Maunfeld

New Member
Download miễn phí Luận văn Tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao từ góc nhìn ngôn ngữ học



Mục lục
Trang
A. MỞ ĐẦU . i
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Lịch sử vấn đề. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu. 4
4.1 Mục đích nghiên cứu .4
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .5
5. Phương pháp nghiên cứu. 5
6. Đóng góp của luận văn . 6
6.1. Về mặt lý luận .6
6.2. Về mặt thực tiễn .6
7. Cấu trúc luận văn . 6
B. NỘI DUNG. 7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT . 7
1.1. Khái quát về tình thái . 7
1.1.1. Khái niệm về tình thái .7
1.1.2. Chức năng của các phương tiện thể hiện tình thái .10
1.1.3 Các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái .14
1.1.4. Phân loại tình thái .16
1.1.5. Phân biệt tình thái khách quan và tình thái chủ quan.18
1.2. Khái quát về tiểu từ tình thái trong tiếng Việt . 19
1.2.1. Khái niệm tiểu từ tình thái trong tiếng Việt .20
1.2.2. Về tên gọi của tiểu từ tình thái .22
1.2.3 Phân loại tiểu từ tình thái .22
1.2.4 Chức năng của tiểu từ tình thái trong tiếng Việt .26
1.3 Lý thuyết về ngữ dụng học. 27
1.3.1 Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ .27
1.3.2 Lý thuyết về lập luận .32
1.3.3 Lý thuyết về hội thoại .34
CHưƠNG 2. TÌM HIỂU TÌNH THÁI TRONG TÁC PHẨM CỦA NAM CAO NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA . 38
2.1. Tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao nhìn từ bình diện ngữpháp. . 38
2.1.1. Các kiểu tiểu từ tình thái được phân loại theo tiêu chí cấu tạo từ.38
2.1.2. Tiểu kết.44
2.1.3 Căn cứ vào vị trí của tiểu từ tình thái trong phát ngôn.45
2.2 Khả năng kết hợp của các tiểu từ tình thái trong tác phẩm của NamCao. 51
2.2.1 Khả năng kết hợp của nhóm tiểu từ tình thái với các yếu tố cấu tạocâu (phát ngôn) .52
2.2.2 Khả năng kết hợp trong nội bộ nhóm tiểu từ tình thái .57
2.3 Tiểu từ tình thái trong truyện ngắn Nam Cao nhìn từ bình diện ngữ nghĩa . 64
2.3.1 Tiểu từ tình thái biểu thị thái độ của người nói với hiện thực kháchquan .64
2.3.2 Tiểu từ tình thái biểu thị thái độ của người nói đối với người nghe .69
CHưƠNG 3. TIỂU TỪ TÌNH THÁI TRONG TÁC PHẨM CỦA NAM CAO NHÌN TỪ GÓC NHÌN NGỮ DỤNG HỌC . 74
3.1. Tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao với việc đánh dấu các hành vi ngôn ngữ. 74
3.1.1 Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi hỏi .75
3.1.2 Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi cầu khiến .87
3.1.3. Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi khẳng định.93
3.1.4 Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi phủ định .94
3.1.5 Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi phản đối .96
3.2 Các tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao với chức năng định hướng lập luận. 97
3.2.1 Tiểu từ tình thái hướng lập luận tới kết luận +r .98
3.2.2 Tiểu từ tình thái hướng lập luận tới kết luận -r .101
3.3 Các tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao với chức năng
đánh dấu lời dẫn nhập, lời hồi đáp trong cặp thoại. 103
3.3.1 Các tiểu từ tình thái đánh dấu lời dẫn nhập ( hành vi dẫn nhập) .103
3.3.2 Tiểu từ tình thái trong truyện ngắn Nam Cao với chức năng đánh
dấu hành vi hồi đáp.108
3.4 Các tiểu từ tình thái với chức năng thể hiện vị thế của các nhân vật giao tiếp . 111
3.4.1 Các tiểu từ tình thái thể hiện nhân vật giao tiếp ở vị thế cao.112
3.4.2. Tiểu từ tình thái thể hiện nhân vật giao tiếp ở vị thế thấp .118
3.4.3 Tiểu từ tình thái biểu thị nhân vật giao tiếp ở vị thế ngang bằng .120
3.5. Tiểu từ tình thái trong truyện ngắn Nam Cao với chức năng bộc lộ hoàn cảnh giao tiếp. 122
3.5.1 Tiểu từ tình thái thể hiện cuộc giao tiếp ở hoàn cảnh giao tiếp trang trọng.122
3.5.2 Tiểu từ tình thái thể hiện hoàn cảnh giao tiếp không trang trọng.124
3.6 Tiểu từ tình thái và vấn đề chủ thể sử dụng. 126
C. KẾT LUẬN . 132
Tài liệu tham khảo
Tư liệu trích dẫn
quát về lớp từ này. Có thể kể ra các tác giả và các công trình nghiên cứu về tình thái trong ngôn ngữ như: Ch.Bally (Ngôn ngữ học đại cương và ngôn ngữ học Pháp) Bản dịch của Phan Ngọc - Tài liệu đánh máy của Viện ngôn ngữ học Việt Nam)), Cao Xuân Hạo (Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng), Nguyễn Minh Thuyết (Thành phần câu tiếng Việt), Đỗ Hữu Châu (Đại cương ngôn ngữ học), Diệp Quang Ban (Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông),v.v…
Tuy nhiên, ở những công trình nghiên cứu nên trên, các tác giả đã đưa ra các khái niệm và cách phân loại về tình thái chưa thực sự thống nhất. Hơn nữa, do mục đích nghiên cứu riêng của các công trình nên các tác giả mới chỉ đề cập đến vấn đề tình thái ở mức độ sơ lược và khái quát.
Trong phạm trù tình thái nói chung, có lớp tiểu từ tình thái cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất sớm, với những phương diện và cách thức riêng, với các tên gọi khác nhau. Trong "Việt Nam Văn phạm", Bùi Đức Tịnh gọi từ loại đang xét là "ngữ khí thán từ". Ở đây các tác giả chỉ đề cập đến 2 tiểu từ tình thái của tiếng Việt là "ạ" và "nhé", với nhận xét sơ lược. Các nhà nghiên cứu: Nguyễn Kim Thản, Trương Văn Trình, Nguyễn Hiến Lê dùng chung khái niệm "Ngữ khí từ", tuy hình thức không giống nhau nhưng có cùng một nội dung. Trong "Việt Nam Văn phạm" Trần Trọng Kim lại dùng thuật ngữ "Trợ từ ngữ khí", Hoàng Tuệ gọi là "Tiểu từ hậu khí". Một số nhà nghiên cứu khác lại có những tên gọi khác. Lê Văn Lý gọi đây là "Phụ từ cảm thán". "Trợ từ" là cách gọi của tác giả: Hồ Lê, Hoàng Văn Thung trong "Ngữ Pháp tiếng Việt", Đái Xuân Ninh trong "Hoạt động của từ tiếng Việt" cũng đề cập đến từ loại này với những tên gọi theo quan niệm của riêng mình là "từ đệm cuối câu". Dù các nhà nghiên cứu định danh cho từ loại này bằng những thuật ngữ khác nhưng về bản chất chúng đều có chung nội dung ý nghĩa. Đến Diệp Quang Ban, Đinh Văn Đức, Nguyễn Tài Cẩn, Lê Biên, Phan Mạnh



Tác giả đã dẫn và phân tích một loạt ví dụ để phân biệt hai yếu tố nghĩa nói trên, chẳng hạn:
Ví dụ: (1) Em đi.

(2) Em đi nhé! (3) Em đi à? (4) Em đi đi!
(5) Em đã đi đâu.

Các phát ngôn vừa dẫn đều có chung một nội dung mệnh đề là Em đi. Song mỗi phát ngôn lại có một ý nghĩa tình thái riêng, cụ thể: phát ngôn (1) không có tiểu từ tình thái cuối câu là tình thái miêu tả; Ở phát ngôn (2) có từ nhé thể hiện tình thái thông báo, ý chào, tạm biệt với sắc thái tình cảm thân mật. Ở phát ngôn (3) từ à thể hiện tình thái nghi vấn và sự quan tâm của người nói đối với người nghe. Ở phát ngôn (4) tình thái đi thể hiện mệnh lệnh, giục giã. Ở phát ngôn (5) là tình thái phủ định đối với một nhận định đã được đưa ra ở phát ngôn trước.
Cuối cùng Ch.Bally đã định nghĩa:"Tình thái là thái độ của người nói được biểu thị đối với sự việc hay trạng thái được diễn đạt trong câu"
b) N. Chomsky [52]

Chomsky quan niệm rằng: câu bao giờ cũng là câu tường thuật hay câu nghi vấn hay câu mệnh lệnh cho nên chúng chỉ khác nhau ở tính tình thái của câu. Theo N. chomsky, tình thái tường thuật, nghi vấn hay mệnh lệnh là tình thái bắt buộc trong câu. Ngoài ra câu còn có thể có một tình thái khác là tình thái tuỳ nghi, gồm những yếu tố thể hiện sự thừa nhận, phủ nhận, chủ động, bị động, nhấn mạnh,v.v...
Như vậy, so với quan điểm của Ch. Bally thì Noam Chomsky không xét đến thái độ tình cảm của người nói đối với hiện thực hay đối với người



nghe, mà ông chỉ xét đến các yếu tố có ý nghĩa phân biệt các kiểu câu theo mục đích nói.
c) J. Lyon [54]

Theo J. Lyon, một câu thường tồn tại 3 kiểu nghĩa tình thái cơ bản là:

+ Tình thái tất yếu và khả năng: Loại tình thái này bắt nguồn từ sự phân chia của các nhà logic.
+ Tình thái nhận thức: Là kiểu tình thái liên quan đến tính thực tế, tính hiện thực
+ Tình thái nghĩa vụ: Liên quan đến trách nhiệm.

Từ quan điểm này, tác giả đưa ra định nghĩa về tình thái: "Tình thái là thái độ của người nói đối với nội dung mệnh đề mà câu biểu thị hay sự tình mà mệnh đề đó miêu tả".
Quan niệm về tình thái của J. Lyon không tính đến thái độ của người nói đối với người nghe - người tiếp nhận phát ngôn, diễn ngôn.
d) Cao Xuân Hạo [26]

Cao Xuân Hạo quan niệm rằng: Trong logic học, nội dung của một mệnh đề được chia làm 2 phần là ngôn liệu và tình thái với cách hiểu như sau:
- Ngôn liệu :"Tức là cái tập hợp gồm sở thuyết (vị ngữ logic) và các tham tố của nó được xét như một mối liên hệ tiềm năng". [Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt- sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb KH XH, 1991, Tr50].
- Tình thái là "Cách thực hiện mối liên hệ ấy, cho biết mối quan hệ ấy là có thật (hiện thực) hay là không có (phủ định nó, coi nó là phi hiện thực), là tất yếu hay không tất yếu, là có thể có được hay không thể có được".
Cách hiểu về tình thái như trên mới chỉ dừng lại ở thái độ của người nói đối với hiện thực như J. Lyon.
Ngoài những quan điểm của các tác giả kể trên, còn nhiều quan niệm của các nhà ngôn ngữ học khác như quan điểm của: M.V. Liapon, E.M.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P Ngữ nghĩa - ngữ dụng các tiểu từ tình thái trong tiếng Việt Luận văn Sư phạm 2
A Khảo sát Tiểu từ tình thái trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài Văn hóa, Xã hội 2
F Bộ tiểu thuyết tình báo "Ông Cố vấn" của Hữu Mai từ góc nhìn thể loại Văn học 0
M So sánh vai trò tạo lập nghĩa tình thái của các tiểu từ tình thái cuối câu trong tiếng Việt với các Văn hóa, Xã hội 0
N Tiểu luận: Tình hình viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam từ năm 1992 đến nay và một số kiến nghị Luận văn Kinh tế 0
Z Tiểu luận: Vận dụng lý luận quan điểm toàn diện để phân tích tình hình kinh tế Việt Nam từ 1975 - 20 Luận văn Kinh tế 0
F Tiểu luận: TÌNH TRẠNG SINH VIÊN ĂN QUÀ VẶT NHÌN TỪ QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC Văn hóa, Xã hội 0
Q Tiểu luận Tình trạng sinh viên ăn quà vặt nhìn từ quá trình nhận thức Tài liệu chưa phân loại 0
V Tiểu luận Vận dụng lý luận quan điểm toàn diện để phân tích tình hình kinh tế Việt Nam từ 1975 - 200 Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận Ngoại tác tiêu cực từ tình trạng nóng dần lên của Trái Đất và sự can thiệp của Chính Phủ k Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top