nhok4everinlove

New Member
Link tải miễn phí luận văn
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Vào thời cổ đại, một số nhà ngôn ngữ học đã quan niệm ngữ pháp học lâu
nay chỉ gói gọn trong hai phần đó là: lý thuyết về từ và lý thuyết về câu. Tức mọi
người chỉ thừa nhận câu là đơn vị ngữ pháp cao nhất, không có đơn vị nào có cấp
bậc cao hơn câu, kể cả nhóm các câu kết hợp lại với nhau. Nhà ngôn ngữ học
người Pháp là E. Benveniste đã khẳng định: “ Nhóm các câu không tạo nên một
đơn vị bậc cao hơn so với câu. Cấp độ ngôn ngữ nằm trên cấp độ vị từ, tức cấp
độ câu là không có” [ 38, tr8].
Và cứ theo quan niệm như trên, một thời gian dài các nhà ngôn ngữ đã bằng
lòng với việc nghiên cứu ngữ pháp học chỉ là dừng lại ở giới hạn câu. Thế nhưng
cùng với năm tháng, quan niệm cho rằng câu là đơn vị cao nhất đã bộc lộ nhiều
hạn chế. Đây cũng chính là cơ hội để sang giữa trước và nửa sau thế kỷ hai
mươi, một số quan niệm về việc có đơn vị lớn hơn câu đã dần xuất hiện và gây
nhiều tranh luận. Cuối cùng, đã hình thành một bộ môn mới có tên gọi là Ngữ
pháp văn bản. Nó thực sự xua đi những quan niệm về việc ngự trị cao nhất của
câu trong ngôn ngữ học. Thăng trầm trong suốt mấy mươi năm, mãi tới những
năm 70 của thế kỷ XX, ngôn ngữ học văn bản mới thực sự phát triển rầm rộ.
Lĩnh vực ngôn ngữ học văn bản đã ngày càng thu hút được nhiều sự chú ý của
nhiều nhà nghiên cứu. Phạm vi cũng như nội dung nghiên cứu cũng ngày càng
trở nên phong phú.
Việc làm đầu tiên, khi các nhà nghiên cứu bước chân vào một mảnh đất mới
và màu mỡ như ngữ pháp văn bản là họ phải tìm hiểu những yếu tố nào làm kết
dính các câu, các nhóm câu để chúng tạo nên một văn bản hoàn chỉnh và thống
nhất. Nếu như Nguyễn Tài Cẩn và N. V. Stankevich đã nhận định:
“ […] Hoàn toàn có thể cho rằng chỉ với câu thì ta mới bắt đầu bước chân vào
địa hạt của thông báo.”. Như vậy, theo ông, thì câu chưa đủ năng lực để thể hiện
hết vai trò làm chức năng thông báo, hay còn gọi là chức năng giao tiếp mà phải
cần đến một đơn vị cao hơn đó là văn bản. Để truyền đạt một lượng thông tin
đầy đủ và chính xác, các câu và các nhóm câu phải xác lập vị trí quan yếu của
mình, chứ không đơn thuần xem nó như là sự kết hợp theo kiểu cộng các câu lại
với nhau để tạo nên văn bản.
Chính sự thiếu gắn kết của các câu là nguyên nhân làm cho văn bản rời rạc
hay nói cách khác là không bảo đảm được tính thống nhất và trọn vẹn chủ đề-
một yêu cầu cần có của một văn bản mạch lạc. Qua đây, chúng ta cũng phần nào
thấy được vai trò rất quan trọng của tính liên kết. Khi nói đến tính liên kết, chúng
ta thường nhắc đến liên kết nội dung hay còn gọi là tính mạch lạc và liên kết
hình thức hai mặt này luôn tồn tại song song và nó cũng là dấu hiệu để phân biệt
văn bản với phi văn bản. Ở đây, chúng tui chỉ đề cập đến liên kết về hình thức,
tức là các phép liên kết được đánh dấu bằng các phương tiện ngôn ngữ.
Trong một văn bản, không phải đơn thuần sử dụng một phép liên kết là có
thể nói nó đã góp phần tạo lập văn bản, mà để có một văn bản, người nói, người
viết phải sử dụng rất nhiều các phương tiện liên kết. Và tùy vào nội dung của văn
bản mà người tạo lập văn bản sử dụng phép liên kết nào, để nhằm mục đích tránh
cho văn bản rườm rà, lủng củng và dài dòng không cần thiết. Và nếu có phép
liên kết nào được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần thì chúng ta phải tự hiểu là tác
giả đang có ý nhấn mạnh về một nội dung nào đó hay một nhân vật nào đó.
Đọc qua khá nhiều tác phẩm, chúng tui nhận thấy trong hầu hết các văn bản
có các phép liên kết như: phép nối và phép thế (thế đại từ) là được sử dụng phổ
biến và xuyên suốt trong một văn bản.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Cấu trúc của một chương trình viết bằng ngôn ngữ Visual Basic Mục đích và yêu cầu của phần mềm Công nghệ thông tin 0
R Cấu trúc đoạn hội thoại trên ngữ Luận văn Sư phạm 2
Y Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của danh ngữ tiếng Hán hiện đại Luận văn Sư phạm 1
T Nghiên cứu cấu trúc và ngữ nghĩa các giáo trình địa chất như một thể loại trong tiếng Anh và tiếng V Văn hóa, Xã hội 0
P Đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của tên (chính danh) người Nhật Văn hóa, Xã hội 0
P Khảo sát đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của tên người Anh Văn hóa, Xã hội 0
N Khảo sát đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của diễn ngôn có mục đích kêu gọi (lời kêu gọi) Văn hóa, Xã hội 0
N Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa và những giá trị biểu trưng của thành ngữ tiếng Việt Văn hóa, Xã hội 0
X Nghiên cứu một số đặc điểm thi pháp của cấu trúc láy đôi tiếng Việt thể hiện qua các đặc điểm ngữ âm Văn hóa, Xã hội 0
P So sánh cấu trúc - ngữ nghĩa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngôn ngữ nhóm Tày - Thái Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top