vvhiep

New Member
Download miễn phí Giáo trình môn Trí tuệ nhân tạo



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: 4
TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC TRÍ TUỆ NHÂN TẠO 4
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC TRÍ TUỆ NHÂN TẠO 4
II. TRÍ TUỆ NHÂN TẠO LÀ GÌ ? 4
III. NHỮNG ỨNG DỤNG TRONG LĨNH VỰC TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG II: 8
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CƠ BẢN 8
I. VAI TRÒ CỦA TÌM KIẾM TRONG CÁC LĨNH VỰC CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO 8
II. ĐỊNH NGHĨA KHÔNG GIAN CỦA BÀI TOÁN 12
III. CÁC CHIẾN LƯỢC CHO KHÔNG GIAN TRẠNG THÁI TÌM KIẾM 14
IV. TÌM KIẾM VỚI THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ HEURISTIC 21
V. ĐỒ THỊ VÀ - HOẶC (and-or graphs) 29
VI. TÌM KIẾM VỚI GIẢI THUẬT UNIFORM COST 34
VII. TÌM KIẾM VỚI GIẢI THUẬT A* 36
VIII. NGUYÊN TẮC LẬP TRÌNH ĐỘNG TỐI ƯU TRONG UNIFORM COST VÀ A* 38
VII. BÀI TẬP 41
CHƯƠNG III: 44
HỆ CHUYÊN GIA VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP 44
BIỂU DIỄN TRI THỨC 44
II. GIỚI THIỆU VỀ CÁC HỆ CHUYÊN GIA 44
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP BIỂU DIỄN TRI THỨC 48
III. BÀI TẬP 58
CHƯƠNG IV: 59
HỌC MÁY 59
I. VIỆC HỌC MÁY LÀ GÌ ? 59
II. KHUNG LÀM VIỆC CHO VIỆC HỌC 60
IV. MỘT SỐ GIẢI THUẬT HỌC 61
V. BÀI TẬP 66
CHƯƠNG V: 67
VÀI ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO 67
I. ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO ĐỂ PHÂN TÍCH BẢO VỆ HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN 67
II. PHƯƠNG ÁN TRONG CÁC HỆ THỐNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO 72
III. BÀI TẬP 78
CHƯƠNG VI: 79
XỬ LÝ TRI THỨC KHÔNG CHẮC CHẮN 79
TRONG CÁC HỆ THỐNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO 79
I. LÝ GIẢI VỚI SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN 79
II. XỬ LÝ TRI THỨC KHÔNG CHẮC CHẮN SỬ DỤNG XÁC SUẤT THỐNG KÊ 79
III. XỬ LÝ TRI THỨC KHÔNG CHẮC CHẮN SỬ DỤNG LOGIC MỜ (FUZZY LOGIC) 82
IV. ỨNG DỤNG CỦA LOGIC MỜ VÀO LÝ THUYẾT ĐỒ THỊ 90
V. BÀI TẬP 93
CHƯƠNG VII: 94
MẠNG NEURON NHÂN TẠO 94
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN 94
II. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA CÁC MẠNG NEURON NHÂN TẠO 95
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
Năm 1950, Alan Turing – nhà toán học người Anh đã công bố công trình nghiên cứu khoa học của ông “Tính toán một cách máy móc và một cách thông minh” (Computing Machinery and Intelligence). Ông đã đưa ra trò chơi “Turing Test” như là một cách để nhận dạng máy tính thông minh. Trong trò chơi này một hay nhiều người có thể đặt các câu hỏi về bất kỳ lĩnh vực nào cho hai đối tượng dấu mặt: một người và một máy tính. Người đặt câu hỏi sẽ dựa vào câu trả lời để xác định đối tượng trả lời là người hay máy. Nếu có thể liên tục làm cho người phỏng vấn nghĩ rằng các câu trả lời là của con người thì máy tính đó được xem là thông minh. Đó là mốc lịch sử được công nhận là thời điểm bắt đầu phát triển của lĩnh vực khoa học Trí tuệ nhân tạo.
Từ đó một loạt những chương trình ra đời, một trong những chương trình ứng dụng to lớn nhất của những năm 50 là chương trình trò chơi cờ vua (của Arthur Samuel).
Hai ngôn ngữ lập trình thông minh trong lĩnh vực này cũng đươc phát triển vào những năm 50. Đầu tiên là IPL được Newell, Simon, và Shaw đưa ra trong quá trình thiết kế “Lý luận logic” (Logic Theorist). IPL là ngôn ngữ xử lý danh sách và sau này được thay thế bởi một ngôn ngữ được nhiều người biết đến là ngôn ngữ LISP. LISP được John McCarthy, một trong những người tiên phong của lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đưa ra tại phòng thí nghiệm MIT vào cuối những năm 50 và được xem như là ngôn ngữ được chọn lựa cho những ứng dụng của trí tuệ nhân tạo.
Thập niên 60 được xem như là thời kỳ thịnh vượng nhất của trí tuệ nhân tạo. Một loạt những chương trình thông minh được xây dựng:
- Năm 1961 chương trình tính tích phân bất định
- Năm 1963 các chương trình heuristics
- Năm 1964 chương trình giải phương trình đại số sơ cấp
- Năm 1966 chương trình phân tích và tổng hợp tiếng nói
- Năm 1968 chương trình điều khiển người máy (robot) theo đồ án “Mắt-Tay”, chương trình học nói.
- Năm 1972, Alain Calmerauer đưa ra ngôn ngữ lập trình Prolog
- Năm 1981, dự án của Nhật Bản xây dựng các máy tính thế hệ 5, lấy ngôn ngữ Prolog làm ngôn ngữ cơ sở.
Trong những năm 1990, có nhiều sản phẩm dân dụng được chế tạo sử dụng kỹ thuật trí tuệ nhân tạo mà cụ thể là máy giặt, máy ảnh, các hệ thống nhận dạng, xử lý ảnh, xử lý tiếng nói…
II. TRÍ TUỆ NHÂN TẠO LÀ GÌ ?
Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực khoa học chuyên nghiên cứu các phương pháp để xây dựng trí tuệ cho máy giống như trí tuệ con người.
Trí tuệ con người là gì ?
Trí tuệ con người là khả năng giải quyết vấn đề của người đó, khả năng này thường bao gồm bốn thao tác cơ bản :
1. Xác định các trạng thái đích của bài toán :
Xét quá trình suy nghĩ giúp con người giải một bài toán. Quá trình này phải bắt đầu từ một điểm (trạng thái ban đầu) và kết thúc tại một điểm (trạng thái đích). Giữa hai trạng thái của quá trình suy nghĩ này có thể được phân ra nhiều mảnh nhỏ suy nghĩ trong đó mỗi mảnh nhỏ suy nghĩ này có thể giúp con người đạt đến một mục đích nào đó có liên quan đến lời giải của bài toán. Mỗi mảnh nhỏ như vậy được xem như một trạng thái đích từng phần hay còn gọi là lời giải từng phần của bài toán và tập các mảnh nhỏ suy nghĩ được xem như tập các trạng thái đích từng phần mà con người đã định hướng để đạt đến trạng thái đích cuối cùng hay còn gọi là lời giải của bài toán.
2. Thu thập các sự kiện và các luật cho bài toán :
Sự thông minh của mỗi con người tuỳ từng trường hợp vào người đó có khả năng sử dụng khối tri thức có sẵn trong mỗi người để đối phó với bất kỳ tình huống nào và liên tục học từ những kinh nghiệm mới để có khả năng đáp ứng với các tình huống tương tự trong tương lai. Vấn đề thông minh được xem xét đó là thu thập các sự kiện và sử dụng các sự kiện này để đạt đến các mục đích của bài toán. Công việc này được làm xong bằng cách công thức hoá tập các luật có quan hệ đến tất cả các sự kiện được lưu trữ trong bộ óc.
VD : Sự kiện và luật được thu thập để công thức hoá như sau :
Sự kiện 1 : lò đang đốt thì rất nóng
Luật 1 : nếu tui đặt bàn tay lên lò đang đốt thì nó sẽ bị bỏng
Sự kiện 2 : Mùa đông vào buổi tối nhiệt độ xuống rất thấp
Luật 2 : nếu tui đi ra phố vào buổi tối mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp mà không mặc áo ấm thì sẽ bị cảm lạnh
3. Cơ chế thu gọn của bài toán :
Cơ chế thu gọn loại bỏ các đường suy nghĩ không có liên quan đến mục tiêu tức thời, chỉ tập trung đến đường suy nghĩ có khả năng đạt đến đích của bài toán.
4. Cơ chế suy diễn của bài toán : là nơi cho phép ta giải quyết vấn đề tức thời của bài toán và đồng thời thu thập tri thức mới cho bài toán.
VD : Sự kiện 1 : Ba mẹ của Nam là Lâm và Uyên
Sự kiện 2 : Ba mẹ của Trân là Lâm và Uyên
Hãy xác định quan hệ giữa Nam và Trân
Luật được công thức hoá để giải quyết vấn đề tức thời đó là : Nếu một người nam và một người nữ có cùng ba mẹ thì họ là anh em hay chị em .
Dựa vào luật này ta có thể đi đến kết luận : Quan hệ giữa Nam và Trân là quan hệ giữa anh em hay chị em
Vậy, phần thông minh ở đây giúp ta giải quyết vấn đề tức thời và đồng thời cho ta một sự kiện mới về bài toán được gọi là cơ chế suy diễn. Cơ chế này giúp chúng ta có khả năng học từ kinh nghiệm vì nó có khả năng cho phép ta phát sinh ra các sự kiện mới từ các sự kiện sẵn có. Các sự kiện mới này lại được ứng dụng trong các tình huống mới để phát sinh ra các sự kiện mới hơn cho bài toán.
Trí tuệ máy là gì?
Trí tuệ máy là khả năng giải quyết vấn đề của máy. Người ta muốn xây dựng trí tuệ máy giống như trí tuệ con người sao cho nó có khả năng giải quyết các vấn đề như sau :
Khả năng học
Khả năng mô phỏng các hành vi sáng tạo của con người
Khả năng trừu tượng hoá, tổng quát hoá và suy diễn
Khả năng tự giải thích hành vi
Khả năng thích nghi với tình huống mới (thu nạp tri thức và dữ liệu)
Khả năng xử lý các biểu diễn hình thức (ký hiệu tượng trưng, danh sách)
Khả năng sử dụng các tri thức và thông tin heuristics
Khả năng xử lý các thông tin không đầy đủ
III. NHỮNG ỨNG DỤNG TRONG LĨNH VỰC TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu :
Mục tiêu nghiên cứu để phát triển những kỹ thuật trí tuệ nhân tạo có thể nói trong phạm vi như sau :
- Tìm kiếm không gian lời giải của bài toán
- Thu thập tri thức từ con người
- Biểu diễn tri thức bằng các quy luật và các quan hệ
- Suy diễn ra những quy luật mới và những quan hệ mới
- Thích nghi với tri thức mới (là vấn đề học)
- Nhận dạng mẫu
- Mô hình định tính
- Các hệ cơ sở tri thức (dành cho các hệ chuyên gia)
- Lô gích mờ (xử lý thông tin không chắc chắn)
- Mạng neuron nhân tạo (cung cấp các phương pháp mới về việc suy diễn các mối quan hệ, việc học và việc nhận dạng mẫu)
- Giải thuật lan truyền (genetic algorithms) cung cấp các phương pháp mới và nhanh của việc tìm kiếm không gian lời giải của bài toán.
Ứng dụng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo :
Những ứng dụng sớm nhất của lĩnh vực trí tuệ nhân tạo gồm :
- Trò chơi
- Chứng minh định lý
- Giải quyết các vấn đề tổng quát
- Cảm nhận : nhìn và nói
- Hiểu được ngôn ngữ tự nhiên
- Giải quyết các vấn đề chuyên gia gồm :
+ Phân tích hoá chất
+ Thiết kế kỹ thuật
+ Các ký hiệu toán học
+ Chẩn đoán y khoa
Một số ứng dụng trí tuệ nhân tạo được thể hiện cụ thể hoá trong các ngành kỹ thuật như lĩnh vực điều khiển và hệ thống điện gồm các ứng dụng sau :
- Phân tích và bảo vệ hệ thống năng lượng điện dựa trên việc xây dựng các quy luật điều khiển và cập nhật thu thập dữ liệu
- Các hệ điều khiển xử lý thông tin không chắc chắn và môi trường có nhiễu ứng dụng logic mờ
- Điều khiển không lưu để phát hiện sự cố và tránh sự va chạm sử dụng hệ cơ sở tri thức
- Trong điều khiển đường sắt để điều khiển tàu dừng tự động sử dụng hệ cơ sở tri thức mờ
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

test9x

New Member
Re: [Free] Giáo trình môn Trí tuệ nhân tạo

Em cần tài liệu này. Cho E xin nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top