nguyenngoc575

New Member
Link tải miễn phí luận văn

MỤC LỤC

Lời nói đầu 4
1/ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG 5
1.1 Khái niệm: 5
1.2 Khái quát về cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu 5
2/ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở HY LẠP 6
2.1 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp 7
2.2 Diễn biến của khủng hoảng 10
2.3 Biện pháp của Hy Lạp đối với cuộc khủng hoảng 14
2.4 EUROZONE đối với cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp 16
2.5 Tác động của nợ công ở Hy Lạp 21
3/ THỰC TRẠNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM 30
3.1 Thực trạng nợ công ở Việt Nam 30
3.2 Bài học của nợ công cuả Hy Lạp đối với Việt Nam 33
3.3 Giải pháp phòng ngừa nợ công của Việt Nam 35
4/ KẾT LUẬN 38

TỪ VIẾT TẮT
N/A: Not Available ( không thể tính được)
OECD :Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
S&P: Standard & Poor( là một trong ba cơ quan xếp hạng tín dụng lớn và uy tín
nhất thế giới)
IMF: Quỹ tiền tệ Quốc tế
EFSF: Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu
EFSF: Quỹ Công cụ Ổn định Tài chính Châu Âu
Hiệp ước Maastricht :Hiệp ước về Liên minh châu Âu
WB: Ngân hàng thế giới

Lời nói đầu

Trong hơn 50 năm hình thành và phát triển, Liên minh châu Âu - EU đã trở thành tổ chức liên kết khu vực thành công nhất trên thế giới. Quá trình phát triển EU đồng thời là quá trình hoàn thiện hệ thống thể chế chính trị, hướng tới xây dựng EU thành một nhà nước “Liên bang”.
Và sự ra đời của đồng euro trên thực tế không chỉ dừng lại ở "giấc mơ" tạo sự gắn kết và thuận lợi hơn trong khu vực châu Âu, một cách tham vọng hơn, các nhà quản trị châu Âu muốn euro trở thành một loại "vũ khí" để làm đối trọng với đồng USD đang thống trị toàn thế giới. Giấc mơ đó không phải không có cơ sở, bởi trên thực tế với hai đầu tàu kinh tế hùng mạnh lúc bấy giời là Đức và Pháp, hơn 300 triệu người dân châu Âu hoàn toàn bị thuyết phục vào một tương lai tươi sáng của đồng tiền chung. Tuy nhiên "giấc mơ" châu Âu hợp nhất như sụp đổ hoàn toàn khi "đám cháy" bắt đầu từ Hy Lạp bắt đầu lan rộng.
Năm 2012, châu Âu đánh dấu hành trình 10 năm phát triển của đồng tiền chung trong một không khí vô cùng ảm đạm. Lo ngại về khủng hoảng tài chính và tiền tệ các quốc gia có chung mối quan tâm là vấn đề nợ công. Hầu hết các nước đều đang duy trì một mức nợ nước ngoài nhất định. Thế nhưng, tình trạng khủng hoảng nợ công tại châu Âu lại khiến nỗi lo sợ vỡ nợ lan nhanh ra hầu khắp các khu vực.
Sự sụp đổ của hai nền kinh tế từng được coi là những hình mẫu tăng trưởng của châu Âu là những bài học nhỡn tiền đối với tất cả các nước, bất kể là giàu hay nghèo. Thế giới, trong đó có Việt Nam, có thể học được gì từ đây?








1/ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG
1.1 Khái niệm:

Nợ công hay nợ quốc gia là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách, vì thế, nợ chính phủ, nói cách khác, là thâm hụt ngân sách luỹ kế tính đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Nợ chính phủ thường được phân thành: Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước). Việc đi vay của chính phủ có thể được thực hiện thông qua phát hành trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì chính phủ vì có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn. So với trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ, trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán, thêm vào đó còn có thể xảy ra rủi ro về tỷ giá hối đoái.
Ngoài việc vay bằng cách phát hành trái phiếu nói trên, chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế tài chính quốc tế, chẳng hạn Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)… Hình thức vay này thường được chính phủ của các nước có độ tín cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ của họ không cao

1.2 Khái quát về cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu

Khủng hoảng nợ công châu Âu là một cuộc khủng hoảng nợ công với điểm bùng nổ đầu tiên là Hy Lạp vào đầu năm 2010 khi chi phí cho các khoảng nợ Chính phủ liên tục tăng lên; cụ thể là lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 2 năm của Hy Lạp liên tục tăng cao từ 3,47% vào tháng 01 năm 2010, lên 9,73% thời điểm tháng 07 năm 2010 và nhảy vọt lên 26,65%/năm vào tháng 07 năm 2011. Cuộc khủng hoảng sau đó đã lan sang Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và tiếp theo là Ý trong khu vực đồng euro. Pháp đang là quốc gia có nhiều nguy cơ tụt hạng tín dụng. Cộng hòa Sip cũng đã bị đẩy tới bờ vực để nhận gói cứu trợ.
Từ cuối năm 2009, lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ quốc gia gia tăng giữa các nhà đầu tư liên quan đến một số nước châu Âu, mối lo sợ này tăng lên vào đầu năm 2010. Các quốc gia có vấn đề về nợ công trong khu vực châu Âu bao
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

thaophuong

New Member
Re: [Free] Đề án: KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở HY LẠP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

ad ơi, mình đang tìm hiểu về khủng hoảng nợ công Hy Lạp, ad có thể gửi link tải bài này để mình tham khảo được không. Thank ad
 

thaophuong

New Member
Re: [Free] Đề án: KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở HY LẠP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

ad ơi, ad có thể gửi cho mình xin link bài này được không ạ, mình đang tìm hiểu về nợ cong Hy Lạp ạ, thank ad nhiều
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
V Đề án Khủng hoảng tài chính tiền tệ và ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Môn đại cương 0
B Đề án Đẩy mạnh thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI tại Viêt Nam trong bối cảnh khủng Tài liệu chưa phân loại 0
T Đề án Cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam, thực trạng và giải pháp và vấn đề tái cơ cấu sau khủng hoảng ki Tài liệu chưa phân loại 2
V Đề án Giải quyết vấn đề thất nghiệp sau khủng hoảng kinh tế tại tỉnh Nghệ An Tài liệu chưa phân loại 2
T Đề án: VẤN ĐỀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở HY LẠP VÀ TÂY BAN NHA , VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO Luận văn Kinh tế 3
N Đề án: Tác động của cuộc khủng hoảng tới hoạt động xuất khẩu dệt may vào thị trường EU Luận văn Kinh tế 0
B Đề án: KHỦNG HOẢNG ĐIỆN Ở CARIFORNIA VÀ XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN LỰC Ở VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
C Đề án: Khủng hoảng tài chính châu á và những ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế thế giới nói chung và Luận văn Kinh tế 0
I Đề án: Một số giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tới Việt n Luận văn Kinh tế 0
J Đề án Định hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng h Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top