girl_dontcry

New Member
Link tải miễn phí luận văn
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nho giáo vốn gốc từ Trung Quốc do Khổng Tử khai sáng nhưng đã xâm nhập vào nước ta qua hàng ngàn năm. Nó đã giữ một vị trí quan trọng trong kiến trúc thượng tầng của xã hội phong kiến Việt Nam và do đó đã chi phối đời sống tư tưởng và tâm linh của nhân dân ta trong nhiều thế kỷ. Ảnh hưởng của Nho giáo không chỉ dừng lại ở trong phạm vi hoạt động của bộ máy Nhà nước, trong lĩnh vực giáo dục, học thuật và văn nghệ mà còn đi sâu vào phong tục, nếp sống, niềm tin và khát vọng của con người. Trong quá trình thâm nhập vào Việt Nam, Nho giáo đã kết hợp với những tín ngưỡng tôn giáo cổ truyền vốn có từ lâu đời trên đất nước ta, chịu ảnh hưởng đồng thời cải tạo và củng cố một số tín ngưỡng cổ truyền ấy. Với sự thúc đẩy và cổ vũ của các triều đình phong kiến Việt Nam, Nho giáo đã phát huy khía cạnh thần học và gắn với những nghi thức tế lễ có tính chất tôn giáo. Hơn nữa Nho giáo còn hoà quyện với các tôn giáo lớn như Phật giáo và Đạo giáo để tạo nên cái khung cảnh “Tam giáo đồng nguyên”. Trong cái khung cảnh ấy, Nho giáo vừa chi phối sự phát triển của Phật giáo, Đạo giáo vừa tiếp thu những yếu tố của Phật giáo và Đạo giáo. Có thể nói sự có mặt của Nho giáo là không thể thiếu trong bức tranh chung về sinh hoạt tôn giáo của đất nước Việt Nam trên nhiều chặng đường lịch sử.
Tư tưởng Nho giáo chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc. Nó đã ảnh hưởng sâu sắc mọi mặt của đời sống xã hội Trung Quốc và các nước láng giềng trong suốt hơn hai nghìn năm lịch sử. Và tư tưởng ấy cũng đã ảnh hưởng rất sâu sắc trong tư tưởng chính trị Việt Nam. Trong cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc, xu hướng chống Hán hoá là ý chí của những người Việt Nam yêu nước chống bọn xâm lược trên mọi lĩnh vực. Nhưng họ không chống đối cực đoan mà biết tiếp thu có chọn lọc những giá trị của văn hoá Hán để làm giàu vốn tri thức và làm phong phú nền văn hoá dân tộc. Ngay khi chế độ Bắc thuộc sụp đổ, những người Việt trong chế độ triều đình phong kiến Việt Nam đã từng ý thức được vai trò của Nho giáo đối với đời sống chính trị và thấy được sự tiếp thu Nho giáo là cần thiết để chuyển hoá nó từ chỗ vốn là vũ khí tinh thần của kẻ đi xâm lược đã bại trận trở thành một công cụ có ích cho việc xây dựng một Nhà nước phong kiến và một trật tự xã hội phong kiến Việt Nam vững mạnh.
Dưới góc độ của Hệ tư tưởng học, sinh viên nhận thấy rằng: Để hiểu thêm về tư tưởng chính trị của Nho giáo và vị trí, vai trò của nó trong xã hội ta là một việc làm cần thiết. Chính vì vậy, sinh viên đã chọn đề tài “Nho giáo trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay”.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài:
Ở nước ta trong nhiều năm qua đã có các công trình nghiên cứu về Nho giáo đối với xã hội Việt Nam như: Cuốn “Nho giáo tại Việt Nam" của Viện Triết học và Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia do nhà xuất bản Khoa học – xã hội xuất bản năm 1994; Cuốn “Nho giáo xưa và nay” của tác giả Quang Đạm do nhà xuất bản Thông tin xuất bản năm 1999; cuốn “Nho giáo ảnh hưởng của nó - vấn đề của ngày xưa, ngày nay nước ta” của giáo sư Trần Đình Hượu; cuốn “Vài ý kiến ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam” của Đào Duy Anh; cuốn “Người dân Vịêt Nam dưới tác động của Khổng Tử” của Vũ Khiêu; cuốn “Nho giáo” của Trần Trọng Kim,… Trong số các tác giả trên một số đánh giá cao vai trò của Nho Giáo đối với xã hội và con người Việt Nam hiện nay, thậm chí có người coi Nho Giáo tạo cơ sở quan trọng cho việc xâm nhập dễ dàng chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, hay coi các truyền thống Việt Nam bắt nguồn từ Nho giáo. Ngược lại với những quan điểm trên là phê phán, phủ nhận vai trò của Nho giáo, phê phán các tư tưởng của Nho giáo, phủ nhận Nho giáo đã diễn ra ở Trung Quốc những năm 1950-1960, ở Việt Nam cũng không ít người nhìn nhận Nho giáo dưới lăng kính tiêu cực cho rằng Nho giáo là trở lực của sự phát triển của xã hội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
3.1 Mục đích:
Đề tài có mục đích là làm rõ tư tưởng về chính trị của Nho giáo và sự tiếp biến tư tưởng chính trị của Nho giáo ở Việt Nam, từ đó chứng minh cho sự ảnh hưởng của nó đối với nước ta trong quá khứ và hiện tại, trên cơ sở đó có cách nhìn nhận đúng đắn về nó và đồng thời đưa ra một hệ thống các quan điểm, chính sách đúng khoa học có ý nghĩa phương pháp luận đối với việc xây dựng nền văn hoá, chính trị, con người mới nói riêng và sự nghiệp đổi mới đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội nói chung.
3.2 Nhiệm vụ:
Để thực hiện được những mục đích đã đưa ra ở trên thì đề tài có nhiệm vụ:
- Làm rõ quá trình hình thành, phát sinh, phát triển tư tưởng chính trị của Nho giáo.
- Nghiên cứu sự tiếp biến, sự ảnh hưởng của tư tưởng chính trị Nho giáo ở Việt Nam.
- Ý nghĩa, phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu trên với việc kế thừa và phát huy tư tưởng về chính trị trong truyền thống và trong giai đoạn hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp logic lịch sử kết hợp sử dụng các phương pháp tổng hợp, so sánh, khái quát và hệ thống hoá.
5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở bài, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của đề tài gồm có 3 chương, 6 mục.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng đạo đức nho giáo đến giáo dục đạo đức trong gia đình ở Việt Nam hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Đạo hiếu trong Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức gia đình ở Việt Nam hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
B Vấn đề con người trong Triết học Nho Giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
R Những tư tưởng chủ yếu của Nho giáo về con người và ảnh hưởng của nó trong việc xây dựng con người V Luận văn Sư phạm 0
L Ảnh hưởng của tư tưởng " Tam tòng, tứ đức" trong Nho giáo với việc xây dựng đạo đức người phụ nữ Bắc Kinh tế chính trị 0
E Ảnh hưởng của tư tưởng " Tam tòng", " Tứ đức" trong Nho giáo đối với vai trò của phụ nữ ở Việt Nam h Kinh tế chính trị 0
Y Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo về mối quan hệ giữa trời và người trong lịch sử tư tưởng Việt Nam (q Kinh tế chính trị 0
T Ảnh hưởng của Nho giáo đến một số lĩnh vực chủ yếu trong xã hội phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễ Kinh tế chính trị 1
B Phạm trù "Trung, hiếu" trong Nho giáo và sự tiếp biến của chúng khi du nhập vào Vệt Nam Kinh tế chính trị 0
H Những nội dung cơ bản trong quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng Kinh tế chính trị 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top