Download miễn phí Luận văn Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.Phương pháp nghiên cứu của luận văn 3
5.Cơ cấu của luận văn 4
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH THẨM PHÁN TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 5
1.1 Khái niệm Thẩm phán. 5
1.2. Vị trí, chức năng của Thẩm phán trong tố tụng hình sự 7
1.2.1 Quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán 9
1.3. Mối quan hệ của Thẩm phán trong hoạt đồn Tố Tụng 9
1.4. Lịch sử hình thành và phát triển của đội ngũ Thẩm phán ở nuứơc ta từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay. 14
14.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1980 14
1.4.2. Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992 18
1.4.3.Giai đoạn từ năm 2002 đến nay 21
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ ĐIA VỊ PHÁP LÝ CỦA THẨM PHÁN TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ 24
2.1 Những nguyên tắc hoạt động của Thẩm phán trong xét xử vụ án hình sự 24
2.1.1. Nguyên tắc “ không ai bị coi là cố tội khi chưa có bản án kết tội của tào án đã có hiệu lực pháp luật”. 24
2.1.2. Nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật 25
2.1.3. Nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số. 29
2.2. Những quyền hạn và nghiã vụ cụ thể của Thẩm phán khi tham gia xét xử vụ án hình sự. 30
2.2.1. Quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán trong quá trình chuẩn bị xét xử. 31
2.2.2. Quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán trong quá trình xét xử tại phiên tòa 34
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA THẨM PHÁN TRƯỚC YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM 43
3.1.Thực trạng đội ngũ Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. 43
3.1.1. Thực trạng số lượng và chất lượng đội ngũ Thẩm phán. 43
3.1.2 Thực trạng quá trình giải quyết vụ án hình sự của Thẩm phán. 48
3.2. Nâng cao chất lượng tranh tụng trong xét xử vụ án hình sự . 49
3.3 Nâng cao vai trò của Thẩm phán . 58
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62


1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang thực hiện cải cách tư pháp một cách toàn diện. Điều này tạo cho ngành Toà án Việt Nam nhiều cơ hội song cũng đặt ra nhiều thách thức. Thêm vào đó, Việt Nam đã và sẽ tham gia hay ký kết các công ước, điều ước quốc tế song phương và đa phương. Do đó, đòi hỏi hệ thống pháp luật bao gồm cả luật nội dung và luật tố tụng cần được hoàn thiện. Thực tiễn trên đây đã đặt ra cho thẩm phán Việt Nam không những cần có kiến thức sâu rộng trong nhiều lĩnh vực luật nội dung mà còn phải hiểu biết và áp dụng thành thạo luật tố tụng liên quan để giải quyết các loại tranh chấp.
Ngày 02/6/2005 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020. Nghị quyết xác định Tòa án giữ vai trò trung tâm trong hệ thống tư pháp, hoạt động của Tòa án là trọng tâm của hoạt động tư pháp. Đây là bước phát triển mới về nhận thức lý luận trong lĩnh vực tư pháp nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định nhiệm vụ: “Cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ, lấy cải cách hoạt động xét xử làm trung tâm,...”[3, tr 127]
Căn cứ Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Tòa án đã tiến hành xét xử theo hướng nâng cao vai trò tranh tụng, đảm bảo quyền của bị cáo và những người tham gia tố tụng. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị xác định rõ nhiệm vụ cải cách tư pháp đến năm 2020 là phải nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp. Trọng tâm là xây dựng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân, đổi mới việc tổ chức phiên toà xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng theo hướng đảm bảo tính công khai, dân chủ, nghiêm minh, nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng, ngành Tòa án Việt Nam đang thực sự đổi mới về tổ chức và hoạt động, tăng cường quản lý, nâng cao năng lực của đội ngũ thẩm phán để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
Gắn liền với hoạt động của Tòa án là Thẩm phán. Thẩm phán là một trong số những người tham gia tố tụng giữ vai trò then chốt trong quá trình cải cách tư pháp nói chung, đặc biệt là việc thực hiện các mục tiêu mà Nghị quyết đã đề ra.
Vị trí, vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự là một nội dung rất quan trọng, một mắt xích không thể thiếu trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu về địa vị pháp lý của thẩm phán trong tố tụng hình sự là một việc làm cần thiết góp phần thực hiện thành công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN.
Việc xác định địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng hình sự có ý nghĩa quan trọng, xét cả dưới góc độ lý luận và thực tiễn. Bởi điều đó không những góp phần vào việc xây dựng một hệ thống lý luận về hoạt động tư pháp nói chung và tổ chức, hoạt động của các chức danh tư pháp nói riêng mà còn góp phần xây dựng các văn bản pháp luật về Tòa án, về Thẩm phán cũng như việc hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động nghiệp vụ của ngành Tòa án. Trong tố tụng hình sự, chế định địa vị pháp lý của Thẩm phán không chỉ liên quan và ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của Tòa án mà còn liên quan đến những chế định quan trọng khác. Vì thế, có thể nói rằng hiệu quả của thủ tục tố tụng hình sự phụ thuộc một phần không nhỏ vào việc xác định đúng đắn địa vị pháp lý của thẩm phán trong tố tụng hình sự.
Trong khoa học pháp lý hiện nay, mô hình lý luận về địa vị pháp lý củaThẩm phán trong tố tụng hình sự vẫn chưa được xây dựng một cách thống nhất, còn nhiều bất cập. Nguyên tắc độc lập xét xử chưa được thực hiện đầy đủ, vẫn còn nhiều vướng mắc trong hoạt động tố tụng của thẩm phán khi giải quyết các vụ án hình sự, làm cho hiệu quả xét xử của tòa án chưa cao.
Vì vậy, em đã chọn đề tài: “Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp” để làm Khóa Luận tốt nghiệp. Thông qua đề tài này, em muốn làm rõ thêm vị trí, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của thẩm phán trong tố tụng hình sự, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về thẩm phán trong công cuộc cải cách tư pháp, nâng cao hiệu quả xét xử của tòa án.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích nghiên cứu đề tài là đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong quá trình xét xử, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, Khóa Luận có nhiệm vụ:
- Phân tích các đặc điểm của các mô hình tố tụng hình sự qua đó thấy rõ được địa vị pháp lý của Thẩm phán tương ứng với từng mô hình tố tụng.
- Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng hình sự ở nước ta thời gian vừa qua.
- Nêu rõ nội dung, yêu cầu cải cách tư pháp đối với tòa án nói chung và Thẩm phán nói riêng để từ đó đóng góp hoàn thiện quy định về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng hình sự.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng hình sự theo pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay, hoạt động của thẩm phán trong thực tiễn xét xử. Khóa Luận có tham khảo kinh nghiệm tố tụng hình sự của một số nước.
Khóa Luận chỉ giới hạn việc nghiên cứu địa vị pháp lý của Thẩm phán ở giai đoạn xét xử vụ án hình sự.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Khóa Luận sử dụng phép biện chứng duy vật, các luận điểm tư tưởng về xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, thống kê hình sự.
5. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Khái quát chung về sự hình thành và phát triển của chế định Thẩm phán trong pháp luật Việt Nam
Chương 2. Những quy định của Bộ luật tố tụng hiện hành về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong xét xử vụ án hình sự
Chương 3. Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Thẩm phán trước yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Phanluong44

New Member
Re: Download Luận văn Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp

Xin vui lòng gửi cho mình đường link download tài liệu này với. Mình đang cần gấp. Thank bạn nhiều.
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D địa vị pháp lý của công ty hợp danh Luận văn Luật 1
T Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay : Luận văn Luận văn Luật 0
C Địa vị pháp lý và hoạt động của đoàn đại biểu quốc hội - qua thực tiễn tỉnh Bắc Giang : Luận văn ThS Luận văn Luật 0
N Địa vị pháp lý của Chính phủ theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) - xu hướng phát triển v Luận văn Luật 0
P Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán thực trạng, kinh nghiệm quốc tế Luận văn Luật 0
N Địa vị pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam trong tư pháp quốc tế giai đoạn hiện nay Luận văn Luật 2
T Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việ Luận văn Luật 0
B Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ở nước ngoài : Luận văn ThS. Luật: 60 38 60 Luận văn Luật 0
E Thực trạng và hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam : Luận văn Th Luận văn Luật 0
G Địa vị pháp lý của tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam: Luận văn ThS. Luật: 60 38 50 Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top