bo_thi_oanh

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc (nghiên cứu trường hợp xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) : Luận văn ThS. Dân tộc học: 60 22 70
Nhà xuất bản: ĐHKHXH&NV
Ngày: 2013
Chủ đề: Dân tộc học
Chính sách dân tộc
Hệ thống chính trị
Sơn La
Miêu tả: Trình bày một cách tổng quan và có hệ thống về hệ thống chính trị cơ sở xã Lóng Sập và vai trò của các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể xã Lóng Sập trong việc triển khai thực hiện chính sách dân tộc. Đánh giá, nhận xét về vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc và đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm phát huy và nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc
Luận văn ThS. Dân tộc học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học quốc gia Hà Nội, 2013
MỤC LỤC
Danh mục chữ cái viết tắt....................................................................... 5
Danh mục bảng ...................................................................................... 5
Mở đầu.................................................................................................. 6
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................... 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................. 8
3. Địa bàn, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................... 12
4. Mục đích nghiên cứu........................................................................ 13
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................. 13
6. Đóng góp của luận văn..................................................................... 14
7. Bố cục của luận văn ......................................................................... 14
Chương 1: Tổng quan về hệ thống chính trị cấp cơ sở và địa bàn
nghiên cứu ............................................................................................... 15
1.1. Một số vấn đề về hệ thống chính trị cấp cơ sở............................. 15
1.1.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................. 15
1.1.2. Một số vẫn đề về hệ thống chính trị cấp cơ sở............................ 19
1.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu .................................................... 27
1.2.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................... 27
1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội........................................................... 29
Tiểu kết chương 1 ............................................................................... 33
Chương 2: Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở xã Lóng Sập trong
việc thực hiện chính sách dân tộc..………………………………….35
2.1. Hệ thống chính trị cơ sở xã Lóng Sập ......................................... 35
2.1.1. Tổ chức bộ máy.......................................................................... 35
2.1.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, viên chức trong hệ thống chính trị cấp
cơ sở xã Lóng Sập .................................................................................... 39
2.2. Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở xã Lóng Sập trong việc thực
hiện chính sách dân tộc ở địa phương .................................................... 43
2.2.1 Vai trò của Đảng ủy xã Lóng Sập trong việc thực hiện chính sách
dân tộc ...................................................................................................... 44
2.2.2 Vai trò của Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện chính sách dân
tộc............................................................................................................. 464
2.2.3. Vai trò của Ủy ban nhân dân xã Lóng Sập trong việc thực hiện
chính sách dân tộc .................................................................................... 48
2.2.4. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các Tổ chức đoàn thể, các hội
trong việc thực hiện chính sách dân tộc .................................................... 54
2.3. Kết quả của việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn xã –
Thước đo vai trò của hệ thống chính trị cơ sở ........................................ 59
2.3.1. Kết quả của việc thực hiện Chƣơng trình 135-2 trên địa bàn xã . 59
2.3.2. Những đổi thay trong việc thực hiện chính sách dân tộc tại xã Lóng
Sập............................................................................................................ 62
2.3.3. Đánh giá chung về hiệu quả của việc thực hiện các chính sách dân
tộc trong thời gian qua trên địa bàn xã, cụ thể là với Chƣơng trình 135-2 67
Tiểu kết chương 2 ............................................................................... 72
Chương 3: Một số đánh giá và giải pháp nâng cao vai trò của hệ
thống chính trị cơ sở trong việc triển khai thực hiện chính sách dân tộc
................................................................................................................. 75
3.1. Một số đánh giá về hệ thống chính trị xã Lóng Sập .................... 75
3.1.1. Một số đánh giá về đội ngũ cán bộ xã Lóng Sập. ....................... 75
3.1.2. Một số đánh giá về vai trò của hệ thống chính trị xã Lóng Sập trong
việc triển khai thực hiện chính sách dân tộc ............................................. 79
3.2. Một số giải pháp củng cố và nâng cao vai trò của HTCT cấp cơ sở
trong việc thực hiện chính sách dân tộc.................................................. 89
3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức........................................... 89
3.2.2. Nhóm giải pháp về đổi mới tổ chức, củng cố bộ máy và cơ chế hoạt
động.......................................................................................................... 90
3.2.3. Nhóm giải pháp đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng, tạo nguồn cán bộ,
công chức cấp cơ sở.................................................................................. 94
3.2.4. Nhóm giải pháp về chính sách đối với hoạt động của bộ máy và cán
bộ.............................................................................................................. 96
Tiểu kết chương 3 ............................................................................... 97
Kết luận ............................................................................................ 100
Thƣ mục tài liệu tham khảo................................................................ 103
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ:
BGSCĐ:
BQL:
BTV:
Chƣơng trình 135-1:
Chƣơng trình 135-2:
Đ/C:
ĐBKK:
GSCĐ:
HĐND:
HTCT:
HTCT Cơ sở:
MTTQ:
UBND:
Ban chỉ đạo
Ban Giám sát cộng đồng
Ban Quản lý
Ban Thƣờng vụ
Chƣơng trình 135 giai đoạn I
Chƣơng trình 135 giai đoạn II
Đồng chí
Đặc biệt khó khăn
Giám sát cộng đồng
Hội đồng nhân dân
Hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị cơ sở
Mặt trận tổ quốc
Ủy ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê độ tuổi của cán bộ, công chức xã Lóng Sập
Bảng 2.2: Thành phần dân tộc trong đội ngũ cán bộ, công chức xã Lóng Sập
Bảng 2.3: Trình độ học vấn của cán bộ, công chức xã Lóng Sập
Bảng 2.4: Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức xã Lóng Sập
Bảng 2.5: Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức xã Lóng Sập
Bảng 2.6: Trình độ QLNN của cán bộ, công chức xã Lóng Sập6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nƣớc Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc), các dân tộc có
truyền thống cố kết gắn bó với nhau trong suốt quá trình lịch sử dựng nƣớc và giữ
nƣớc. Do vậy, dù trong thời đại nào thì vấn đề công tác dân tộc và chính sách dân
tộc cũng luôn đƣợc các nhà nƣớc rất chú trọng. Chính sách dân tộc của Đảng
Cộng sản Việt Nam luôn tuân theo ba nguyên tắc cơ bản: Bình đẳng, đoàn kết, tôn
trọng giữa các dân tộc. Tại Đại hội XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định “Các dân tộc
trong cộng đồng dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau
cùng phát triển”. Nhƣ vậy, thực hiện đại đoàn kết dân tộc là vấn đề rất quan trọng,
mang tính chất sống còn đối với sự tồn vong của đất nƣớc ta.
Từ khi thành lập, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đặt vấn đề dân tộc và đoàn kết
dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm, có tính chiến lƣợc và là một bộ phận của cách
mạng nƣớc ta, Nha dân tộc thiểu số ra đời vào ngày 9/9/1946 đã phần nào minh
chứng cho tầm quan trọng của công tác dân tộc ở nƣớc ta. Trải qua những bƣớc
tiến thăng trầm của lịch sử, ở mỗi thời kỳ khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm, tình
hình cụ thể của đất nƣớc mà Đảng và Nhà nƣớc luôn có sự điều chỉnh, thay đổi
các chính sách dân tộc cho phù hợp, góp phần đƣa đất nƣớc ngày một phát triển.
Bƣớc vào thời kỳ hội nhập và đổi mới, Đảng và Nhà nƣớc ta đã coi công tác dân
tộc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đất nƣớc, nhằm tạo ra sự phát triển
tƣơng đối đồng đều giữa các vùng, miền, giữa các dân tộc. Các chính sách dân tộc
do Đảng và Nhà nƣớc đề ra và thực hiện trong hơn 20 năm qua đã đạt đƣợc nhiều
thành tựu đáng tự hào, đời sống của đồng bào miền núi trên tất cả các lĩnh vực đã
đƣợc nâng lên đáng kể và ổn định hơn rất nhiều so với trƣớc đây. Song, nhìn
chung hiệu quả của các chính sách này thƣờng chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mục
đích ban đầu đã đề ra.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
Có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả của việc thực hiện các chính
sách ở vùng miền núi, là địa bàn cƣ trú chính của đồng bào các dân tộc, một trong
những yếu đó chính là vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện
các chủ trƣơng, chính sách dân tộc của Đảng, của Nhà nƣớc. Nhìn chung, hệ thống
chính trị cấp cơ sở đã phát huy đƣợc vai trò tích cực của mình trong việc thực hiện
và đƣa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc vào trong đời sống nhân
dân. Tuy nhiên, ở một số nơi thì hệ thống chính trị cấp cơ sở vẫn chƣa thực sự
phát huy đƣợc hết vai trò của mình, dẫn đến hiệu quả của việc thực hiện các chính
sách chƣa cao, gây lãng phí của cải của Nhà nƣớc.
Hệ thống chính trị cấp cơ sở chính là cấp thấp nhất trong hệ thống chính trị
Việt Nam, song nó lại có vai trò rất quan trọng, quyết định tới sự thành bại của
việc thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc nói chung và
chính sách dân tộc nói riêng. Vì đây chính là cơ quan gần dân nhất, là chiếc cầu
trực tiếp nối giữa Nhà nƣớc với quần chúng nhân dân. Do vậy, việc nghiên cứu,
đánh giá đúng vai trò, vị trí, ảnh hƣởng của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc
thực hiện chính sách dân tộc nói riêng và các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc
nói chung là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
Xuất phát từ nhận thức trên, tui đã chọn vấn đề “Vai trò của hệ thống
chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc (nghiên cứu trường
hợp xã Lóng Sập huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La )” làm đề tài cho luận văn của mình.
Trong điều kiện cho phép, chúng tui chỉ xin đi sâu vào khảo sát, nghiên cứu về vai trò
của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện Chƣơng trình 135 giai đoạn 2 trên
địa bàn xã (Chƣơng trình 135-2). Chƣơng trình 135-2 là một chƣơng trình đầu tƣ khá
toàn diện trên các phƣơng diện cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa – giáo dục – xã hội
nhằm tạo ra sự phát triển bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
(đây cũng chính là lý do chúng tui lựa chọn Chƣơng trình 135-2 cho nghiên cứu của
mình).8
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong thời gian gần đây, vấn đề về việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ
thống chính trị cấp cơ sở là một vấn đề thu hút đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của
nhiều nhà khoa học thuộc các ngành, lĩnh vực khác nhau nhƣ triết học, lịch sử, dân
tộc học…
PGS.TS Phạm Hảo và TS Trƣơng Minh Dục đã đồng chủ biên cuốn sách
“Một số vấn đề về xây dựng hệ thống chính trị ở Tây Nguyên”. Cuốn sách gồm 26
bài viết, đã tập trung nghiên cứu những nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình xây dựng
hệ thống chính trị ở Tây Nguyên, đánh giá tổng quát thực trạng và đề xuất các giải
pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị các tỉnh Tây Nguyên. Nhìn chung
các nghiên cứu đƣợc thực hiện ở quy mô cấp tỉnh, cho nên việc đánh giá về hệ
thống cấp cơ sở vẫn còn mang tính chất lý luận, chung chung. Tầm quan trọng,
hay vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở chƣa đƣợc đề cập đến nhiều và chƣa
đƣợc phân tích rõ.
Trong cuốn sách: “Hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ đổi mới” của
GS.VS Nguyễn Duy Quý chủ biên đã trình bày một cách hệ thống các vấn đề liên
quan đến hệ thống chính trị ở nƣớc ta, từ các khái niệm liên quan đến các đặc
điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam đến thực trạng của hệ thống chính trị nƣớc
ta từ năm 1986 đến nay (thành tựu, hạn chế, nguyên nhân), cuối cùng là đƣa ra các
đoán về xu thế vận động của hệ thống chính trị và các giải pháp hoàn thiện hệ
thống chính trị trong tình hình mới ở nƣớc ta. Cuốn sách mới chỉ giới thiệu, đánh
giá một cách chung nhất về toàn bộ hệ thống chính trị chứ không đi sâu vào
nghiên cứu cụ thể ở một cấp nào…
TS. Vũ Hoàng Công có cuốn sách: “Hệ thống chính trị cơ sở đặc điểm, xu
hướng và giải pháp”. Cuốn sách đã nêu lên những vấn đề lý luận rất cơ bản của hệ
thống chính trị Việt Nam nói chung và của hệ thống chính trị cơ sở nói riêng. Từ
đó rút ra những đặc điểm, những vấn đề còn tồn tại và kiến nghị những phƣơng
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
thức cơ bản trong việc củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính
trị cấp cơ sở.
Tỉnh ủy Hà Nam phối hợp với Tạp chí Cộng sản đã tổ chức hội thảo khoa
học “Xây dựng hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ ở cơ sở” và xuất bản cuốn
sách cùng tên. Cuốn sách là tập hợp các bài viết của các tác giả trên nhiều lĩnh vực
có liên quan đến hệ thống chính trị cơ sở. Cuốn sách giúp cho ngƣời đọc có cái
nhìn khá toàn diện về thực trạng của hệ thống chính trị cơ sở, cũng nhƣ các
phƣơng thức nhằm nâng cao chất lƣợng của đội ngũ cán bộ cơ sở.
Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam
(1999) của TS Nguyễn Quốc Phẩm và GS.TS Trịnh Quốc Tuấn. Đây là một công
trình nghiên cứu tổng thể, khái quát về vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc, nội dung
chính sách dân tộc ở Việt Nam.
Chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước về dân tộc (2000) do Hội
đồng Dân tộc Quốc hội phối hợp với Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc xuất bản là
cuốn sách hệ thống lại các văn bản liên quan đến chính sách dân tộc, những bài
viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và một số văn bản về hoạt động
của Hội đồng Dân tộc. Cuốn sách là cơ sở giúp cho việc nghiên cứu về quan hệ
dân tộc, chính sách dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc.
Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX (2001) là một công trình lớn gồm
các bài viết của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc, các nhà khoa học ở Trung ƣơng
và địa phƣơng do Ủy ban Dân tộc chủ trì. Có thể tìm thấy ở đây thực trạng của
việc thực hiện chính sách dân tộc cũng nhƣ sự tham gia của đồng bào các dân tộc
thiểu số vào việc thực hiện các chính sách dân tộc trên từng lĩnh vực hay ở từng
địa phƣơng cụ thể trong mỗi bài viết.
Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân
tộc hiện nay (2001) của tập thể tác giả biên soạn, do GS. TS Phan Hữu Dật chủ
biên. Cuốn sách đã phân tích và đƣa ra nhận thức mới về khái niệm dân tộc; trình10
bày quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân
tộc, chính sách dân tộc. Cuốn sách cũng phác họa bức tranh tổng thể phức tạp về
xung đột dân tộc đang diễn ra trên thế giới, từ đó đi vào vấn đề quan hệ dân tộc và
chính sách dân tộc ở Việt Nam.
Hai tác giả Phan Hữu Dật, Lâm Bá Nam có cuốn sách viết về vấn đề: Chính
sách dân tộc của các chính quyền nhà nước phong kiến Việt Nam (X - XIX). Cuốn
sách đã phác họa các chính sách nhằm giữ vững sự ổn định biên giới lãnh thổ của
các triều đại phong kiến. Cuốn sách góp phần giúp cho các cơ quan chức năng, các
nhà hoạch định và thực thi chính sách dân tộc cũng nhƣ là tài liệu tham khảo hữu
ích cho các nhà khoa học nghiên cứu về chính sách dân tộc.
Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa (2002), cuốn sách là kết quả hội thảo vấn đề dân
tộc và định hƣớng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc tổ chức tháng 11 năm 2001 của Viện nghiên cứu Chính sách
dân tộc và miền núi. Các bài viết trong sách đã trình bày những vấn đề lý luận, nhận
thức về dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc ta; thực trạng của công
tác dân tộc và những định hƣớng xây dựng chính sách dân tộc nhằm ổn định, cải thiện
và nâng cao đời sống của đồng bào.
Góp phần nghiên cứu dân tộc học Việt Nam (2004) của GS.TS Phan Hữu
Dật bao gồm các bài viết của GS đã công bố trên sách, báo, tạp chí, kỷ yếu, hội
thảo khoa học trong 5 năm (1998 - 2003). Cuốn sách tập trung vào một số vấn đề:
Tổng quan về dân tộc học, dân tộc học Việt Nam, dân tộc học và chính sách dân
tộc của Đảng và Nhà nƣớc ta trong đó tác giả đã phân tích khá hệ thống, toàn diện
về các nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc ta.
Cuốn sách 60 năm công tác dân tộc thực tiễn và bài học kinh nghiệm (2006)
do Viện Dân tộc và Hội đồng Khoa học của Ủy ban Dân tộc là kết quả của Hội
thảo khoa học: 60 năm công tác dân tộc - thực tiễn và bài học kinh nghiệm. Cuốn
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
sách đã đề cập đến những vấn đề: Sự hình thành và phát triển của cơ quan công
tác dân tộc, quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc qua các thời kỳ
cách mạng, công tác dân tộc - thành tựu, tồn tại và bài học kinh nghiệm, công tác
dân tộc ở các địa phƣơng - thực tiễn và bài học kinh nghiệm. Cuốn sách là sự tổng
hợp khá đầy đủ các lĩnh vực liên quan đến công tác dân tộc và việc thực hiện chính
sách dân tộc của Đảng, Nhà nƣớc cũng nhƣ của các địa phƣơng.
TS Thào Xuân Sùng trong công trình “Đảng bộ và nhân dân các tỉnh Tây
Bắc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng” đã nêu lên những thành tựu trên các
mặt kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục, an ninh quốc phòng. Đồng thời tác giả
cũng nêu lên những hạn chế, nguyên nhân và giải pháp cơ bản.
Tham gia vào việc góp phần thúc đẩy phát triển hòa nhập cho các nhóm dân
tộc thiểu số vùng cao không chỉ có các cơ quan, tổ chức trong nƣớc mà còn có cả
các tổ chức nƣớc ngoài. Ủy ban Dân tộc và Miền núi đã phối hợp với Chƣơng
trình phát triển Liên hiệp quốc, Tổ chức tình nguyện Liên hiệp quốc tiến hành
Chƣơng trình Ngƣời dân vùng cao (Highland Peoples Programme - viết tắt là
HPP) thực hiện từ năm 1995 đến 2001… Cuốn sách tập hợp các công trình nghiên
cứu của các nhà khoa học về các lĩnh vực: Chính sách về dân tộc và phát triển
nông thôn miền núi; Văn hóa, môi trƣờng và phát triển, trong đó đặt ra những vấn
đề liên quan đến thực trạng, mối quan hệ của văn hóa tộc ngƣời, của môi trƣờng
thiên nhiên với sự phát triển trong bối cảnh xã hội hiện đại; Kiến thức bản địa và
giới trong phát triển; Bài học kinh nghiệm từ một số chƣơng trình dự án. Có thể
nói cuốn sách đã phản ánh khá đầy đủ các lĩnh vực có liên quan đến việc tác động
của các chƣơng trình dự án, các chính sách phát triển tới ngƣời dân vùng cao. Tuy
nhiên, cuốn sách chƣa đề cập đến vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc
thực hiện các chính sách trong khuôn khổ của chƣơng trình.
Ngoài ra cũng có một số bài viết của các tác giả đăng trên các báo, tạp chí
nhƣ: “Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở vùng dân tộc thiểu số và miền12
núi trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Đặng Quang Tiến in trong tạp chí Cộng
sản số 20, năm 2004, “Tây Bắc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở
cơ sở xã, phường, thị trấn” của Ngô Minh Tuấn in trong tạp chí Xây dựng Đảng
(số 8, năm 2004), hay bài “Nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chức
cơ sở Đảng gắn với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở” của tác giả Trần
Đình Hoan in trong tạp chí Xây dựng Đảng (số 7, năm 2004).
Mặc dù có khá nhiều công trình, bài viết nghiên cứu liên quan đến đề tài hệ
thống chính trị cơ sở, song chƣa có công trình khoa học nào trực tiếp nghiên cứu
về vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nƣớc, cũng nhƣ mối liên hệ biện chứng giữa hiệu quả của các chính
sách dân tộc với sự vững mạnh của hệ thống chính trị cơ sở.
3. Địa bàn và đối tượng nghiên cứu
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu nhân học, thì việc lựa chọn địa bàn và
đối tƣợng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong quá trình lựa chọn địa bàn và tộc
ngƣời, chúng tui đã dựa trên một số tiêu chí nhƣ sau:
* Địa bàn: Là nơi thuộc diện áp dụng các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nƣớc. Có tính đa dạng về tộc ngƣời (nhằm nghiên cứu các vấn đề xã hội nhƣ quan
hệ tộc ngƣời, vai trò của yếu tố tộc ngƣời trong việc thực hiện các chủ trƣơng,
chính sách của Đảng và Nhà nƣớc)…Với các tiêu chí về địa bàn nghiên cứu nhƣ
trên, chúng tui lựa chọn trƣờng hợp xã Lóng Sập huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
làm địa bàn nghiên cứu cho luận văn của mình.
* Đối tượng nghiên cứu
- Cách thức tổ chức thực hiện chính sách dân tộc trong hệ thống chính trị cơ
sở: Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh…
xã để thấy đƣợc mức độ của các tổ chức, đoàn hội tham gia vào quá trình triển khai
thực hiện chính sách dân tộc ở cơ sở.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi13
- Trƣởng bản, Bí thƣ Chi bộ bản, ngƣời dân các bản để thấy đƣợc quan
điểm của họ khi đánh giá về chất lƣợng của các công trình để thấy đƣợc vai trò
của các hệ thống chính trị cơ sở. Về thành phần cƣ dân: có sự đa dạng cả về giới
tính, nghề nghiệp, tài sản, trình độ học vấn.
4. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu chính của luận văn nhằm làm rõ các vấn đề:
- Vị thế, tác động và ảnh hƣởng của hệ thống chính trị cấp cơ sở đến việc
thực hiện chính sách dân tộc ở địa phƣơng.
- Mối quan hệ biện chứng giữa hệ thống chính trị cơ sở với việc thực hiện
chính sách dân tộc ở địa phƣơng.
- Các biện pháp nhằm củng cố và nâng cao vai trò của hệ thống chính trị
cấp cơ sở nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao trong việc thực hiện chính sách dân tộc.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn áp dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để
nhìn nhận, phân tích đánh giá các vấn đề một cách khoa học và khách quan. Đây
cũng là cơ sở phƣơng pháp luận để vận dụng các phƣơng pháp cụ thể trong quá
trình nghiên cứu đề tài.
5.2. Phương pháp cụ thể
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa hoc Môn đại cương 0
D Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong gia đoạn hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của Nhà nước trong việc hạn chế những nhược điểm của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D Vai trò nhà nước trong hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D thành phần và vai trò của hệ vi sinh vật trong bánh men rượu truyền thống và hiện đại Khoa học Tự nhiên 0
D Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top