cutie_fowl

New Member
Link tải miễn phí luận văn
MỞ ĐẦU
Chế định tài sản hình thành trong tương lai là một bước tiến lớn trong khoa học pháp lý và là sản phẩm tất yếu của sự phát triển các giao dịch dân sự. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các giao dịch kinh tế, thương mại, dân sự ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Để đảm bảo cho việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, thương mại, dân sự, chế định về giao dịch bảo đảm ngày càng được hoàn thiện, các hình thức bảo đảm và các tài sản được đưa vào giao dịch bảo đảm ngày càng đa dạng phong phú trong đó có cả tài sản hình thành trong tương lai.
Ở Pháp, việc thế chấp tài sản hình thành trong tương lai đã được đề cập tại Sắc lệnh số 55-22 bàn hành ngày 4/1/1955 và đã đưa vào Bộ Luật Dân sự Pháp tại các Điều 2130 và 2133. Pháp luật Nhật Bản mới qui định về việc dùng tài sản hình thành trong tương lai làm tài sản bảo đảm trong thời gian gần đây.
Ở Việt Nam, việc dùng tài sản hình thành trong tương lai để bảo đảm cho nghĩa vụ dân sự đã được áp dụng từ khi có Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 và Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999, cho đến năm 2005, thì chế định này đã được ghi nhận tại Điều 320 của BLDS được ban hành trong năm này. Nguyên tắc chung trong giao dịch bảo đảm là tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp, không có tranh chấp về quyền sở hữu và đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu, trong khi đó, đối với tài sản hình thành trong tương lai thì quyền sở hữu của bên thế chấp chưa được công nhận tại thời điểm xác lập giao dịch vì vậy đây là một loại tài sản bảo đảm mang tính đặc thù, tiềm ẩn rủi ro. Do vậy, điều kiện của tài sản được tham gia giao dịch bảo đảm, qui trình, thủ tục liên quan đến giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm cũng phải cụ thể hơn, chặt chẽ hơn so với các loại tài sản bảo đảm thông thường khác để hạn chế các rủi ro và đảm bảo được nguyên tắc của giao dịch bảo đảm là có thể xử lý được tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Pháp luật hiện hành chưa có một hệ thống các qui định riêng, hoàn chỉnh và đồng bộ áp dụng cho giao dịch bảo đảm bằng TSHTTTL nên đang phải áp dụng các qui định chung như mọi loại tài sản thông thường khác. Vì vậy, khi vận dụng vào thực tiễn, loại giao dịch này dường như không được suôn sẻ từ khâu xác định tài sản, giao kết hợp đồng cho đến đăng ký giao dịch bảo đảm.
Có thể thấy, trong giai đoạn đất nước đang phát triển hiện nay, những hợp đồng, giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản hình thành trong tương lai là rất phổ biến, pháp luật có không ít các quy định về vấn đề thế chấp tài sản hình thành trong tương lai.
Vì những vấn đề dã đưa ra, em chọn đề bài tập học kì bộ môn Luật dân sự Việt Nam (module 2) như sau: Một số vấn đề về tài sản thế chấp được hình thành trong tương lai.











NỘI DUNG
I- TÀI SẢN HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI LÀ MỘT LOẠI TÀI SẢN MANG TÍNH ĐẶC THÙ.
1. ĐỊNH NGĨA: Theo quy định tại Điều 342 BLDS thì tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản hình thành trong tương lai. Và theo định nghĩa tại nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm thì: “Tài sản được hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hay giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm”
2. ĐẶC ĐIỂM:
- Là tài sản (Tài sản bao gồm vật, tiền, giaấy tờ có giá và các quyền tài sản – Điều 163 BLDS)
- Thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hay giao dịch bảo đảm được giao kết.
- Bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm.
3. ĐIỀU KIỆN VỀ TÀI SẢN BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ DÂN SỰ:
a) Điều kiện chung:
- Về nguyên tắc thì vật dùng để đảm bảo nghĩa vụ dân sự phải thuộc quyền sở hữu hay thuộc quyền sử dụng, quản lí và xác định được giá trị, số lượng tài sản của bên bảo đảm.
- Tài sản không có tranh chấp, tức là tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu hay quyền sử dụng, quản lí của bên bảo đảm.
- Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
- Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì bên bảo đảm phải mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn bảo đảm tiền vay.
Điều 320 khoản 1 của BLDS năm 2005 qui định nguyên tắc chung về điều kiện đặt ra đối với tài sản bảo đảm như sau: “Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và được phép giao dịch”. Tương tự như vậy, Luật Đất đai năm 2003 tại Điều 106 qui định: người sử dụng đất được thực hiện quyền thế chấp khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Luật Nhà ở năm 2005 tại Điều 91 qui định: Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch là phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở.
Như vậy, nguyên tắc chung để một tài sản có thể sử dụng vào giao dịch bảo đảm là tài sản phải hiện hữu, phải thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp và phải có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng.
b) Điều kiện đối với tài sản hình thành trong tương lai:
Đối với tài sản hình thành trong tương lai thì ngoài những điều kiện chung trên còn có một số yêu cầu sau: (xuất phát từ đặc thù của một số tài sản tại thời điểm giao dịch chưa thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm. Trong trường hợp thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai thì khi bên bảo đảm có quyền sở hữu một phần hay toàn bộ tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm có các quyền đối với một phần hay toàn bộ tài sản đó. Đối với tài sản pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu mà bên baỏ đảm chưa đăng kí thì bên nhận bảo đảm vẫn có quyền xử lí tài sản khi đến hạn xử lí)
Trong trường hợp tài sản hình thành trong tương lai là đất, tài sản gắn liền với đất: Tùy từng trường hợp cụ thể mà giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng có thể là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà nhưng cũng có thể là hợp đồng góp vốn, quyết định giao thuê đất
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Pnt14789

New Member
Re: Tiểu luận: Một số vấn đề về tài sản thế chấp được hình thành trong tương lai

Bác cho em xin link down với
thanks
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top