Daron

New Member
Download Tiểu luận Cơ chế ba bên và vai trò của Công đoàn miễn phí
Trong lĩnh vực lao động, cơ chế ba bên tồn tại như một hiện tượng phổ biến và có tính khách quan. Từ lâu, ở nhiều nước trên thế giới, cơ chế này đã được xác lập và vận hành, góp phần không nhỏ vào việc xây dựng và phát triển mối quan hệ lao động. Trong nền kinh tế thị trường, cơ chế ba bên được coi là cách tổ chức quan trọng nhằm tăng cường đối thoại xã hội để hướng tới mục tiêu căn bản là xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định. Vậy, cơ chế ba bên là gì? Việc hình thành và áp dụng cơ chế này ở Việt Nam như thế nào? Công đoàn có vai trò gì trong cơ chế ấy?
1. Khái quát chung về cơ chế ba bên
1.1 Quan niệm về cơ chế ba bên
Theo quan điểm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “Cơ chế ba bên có nghĩa là bất cứ một hệ thống các mối quan hệ nào trong đó Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động là các nhóm độc lập, mỗi nhóm thực hiện những chức năng riêng. Điều đó đơn thuần chỉ là sự chuyển đổi thành các mối quan hệ xã hội của các nguyên tắc dân chủ, chính trị tự do, đa số sự tham gia của mỗi cá nhân vào những quyết định có liên quan đến họ... Nguyên tắc là những vấn đề chung không có một đối tác đơn lẻ, một hệ thống quan hệ lao động dựa trên sự kết hợp điều kiện lịch sử, chính trị, xã hội, văn hoá và mỗi hệ thống phát triển theo nguyên tắc của cuộc chơi dưới ánh sáng của nhiều thông số đó”1. Nhằm làm rõ quan điểm cơ chế ba bên của ILO, cuốn “Thuật ngữ quan hệ công nghiệp và các khái niệm liên quan” đã đưa ra định nghĩa: “Cơ chế ba bên là sự tương tác tích cực của chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động (qua các thay mặt của họ) như là các bên bình đẳng và độc lập trong các cố gắng tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề cùng quan tâm. Một quá trình ba bên có thể bao gồm việc tham khảo ý kiến, thương thuyết hay cùng ra quyết định, phụ thuộc vào cách thức đã được nhất trí giữa các bên liên quan. Những cách thức này có thể là đặc biệt theo từng vụ việc hay được thể chế hoá”2.
Ở Việt Nam, trong vài năm gần đây đã có nhiều bài viết bàn về vấn đề này. Theo TS Phạm Công Trứ: “Bằng việc ký kết các hợp đồng lao động cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động, hình thành nên quan hệ lao động cá nhân – hạt nhân của cơ chế hai bên truyền thống. Sau đó, bằng việc thực hiện quyền tự do liên kết các tổ chức của cả phía người lao động và người sử dụng lao động được hình thành. Ở tầm quốc gia, thay mặt của các tổ chức này cùng với thay mặt của Chính phủ có mối quan hệ với nhau để cùng bàn bạc và giải quyết những vấn đề có liên quan trong lĩnh vực lao động và xã hội. Trên cơ sở và trong khuôn khổ của mối quan hệ này hình thành một cơ chế mang tính pháp lý quốc tế, đó là cơ chế ba bên”3. Còn TS. Đào Thị Hằng cho rằng: Cơ chế ba bên được hiểu là cơ chế phối hợp hoạt động giữa chính phủ, thay mặt người lao động, thay mặt người sử dụng lao động với tư cách là các bên độc lập và bình đẳng khi họ cùng tìm kiếm những giải pháp chung trong các vấn đề lao động, xã hội, mà cả ba bên cùng quan tâm và nỗ lực giải quyết4.
Như vậy, quan điểm của các nhà khoa học nước ta thống nhất với cách hiểu của tổ chức ILO về vấn đề này. Cơ chế ba bên suy cho cùng là sự thúc đẩy việc tìm kiếm những giải pháp mà các bên cùng nhất trí đối với những vấn đề nảy sinh do các lợi ích xã hội khác nhau. Đó là một quá trình đảm bảo cho các đối tác xã hội đều tham gia vào việc quyết định những vấn đề liên quan đến lợi ích của họ và họ có khả năng thực hiện các chính sách đó. Ngoài ra, cơ chế ba bên còn là phương tiện nhằm đảm bảo cho các chính sách của Chính phủ phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chung của xã hội, lợi ích chính đáng của các bên. Hơn nữa, nó còn được coi là một nguyên tắc chủ đạo trong quá trình thiết lập mối quan hệ lao động. Việc áp dụng nguyên tắc này vào thực tế không những mang lại sự ổn định về chính trị mà còn là yếu tố cơ bản đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững và thịnh vượng.
1.2 Bản chất của cơ chế ba bên
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top