BTNB là một vấn đề cốt lõi, quan trọng. Tiến trình tìm tòi nghiên cứu
của học sinh không phải là một đường thẳng đơn giản mà là một quá
trình phức tạp. Học sinh tiếp cận vấn đề đặt ra qua tình huống (câu hỏi
lớn của bài học); nêu các giả thuyết, các nhận định ban đầu của mình,
đề xuất và tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu; đối chiếu các nhận
định (giả thuyết đặt ra ban đầu); đối chiếu cách làm thí nghiệm và kết
quả với các nhóm khác; nếu không phù hợp học sinh phải quay lại
điểm xuất phát, tiến hành lại các thí nghiệm hay thử làm lại các thí
nghiệm như đề xuất của các nhóm khác để kiểm chứng; rút ra kết luận
và giải thích cho vấn đề đặt ra ban đầu. Trong quá trình này, học sinh
luôn luôn phải động não, trao đổi với các học sinh khác trong nhóm,
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



>> tham khảo:
Giáo án bàn tay nặn bột môn khoa học lớp 4
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giáo án dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột môn hóa học lớp 9 Luận văn Sư phạm 0
G Phân tích thiết kế hệ thống thông tin Doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hải Phòng bằng phương pháp Luận văn Kinh tế 0
B Vài nhận xét ban đầu về phương pháp tập luyện bằng bàn nghiêng đối với bệnh nhân ngất qua trung gian Luận văn Kinh tế 0
O Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2002 - 2008 Luận văn Kinh tế 2
B Bàn về các phương pháp tính giá thành sản phẩm sản xuất trong các loại hình doanh nghiệp hiện nay Công nghệ thông tin 0
N Bàn về cách tính khấu hao tscđ và phương pháp hạch toán khấu hao tài sản cố định theo chế độ hiện hà Công nghệ thông tin 0
K Phương hướng và giải pháp phát triển các KCN tập trung trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010 Luận văn Kinh tế 0
R Bàn về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
D Bàn về cách tính khấu hao tài sản cố định và phương pháp kế toán khấu hao tài sản cố định theo chế độ hiện hành trong các doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 2
A Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích giá trị xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top