daigai

Well-Known Member
Link tải miễn phí luận văn
TÓM TẮT
Khi tế bào sinh vật chịu tác động bởi arsen thì màng tế bào là vị trí đầu tiên bị tác động.
Nếu arsen ở nồng độ cao sẽ dẫn đến sự phá hủy của màng làm cho tế bào chết (Tuấn và cs, 2008).
Tuy nhiên, ở nồng độ thấp màng tế bào có thể bảo vệ tế bào bởi tác động của độc chất và hấp thu
một lượng lớn arsen từ môi trường lây nhiễm. Sự hấp thu arsen chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố
như ánh sáng, nhiệt độ, pH và cả nồng đọ arsen. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tế bào và màng
tế bào có khả năng hấp thu độc chất dưới ảnh hưởng của ánh sáng. Tuy nhiên, ánh sáng đã tăng
cường sự loại thải arsen ra khỏi tế bào qua hoạt động của màng. Kết quả nghiên cứu này có thể
ứng dụng cho việc loại thải arsen ra khỏi môi trường nước bằng thực vật thủy sinh. Ảnh hưởng
độc của arsen lên màng cũng được nghiên cứu sự tương tác giữa arsen và màng tế bào nhân tạo.
Kết quả nghiên cứu cho thấy arsen có thể tấn công ngay trên cấu trúc màng lipid là cho lớp màng
này thay đổi về tính chất dẫn đến sự chết (nồng độ cao của arsen) hay thích ứng và tồn tại (nồng
độ thấp của arsen) để bảo vệ tế bào.
SUMMARY
Cell under arsenic condition, the cell membrane was initially affected. With arsenic at high
concentration, cell and cell membrane was damaged subsequently leading to cell death (Tuan et
al., 2008). However, at low concentration of arsenic, cell membrane can protect the cell from
toxic effect and adsorb a significant amount of arsenic from the culture environment. The
adsorption of arsenic by cell membrane has been influenced by numerous factors such as light,
temperature, pH, arsenic concentration, etc. In the present study, the effect of light intensity in
arsenic adsorption was conducted. The results demonstrate that algal cell have a potential in
adsorption of toxicant (arsenate) and light affects the adsorptive ability of cell and cell
membranes. Somehow, light induce the removal ability of arsenic by cell membrane. The work
was promising to be applied for the arsenic removal from the arsenic contaminated water. The
toxic effect of arsenic upon on the biomembrane was studied via the interaction between arsenate
and liposome membrane. The results show that arsenic attacked biological membrane by the
substitution of choline head of the phospholipid molecule (the structural unit constitutes the
biological membrane).
1. GIỚI THIỆU
Arsen là một trong những chất có độc tính cao. Con người có thể bị phơi nhiễm arsen qua
hít thở không khí, hấp thu thức ăn và qua nước uống. Một lượng nhỏ arsen trong nước có thể đe
dọa đến sức khỏe con người bởi vì phần lớn các hợp chất arsen trong nước uống đều ở dạng vô
cơ rất độc (Abernathy và cs, 2003). Hầu hết sự nhiễm arsen được phát hiện sau quá trình phơi
nhiễm arsen trong nước uống. Lý do chính cho tình trạng này là hầu hết các hợp chất arsen trong
thức ăn thường ở dạng hữu cơ và ít độc hay không độc. Trong nhiều trường hợp, sự phơi nhiễm
arsen từ nước uống là phơi nhiễm với các hợp chất arsen vô cơ rất độc và phơi nhiễm với nồng
độ cao (Winski, 1995). Hai dạng tồn tại chính của arsen vô vơ được tìm thấy trong môi trường là
arsenite (arsen hóa trị 3 hay As III) và arsenate (arsen hóa trị 5 hay As V) (Abernathy và cs,
2003).
Trong cơ thể người, cũng như hầu hết động vật có vú, arsen vô vơ bị methyl hóa tạo thành
acid monomethylarsonic và dimethylarsinic bởi phản ứng khử luân phiên arsen từ hóa trị V
thành hóa trị III và gắn thêm một nhóm methyl. Nhiều năm qua, người ta tin rằng độc tính cấp
của arsen vô cơ mạnh hơn arsen hữu cơ. Do đó, sự methyl hóa arsen vô cơ được xem là một phản
ứng khử độc arsen. (Vahter, 2002).
Trong tế bào, arsen tồn tại ở các dạng hóa trị +5, +3, 0, và -3 có thể tạo phức với các kim
loại và liên kết hóa trị với carbon, hydrogen và sulfur (Ferguson và Gavis, 1972). Bởi vì các
thuộc tính sinh hóa của arsenate tương tự phosphate, cho nên arsenate có thể thay thế các gốc
phosphate trong các phản ứng phosphoryl hóa chuyển hóa năng lượng. Kết quả là tạo nên các
adenosine diphosphate (ADP)-arsenate thay vì tạo thành adenosine triphosphate (ATP) (Gresser,
1981). Tuy nhiên, nồng độ để thực hiện phản ứng tạo thành ADP-arsenate thường cao, vào
khoảng 0.8 mM arsenate (Moore và cs, 1983). Arsen còn được biết là hợp chất có khả năng tạo
nên các superoxide, một hợp chất có tính oxi hóa mạnh (Barchowsky và cs, 1999; Lynn và cs,
2000). Nếu một lượng lớn superoxide được tạo ra trong tế bào tuyến tụy, thì quá trình tiết
insuline sẽ bị ảnh hưởng (Tseng, 2004).
Đối với màng tế bào, có một vài báo cáo chỉ ra rằng các hợp chất arsen gây ảnh hưởng
đến cấu trúc và chức năng của màng, đặc biệt là đối với màng tế bào hồng cầu (Zang và cs, 2000;
Winski và cs, 1997, 1998).
Dựa vào nền tảng các nghiên cứu trên và nhằm làm rõ vai trò của màng tế bào trong phản
ứng với độc chất và loại thải độc chất qua màng, các thí nghiệm được thiết lập và tiến hành ở các
điều kiện môi trường khác nhau. Ảnh hưởng của arsen lên màng sinh học được nghiên cứu. Hiệu
suất hấp thu arsen của tế bào và màng tế bào qua đó cũng được làm rõ.
2. TỔNG QUAN
2.1. Cơ chế gây độc của arsen lê cơ thể sinh vật
As tự do cũng như hợp chất của nó rất độc. Trong hợp chất thì hợp chất của As(III) là độc
nhất. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp As vào nhóm độc loại A gồm: Hg, Pb, Se, Cd, As.
Người bị nhiễm độc As thường có tỷ lệ bị đột biến NST rất cao. Ngoài việc gây nhiễm độc cấp
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top