kenny.nuwuen

New Member
Download miễn phí Đề tài Thiết kế lò đốt chất thải bệnh viện với công suất 250 kg/ngày

Mục lục
Lời nói đầu.
Chương1: Tổng quan về chất thải rắn bệnh viện
1.1.Định nghĩa, phân loại chất thải rắn bệnh viện . 1
1.1.1.Định nghĩa . .1
1.1.2.Phân loại chất thải y tế .2
1.2.Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn bệnh viện . .5
1.3.Thành phần chất thải rắn bệnh viện . 7
1.3.1. Thành phần chất thải rắn bệnh viện . 7
1.3.2.Thành phần rác thải y tế . .8
1.4.Tác động của chất thải bệnh viện tới môi trường . 9

Chương 2. Các phương pháp xử lý rác thải y tế.
2.1. Tổng quan về các phương pháp xử lý rác . .11
2.1.1.Phương pháp chôn lấp . .11
2.1.2.Phương pháp sinh học .12
2.1.3.Phương pháp đốt .12
2.2.Lựa chọn phương pháp xử lý rác thải bệnh viện nguy hại .13

Chương 3. Tính toán lò đốt chất thải y tế
3.1.Các yêu cầu chung 15
3.1.1.Tiêu chuẩn thiết kế lò đốt . .15
3.1.2.Chọn lò đốt .16
a. Chọn vật liệu 16
b. Chọn ghi lò . 16
c. Chọn cách nạp liệu . 16
d. Chọn mỏ phun . 16
e. Chọn thể tích buồng đốt . 16
3.2.Tính cân bằng vật liệu . .17
3.2.1. Lượng vật chất vào lò . 18
3.2.2. Lượng vật chất ra lò 22
3.3.Tính cân bằng nhiệt lượng 24
3.3.1.Tính lượng nhiệt vào lò . 25
3.3.2.Tính lượng nhiệt ra lò .27
3.4.Lượng vật chất ra lò trong 1 giây .31
3.5.Tính thể tích buồng đốt .32
3.5.1. Tính thể tích buồng đốt chính(buồng sơ cấp) .32
3.5.2. Tính thể tích buồng đốt thứ cấp .33
3.6. Thiết kế buồng đốt . . .33



Chương1:
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN BỆNH VIỆN

1.1. Định nghĩa, phân loại chất thải rắn bệnh viện
1.1.1. Định nghĩa
a. Định nghĩa chất thải
Chất thải là chất được sinh ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hay trong các hoạt động khác. Chất thải có thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng hay khí.
b. Định nghĩa chất thải y tế
Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo. Chất thải y tế có thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng hay khí.
c. Định nghĩa chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hay hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ng độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, và các đặc tính nguy hại khác) hay tương tác với các chất gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người.
d. Định nghĩa chất thải y tế nguy hại
Chất thải y tế nguy hại là chất thải có một trong các thành phần như: máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận hay cơ quan của người, động vật; bơm, kim tiêm và các vật sắc nhọn khác; dược phẩm; hóa chất và các chất phóng xạ dung trong y tế. Nếu những chất thải này không được tiêu hủy sẽ gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người.



1.1.2. Phân loại chất thải y tế
Hầu hết các chất thải rắn từ quá trình khám chữa bệnh là các chất thải độc hại và mang tính đặc thù riêng. Các chất thải này phải được phân loại cẩc thận trước khi thải chung với các loại rác thải sinh hoạt, nếu không sẽ gây ra những nguy hại tới cộng đồng, như gây bệnh, hay làm lây lan dịch bệnh…Vì vậy phân loai chất thải là một khâu rất quan trọng. Nếu việc phân lọi chất thải được tiến hành tốt ngay từ đầu thì những khâu quản lý và xử lý sau này sẽ đạt hiệu quả cao, hạn chế tối đa sự ô nhiễm đối với môi trường xung quanh.
Hiện nay trên thế giới có nhiều cách phân loại chất thải y tế khác nhau. Có thể kể tới một số cách như sau:
1- Theo hệ thống phân loại của tổ chức Y tế thế giới (WHO):
• Chất thải thông thường: Đó là các chất thải không độc hại, về bản chất nó tương tự chất thải sinh hoạt.
• Chất thải là bệnh phẩm: Mô,cơ quan, phần tử bào thai người, xác động vật, máu, dịch thể…
• Chất thải chứa phóng xạ: Là chất thải từ các quá trình chiếu, chụp X quang, phân tích tạo hình cơ quan cho cơ thể, điều trị và khu trú khối u…
• Chất thải hóa học: Loại này có tính chất độc hại, có tính ăn mòn, gây cháy hay nhiễm độc gen.
• Chất thải nhiễm khuẩn: Gồm các chất thải chứa các tác nhân gây bệnh, ví dụ như vi sinh vật kiểm định, bệnh phẩm bệnh nhân bị cách ly hay máu nhiễm khuẩn…
• Các vật sắc nhọn: Là các vật như kim tiêm, lưỡi dao… có thể gây thương tích.
• Dược liệu: Là các dược liệu dư thừa hay quá hạn sử dụng.
2- Theo hệ thống phân loại của Mỹ:
• Chất thải cách ly: Có thể gọi là chất thải truyền nhiễm mạnh bao gồm chất thải bản chất sinh học, các phế liệu bị ô nhiễm máu, các chất bài tiết, dịch rỉ, các chất thải của người bệnh bị cách li.
• Chất thải động vật, xác động vật, các phần cơ thể của động vật kiểm nghiệm…
• Các vật sắc nhọn thải bỏ: Kim tiêm, bơm tiêm, lưỡi dao, công cụ mổ… dùng trong chăm sóc bệnh nhân, điều trị và nghiên cứu y học; đồ thủy tinh vỡ có tiếp xúc với tác nhân gây nhiễm trùng.
• Chất thải có chứa máu: máu lỏng, các công cụ chứa máu, các đồ thấm máu…
• Những vật sắc nhọn không sử dụng: Kim tiêm, bơm tiêm, lưỡi dao…bị thải bỏ.
• Các chất thải gây độc tế bào.
• Các chất phóng xạ.
3- Một cách khác, chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 loại:
a. Chất thải lâm sàng (gồm 5 nhóm: A, B, C, D, E ).
b. Chất thải phóng xạ.
c. Chất thải hóa học.
d. Các bình chứa khí có áp suất.
e. Chất thải sinh hoạt.
a.Chất thải lâm sàng.
Nhóm A: Là chất thải nhiễm khuẩn bao gồm vật liệu bị thấm máu, thấm dịch; các chất bài tiết của người bệnh như băng, gạc, bông, găng tay, bột bó trong gãy xương, đồ vải, các túi hậu môn nhân tạo, dây truyền máu, các ống thông, dây và túi đựng dịch dẫn lưu…
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top