bedau_behoai92

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Khảo sát từ mượn tiếng Anh trong tiếng Hàn (có đối chiếu với tiếng Việt) : Luận văn ThS. Ngôn ngữ học: 60 22 01
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2008
Chủ đề: Ngôn ngữ học
Ngôn ngữ đối chiếu
Tiếng Hàn
Từ mượn tiếng Anh
Miêu tả: 64 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Ngôn ngữ học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
Giới thiệu sơ bộ về tình hình sử dụng từ tiếng Anh trong tiếng Hàn (có đối chiếu với tiếng Việt): khái niệm từ vay mượn, hiện trạng sử dụng từ ngữ tiếng Anh hiện nay trong tiếng Hàn và rút ra một số nhận xét chung. Trình bày khái quát quá trình du nhập từ tiếng Anh vào tiếng Hàn (có đối chiếu với tiếng Việt) và con đường du nhập qua tiếng Nhật. Giới thiệu phong trào “se ma ul un dong” (phong trào “Làng mới”) và phong trào “Làm trong sáng chữ Quốc ngữ” của Hàn Quốc, đối chiếu với tiếng Việt về phong trào “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Khảo sát sự đồng hóa từ tiếng Anh trong tiếng Hàn (có đối chiếu với tiếng Việt) về các khía cạnh: hiện tượng đồng hóa ngữ âm, đồng hóa về hình thái học đối với từ mượn tiếng Anh; hiện tượng rút gọn các từ mượn tiếng Anh trong tiếng Hàn; hiện tượng từ viết tắt tiếng Anh trong tiếng Hàn
MỞ ĐẦU 5
Chƣơng 1. Tình hình sử dụng từ tiếng Anh trong tiếng Hàn
(có đối chiếu với tiếng Việt) ………………………………….. 9
1.1 Khái niệm từ vay mượn............................................................ 9
1.2 Hiện trạng về sử dụng từ ngữ tiếng Anh hiện nay trong tiếng
Hàn.............................................................................................
13
1.2.1. Tiếng Anh ở Hàn Quốc: Phổ biến hóa tiếng Anh...................... 13
1.2.2. Từ tiếng Anh tràn lan trên phương tiện phát sóng và sách báo
Hàn Quốc...................................................................................
14
1.2.3. Từ ngữ tiếng Anh trong công nghệ thông tin Hàn Quốc........... 21
1.2.4. Từ ngữ tiếng Anh trong đời sống giao tiếp bằng tiếng Hàn….. 22
1.3 Đối chiếu với tiếng Việt............................................................ 23
1.3.1. Nhận định chung........................................................................ 23
1.3.2. Sự vay mượn từ ngữ tiếng Anh có nguyên nhân từ việc học
tiếng Anh với tư cách là ngoại ngữ ...........................................
24
1.3.3. Từ tiếng Anh được sử dụng khi giao tiếp bằng tiếng Việt ….. 27
1.4. Những nhận xét rút ra................................................................ 34
Chƣơng 2. Diễn tiến từ tiếng Anh du nhập vào tiếng Hàn
(có đối chiếu với tiếng Việt) ………………………………….. 36
2.1. Quá trình từ Anh du nhập vào tiếng Hàn…………………...… 36
2.1.1. Khái quát quá trình du nhập....................................................... 36
2.1.2. Con đường du nhập qua tiếng Nhật............................................ 39
2.2. Đối chiếu với tiếng Việt............................................................. 41
2.3. Phong trào “se ma ul un dong” (phong trào “làng mới”) và
phong trào “Làm trong sáng chữ Quốc ngữ” của Hàn
Quốc……………………………………………………………
43
2.4. Đối chiếu với tiếng Việt về phong trào “Giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt” và từ sau chính sách “Đổi mới” của Việt
Nam………………………………………………………. …..
52
Chƣơng 3. Khảo sát sự đồng hoá từ tiếng Anh trong tiếng
Hàn (có đối chiếu với tiếng Việt) ……………………………
54
3.1. Đôi nét về tiếng Hàn................................................................... 54
3.1.1. Giới thiệu chung......................................................................... 54
3.1.2. Nhận xét...................................................................................... 55
3.2. Khảo sát hiện tượng đồng hoá ngữ âm đối với từ mượn tiếng
Anh.............................................................................................
57
3.3. Khảo sát hiện tượng đồng hoá về hình thái học đối với từ mượn
tiếng Anh..........................................................................
59
3.4. Khảo sát hiện tượng rút gọn các từ mượn Anh trong tiếng
Hàn..............................................................................................
60
3.5. Khảo sát hiện tượng từ viết tắt tiếng Anh trong tiếng Hàn........ 62
3.6. Tiểu kết....................................................................................... 63
KẾT LUẬN............................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 67
PHỤ LỤC.................................................................................. 70
1. Lí do lựa chọn đề tài
Thế giới mà chúng ta đang sống luôn có sự vận động và biến đổi qua
từng ngày, và có một thực tế là sự giao lưu tương hỗ giữa các quốc gia trên
thế giới đang dần được thúc đẩy tăng cường, đồng thời ngôn ngữ của chính
các quốc gia đó cũng đang trực tiếp ảnh hưởng lẫn nhau. Với tư cách là
công cụ giao tiếp, trong quá trình du nhập, các yếu tố của ngôn ngữ cho vay
sẽ bị biến đổi về mặt hình thái và nội dung. Theo đó, những yếu tố mang
tính văn hóa, kinh tế, chính trị của khu vực sử dụng ngôn ngữ này cũng ảnh
hưởng tới khu vực sử dụng ngôn ngữ đi vay.
Mỗi quốc gia đều sở hữu một ngôn ngữ có tính chất kế thừa. Nói như
vậy tức là ngôn ngữ của mỗi một quốc gia chính là gốc rễ cơ bản nhất của
quốc gia đó. Vì vậy thật chẳng quá lời khi ta nói rằng, mỗi lời văn viết ra đã
làm nên và thể hiện dòng chảy văn hóa.
Hướng tới sự phát triển của quốc gia mình, ngày nay các nước trên
thế giới đang sống trong môi trường học tập song ngữ do nhận thức được
yêu cầu cần làm quen với một thứ ngôn ngữ được gọi là ngôn ngữ
quốc tế. Thứ ngôn ngữ quốc tế tiêu biểu cho thời đại này đã đi vào nhận
thức chúng ta một cách vô ý thức chính là tiếng Anh. Chúng ta đang không
chỉ coi nỗ lực tiếp nhận cũng như chấp nhận thực tế này trong phạm vi một
nước như là một mắt xích cần thiết cho sự phát triển đất nước mà giờ đây,
khi tiếng Anh đã tạo lập được cho mình vị trí thống trị trong hàng ngũ các
ngôn ngữ khiến cho cả những quốc gia không sử dụng Anh ngữ là ngôn ngữ
mẹ đẻ hay ngôn ngữ quốc gia cũng bị cuốn vào dòng chảy đó. Hàn Quốc
với tiếng Hàn là ngôn ngữ quốc gia cũng không ngoại lệ. Vì thế, luận văn
này khảo sát từ vay mượn tiếng Anh trong tiếng Hàn (có đối chiếu với
tiếng Việt) - hai quốc gia không sử dụng Anh ngữ như là ngôn ngữ mẹ đẻ,
và không sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ quốc gia, nhưng vẫn có sử dụng
tiếng Anh. Bằng việc đối chiếu, so sánh chúng tui hi vọng có thể đạt được
một cuộc điều tra mang tính thời đại về từ vay mượn của tiếng Anh trong
tiếng Việt. Về mặt ngôn ngữ xã hội học, chúng ta có thể so sánh cục bộ sự
biến đổi các từ vựng đã được vay mượn. Đó chính là nội dung của luận văn
này.
2. Mục đích và nội dung nghiên cứu
Mục đích của luận văn này là thông qua khảo sát từ vay mượn tiếng
Anh trong tiếng Hàn và có đối chiếu với sự vay mượn của từ tiếng Anh
trong tiếng Việt, nhằm chỉ rõ mức độ đồng hóa của từ tiếng Anh cũng như
mức độ vay mượn từ ngữ Anh ở các ngôn ngữ khác nhau và trong bối cảnh
xã hội khác nhau.
Từ mục đích này, luận văn đặt ra một số nhiệm vụ như sau:
1/ Chỉ ra quan niệm về từ vay mượn của giới Hàn ngữ học.
2/ Tình hình sử dụng từ vay mượn tiếng Anh trong tiếng Hàn và có
đối chiếu với tiếng Việt.
3/ Khảo sát từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Hàn, từ góc độ ngữ âm hình
thái học và có đối chiếu với tiếng Việt.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng khảo sát chủ yếu là các từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Hàn
hiện nay.
4. Phƣơng pháp và tƣ liệu nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội về từ vay mượn.
- Phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học đối chiếu.
- Phương pháp quy nạp diễn dịch.
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
Ý nghĩa lí luận: Khảo sát từ ngữ vay mượn tiếng Anh trong tiếng
Hàn có đối chiếu với tiếng Việt, góp phần vào việc nghiên cứu hiện tượng
vay mượn ở hai ngôn ngữ thuộc hai loại hình khác nhau: tiếng Hàn thuộc
ngôn ngữ chắp dính (agglutinative language) và tiếng Việt thuộc ngôn ngữ
đơn lập (isolating language) ngôn ngữ trong thời đại quốc tế hóa hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần giúp người Việt Nam học tiếng Hàn và
người Hàn học tiếng Việt, cũng giúp cho người dân hai nước hiểu thêm về
tình hình ngôn ngữ văn hóa của nhau trong quan hệ hợp tác hữu nghị.
CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội
dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tình hình sử dụng từ tiếng Anh trong tiếng Hàn (có đối
chiếu với tiếng Việt)
Chương 2: Diễn tiến của từ tiếng Anh du nhập vào tiếng Hàn (có đối
chiếu với tiếng Việt)
Chương 3: Khảo sát sự đồng hoá từ tiếng Anh trong tiếng Hàn (có
đối chiếu với tiếng Việt)
CHƢƠNG 1.
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TỪ TIÊNG ANH TRONG TIẾNG HÀN
( CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)
1.1. Khái niệm từ vay mƣợn
Ngôn ngữ phản ánh văn hóa, xã hội và đồng thời thống trị cả tư
tưởng, tình cảm, cách sinh hoạt của một dân tộc. Vì vậy sự biến
chất của ngôn ngữ cũng có thể gây nên sự hỗn loạn về tư tưởng của một dân
tộc. Vì thế, đối với các yếu tố ngôn ngữ của một dân tộc, quốc gia khác
thâm nhập vào trong hệ thống ngôn ngữ của một dân tộc, quốc gia này thì
cần được nghiên cứu đầy đủ. Trước hết chúng ta cần tìm hiểu định
nghĩa về từ vay mượn, đối tượng trọng tâm của nghiên cứu định hướng ở
trên.
Theo từ điển, định nghĩa cơ bản nhất về từ vay mượn là từ được
mượn từ một hệ thống từ vựng của ngôn ngữ khác mà trong nhiều trường
hợp, hệ thống ngôn ngữ khác đó chính là ngoại ngữ. Theo nghĩa rộng, từ
vay mượn là từ ám chỉ toàn thể từ vựng mượn từ ngoại ngữ để sử dụng, cho
nên nó là từ ngoại lai. Tuy nhiên với ý nghĩa rộng hơn, những từ cổ được du
nhập trở lại để cùng sử dụng với ngôn từ hiện đại, hay trường hợp tuyển
chọn từ vựng từ hệ thống ngôn ngữ địa phương nào đó cũng chính là từ vay
mượn. (Trích từ điển tra cứu điện tử Naver). Từ vay mượn là một trong ba
loại từ: từ du nhập, từ vay mượn, từ ngoại lai. Có nhiều từ ngữ, tuy được
vay mượn rồi sử dụng lâu dài, đã được phổ biến, nhưng vì vẫn chưa quen sử
dụng nên nhiều người vẫn coi đó như là một thứ tiếng nước ngoài. Ví dụ:
잉크 Ing-khư (tiếng Anh: Ink)
택시 Théc-si (tiếng Anh: Taxi)
크레용 Khư-rê-giông (tiếng Pháp: Crayon)
컵 Khóp (tiếng Hà Lan: kop)
Thực chất, việc phân biệt từ vay mượn và từ ngoại lai dựa theo mức
độ mà người sử dụng ngôn ngữ đang nhận thức, có đặc điểm mập mờ
nhưng có thể kiểm soát được tùy theo trình độ tri thức hay nghề nghiệp của
người nói.
Vay mượn (borrowing) là việc một hệ thống ngôn ngữ tiếp nhận các
yếu tố ngôn ngữ từ một hệ thống ngôn ngữ khác để sử dụng một phần có
tính hệ thống của hệ thống ngôn ngữ đó. Đặc biệt, một từ có trong một ngôn
ngữ được du nhập vào một ngôn ngữ khác và được viết y nguyên như vậy
thì từ đó gọi là “từ vay mượn” (loanword). Lúc này ngôn ngữ cho vay
mượn được gọi là ngôn ngữ gốc (source language) và ngôn ngữ tiếp nhận
được gọi là ngôn ngữ đích (target language). Ví dụ, cà-phê, gêm, gôn, sport,
sport car là những từ vay mượn từ tiếng Anh. Và tiếng Anh lúc này chính là
ngôn ngữ gốc, từ vay mượn từ tiếng Anh được viết sang tiếng Hàn Quốc và
tiếng Việt chính là ngôn ngữ đích.
Đối tượng trọng tâm của luận văn này là từ việc vay mượn giữa các
ngôn ngữ sẽ tiến hành xem xét và so sánh từ vay mượn tiếng Anh được du
nhập vào tiếng Hàn Quốc và tiếng Việt. Tuy nhiên có mấy điểm cần
cân nhắc đối với việc vay mượn giữa các ngôn ngữ .
Trước hết, khi tiếng Anh được du nhập vào tiếng Hàn thì phải làm rõ
tiếng tiếng Anh đó là thứ tiếng Anh nào. Trong luận văn này sẽ không chia
riêng rẽ “tiếng Anh Mỹ” và “tiếng Anh Anh” mà sẽ ghi hết tất cả từ vay
mượn tiếng Anh được phổ biến hóa tại Hàn Quốc (và Việt Nam) đang được
sử dụng trong hiện tại lẫn đã được sử dụng trước đây. Tất nhiên khi nghiên
cứu về từ vay mượn tiếng Anh, việc diễn đạt kí hiệu phát âm của mỗi từ chủ
yếu đều được sử dụng theo cách phát âm của người Mỹ. Ví dụ , phát âm của
một từ tiếng Anh được vay mượn vào tiếng Hàn, từ “pop” có hai cách phát
âm, một là cách phát âm của người Anh thì là [pops ], hai là cách phát âm
của người Mỹ thì là [paps]. Trong hai cách phát âm như vậy ngôn ngữ gốc
sẽ được phát âm theo tiếng Anh Mỹ.
Thứ hai, vẫn còn một vấn đề khác không thể giải quyết được dù
chúng ta có xây dựng hình thức ngữ âm của ngôn ngữ gốc một cách chính
xác. Điều đó có nghĩa là khi một ngôn ngữ gốc cho vay, chúng ta phải biết
được đó là “vay mượn trực tiếp” (direct borrowing) hay “vay mượn gián
tiếp” (indirect borrowing). Cụ thể:
- “Vay mượn trực tiếp” là sự chuyển tiếp từ ngôn ngữ gốc sang ngôn
ngữ đích mà trạng thái ngôn từ không chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ trung
gian. Lúc này khoảng cách tiếp xúc giữa ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ đích là
trực tiếp. Ví dụ, các từ tiếng Anh là ngôn ngữ gốc như “spray”, “spring”,
“strike” khi được vay mượn vào trong tiếng Hàn thì vẫn được phát âm như
vậy, tức là “spray” phát âm là [s-p-rei ], “spring” phát âm là [s-p-ri ], và
“strike” phát âm là [s-t-raik]. Cũng cần nhấn mạnh là, người ta nói tiếng
Hàn có nhận thức về tiếng Anh rất chuẩn xác nên khi phát âm cũng phát âm
được khá giống với phát âm gốc của tiếng Anh.
- “Vay mượn gián tiếp” nhiều khi được hiểu, là ngay trước khi ngôn
ngữ gốc được du nhập sang ngôn ngữ đích thì nó phải trải qua ngôn ngữ
trung gian. Ngay khi qua trung gian thì ngữ âm và hình thái của từ đó cũng
đã bị thay đổi. Điều đó có nghĩa rằng, hình thái cuối cùng tại ngôn ngữ
trung gian ngay trước khi du nhập sang ngôn ngữ đích chính là cơ sở mang
tính ngữ âm cho từ vay mượn. Ví dụ, theo Park Gap Su (1995:286), :
Từ “cup” (tiếng Anh) đã du nhập vào tiếng Hàn trước đây thông qua
tiếng Nhật đã được phát âm thành [kopp‟u] giống như tiếng Bồ Đào Nha.
[kopp‟u] trong tiếng Nhật không phải là là “cup” trong tiếng Anh mà đầu
tiên được vay mượn từ từ „copo [kopp‟u] trong tiếng Bồ Đào Nha, rồi tiếp
đó lại được vay mượn lại thành từ [kopp‟u] trong tiếng Hàn. Như vậy có
nghĩa là từ “cup” trong tiếng Anh và từ [kopp‟u] được sử dụng trong tiếng
Hàn trước đây không có cùng gốc rễ ngôn ngữ.
Các từ sê-mên-tô (cerment), pêng-ki (pek) là những trường hợp tiếng
Hà Lan du nhập vào tiếng Nhật rồi lại tiếp tục du nhập vào tiếng Hàn.
Cũng có những trường hợp từ tiếng Anh là từ gốc thông qua tiếng
Nhật mà du nhập vào tiếng Hàn. Ví dụ, theo Seo Jae Won (1992:352), từ
“ham-pak sư-thê-i-kư” được vay mượn trong tiếng Hàn chính là từ
“hamburg steak” [hmb :rgsteik] trong tiếng Anh, nhưng khi du nhập vào
tiếng Nhật thì từ này lại được phát âm theo phong cách tiếng Nhật thành
“ham-pa-ku-sư-tê-ki” và khi được vay mượn trong tiếng Hàn thì cách phát
âm đó vẫn được giữ nguyên. Những trường hợp vay mượn gián tiếp khác, ta
có thể tìm được những ví dụ là từ tiếng Hàn vay mượn thông qua tiếng Nhật
như “ma-hu-ra” (muffler), “a-pa-tô” (apartment), “ếch-ki-sư” (extract).
Luận văn này chú trọng tới các từ vay mượn tiếng Anh được chính tả
hóa bằng tiếng Hàn. Ví dụ , “gas” [gæs ] và “bus” [bs ] khi sang tiếng Hàn
sẽ được chính tả hóa thành “ga-sư” và “ bo-sư”. Thực tế những từ này có
thể phát âm là “po-sư” và “ka-sư” nhưng người ta vẫn chọn hình thức vay
mượn thành “ga-sư” và “bo-sư”. Những ví dụ về từ vay mượn trong luận
văn này được tập hợp từ các ví dụ trong báo viết, tạp chí, biển hiệu, theo
tuyển tập các ví dụ về từ ngoại lai của Viện nghiên cứu chữ quốc ngữ (xuất
bản năm 1988) và quy tắc cách biểu hiện từ ngoại lai trong Phương pháp
Hangul hóa, ngoài ra còn bao gồm cả các lời nói mang tính cố định đã trở
thành quán dụng ngữ hay trở nên thông dụng trong xã hội. (Tham khảo:
Trung tâm thông tin Ka Uh Ri, tìm kiếm Naver).
Ngoài ra, luận văn này tập trung vào tất cả những lời nói với khởi
nguồn là tiếng Anh được dùng làm ngôn ngữ vay mượn, và tập trung vào tất
cả các từ ngoại lai và từ tiếng nước ngoài hiện đang được sử dụng làm ngôn
ngữ vay mượn. Giống như việc các địa danh và tên người Hàn Quốc là một
Còn ở trong tiếng Việt, có thể thấy rất nhiều trường hợp từ tắt tiếng
Anh được viết tắt. Chỉ khác là người Việt vừa đọc theo kiếu Anh vừa đọc
theo kiểu Việt. Ví dụ:
CD(compact disk): xê đê/ xi đi
CPU(central processing unit); xê pê u/xi pi iu
CIF (cost insurance and freight): xe i ep/xip/ xi ai ep
IQ (intelligence quotient); i quy/ai kiu
ISO (국제 표준화기구,international organization for
standardization): i zô/ai et ou
APEC(asian-pacific economic cooperation conference): a pếch/
ASEM(asia-europe meeting): ai xem
DJ(disk jockey): đi di
3.6. Tiểu kết
Có thể thấy, các từ tiếng Anh nhập vào tiếng Hàn có những thay đổi.
Nhìn chung, sự thay đổi này để làm cho các từ tiếng Anh phù hợp, càng gần
với tiếng Hàn càng tốt. Vì thế sự thay đổi thường diễn ra ở các âm mà tiếng
Hàn không có, ở các âm tiết không phù hợp với tiếng Hàn. Và, đặc biệt là ở
mặt hình thái học.
Về nội dung ít có sự thay đổi vì thường là một nghĩa. Vì thế trong luận văn
này không khảo sát nghĩa.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của nam cao Văn học 0
D Nghiên cứu thành phần hóa học và khảo sát hoạt tính sinh học của polysaccharide từ hạt me (Tamarindus indica L.) Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ vỏ trấu và khảo sát khả năng hấo phụ ion Pb2+ trong môi trườn Khoa học Tự nhiên 0
J Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ vỏ trấu và khảo sát khả năng hấo phụ ion Pb2+ trong môi trườn InterNet 1
T Khảo sát yếu tố dịch tễ học bệnh lý võng mạc tiểu đường tại bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh từ 1 Luận văn Kinh tế 0
P Mô thức thông tin trên chuyên san Hồ sơ Sự kiện (Khảo sát từ tháng 01. 2007 đến hết tháng 06. 2008) Luận văn Kinh tế 0
Z Khảo sát ảnh hưởng của quá trình xử lý nguyên liệu ðến khả năng trích ly anthocyanin từ bắp cải tím Khoa học Tự nhiên 0
S Khảo sát khả năng trích ly Catechin từ trà bằng Methanol Khoa học Tự nhiên 0
Q Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện bảo quản và hệ dung môi đến hiệu suất trích ly Carotenoids từ vỏ tô Khoa học Tự nhiên 0
N Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly Carotenoids từ phế liệu Tôm sú Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top