myanh882006

New Member
Link tải miễn phí luận văn
DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ văn chương là thay mặt tiêu biểu của ngôn ngữ văn hóa, dạng thức tồn tại
“toàn vẹn nhất, sáng chói nhất” của ngôn ngữ toàn dân. Nói đến ngôn ngữ văn chương là nói
đến chức năng thẩm mỹ, đến giá trị tạo hình, giá trị biểu trưng, biểu cảm to lớn. Để ngôn từ
nghệ thuật có thể khắc hoạ chân thực, sinh động bức tranh cuộc sống thì việc huy động, sử
dụng nhằm khai thác thật tốt khả năng, tiềm năng của các phương tiện ngôn ngữ là một việc
làm không thể thiếu.
Khu vực Nam bộ - vùng đồng bằng châu thổ sông Mê-Kông - đất đai rộng lớn, phì
nhiêu, hệ thống kênh rạch chằng chịt, đồng thời là vùng đất với lịch sử hơn ba trăm năm
khẩn hoang của người Việt. Cảnh vật thiên nhiên và con người Nam bộ từ lâu đã gây được
sự chú ý của nhiều người cầm bút và không ít người trong số đó gặt hái được thành công.
Sơn Nam (tên khai sinh là Phạm Minh Tày, sinh năm 1926 tại Kiên Giang), nhà văn Nam
Bộ, người được mệnh danh là “nhà Nam Bộ học” hay “ông già Ba Tri” của văn học hiện đại
là một trong những tác giả tiêu biểu.
Những sáng tác của Sơn Nam, cố nhiên được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Tiếp
cận sáng tác của ông, các nhà lý luận phê bình văn học thường có chung một nhận xét về sự
giàu có “sắc thái địa phương”, hay “đậm đà màu sắc Nam Bộ”.
Tuy nhiên, nghiên cứu về Sơn Nam chủ yếu dừng lại ở những bài viết tản mạn. Có thể
thấy rõ điều này thông qua sự kiện: tháng 12 năm 2008, Hội nhà văn Thành Phố Hồ Chí
Minh thông báo quyết định lùi thời gian tổ chức hội thảo về Sơn Nam. Ông Lê Văn Thảo,
chủ tịch Hội nhà văn Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết: "Được phát động từ cuối năm ngoái
nhưng đến nay chúng tui không nhận được tham luận như ý muốn mà thay vào đó là nhiều
bài viết do các cây bút không chuyên gửi về. Vì thế, đành phải tạm hoãn hội thảo để có thêm
thời gian chuẩn bị cẩn thận hơn". Và: “Hội thảo về nhà văn Sơn Nam càng chậm càng tốt.
Từ trước tới nay, có nhiều bài viết về ông, do đó, khi muốn nói thêm về Sơn Nam cần những
nghiên cứu sâu sắc, mang tính khái quát cao và những nhận định, phát biểu mới, mang tính
khoa học” [71]. Mặt khác, những bài viết này cũng chỉ tập trung ở bình diện lý luận phê
bình văn học. Chính vì vậy, vấn đề về “màu sắc Nam Bộ” trong tác phẩm của ông chưa
được tìm hiểu, phân tích thấu đáo. Trường hợp của Sơn Nam không phải là một ngoại lệ.
Hoàng Thị Châu trong Giáo trình Phương ngữ học tiếng Việt đã nhận định: “Trong thực tế
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top