richkichau99

New Member
Download miễn phí Đề tài Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một số nước trong khu vực và vận dụng vào Việt Nam



MỤC LỤC
STT Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN I. MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
QUỐC DÂN 2
1. Những khái niệm chung về cơ cấu kinh tế 2
1.1. Khái niệm cơ cấu 2
1.2. Khái niệm cơ cấu kinh tế 2
1.3. Phân loại cơ cấu kinh tế 3
1.4. Vai trò của cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế 6
2. Những vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế quốc dân 6
2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 6
2.2. Một số mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 7
2.3. Những quan niệm về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 11
2.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu ngành của nền
kinh tế 12
PHẦN II. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGNÀH KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 14
1. Những vấn đề chung về công nghiệp hoá, hiện đại hoá 14
1.1. Quan niệm về công nghiệp hoá 14
1.2. Bản chất công nghiệp hoá, hiện đại hoá 14
1.3. Cơ sở khoa học việc thực hiện công nghiệp hoá 15
2. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá các ngành kinh tế quốc dân nước ta 16
2.1. Điều kiện và bối cảnh tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá các ngành kinh tế quốc dân 16
2.2. Phương hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá các ngành kinh tế
quốc dân 16
2.3. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta 20
2.4. Những điều kiện, biện pháp chủ yếu nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta 21
PHẦN III. KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC 24
1. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá 24
1.1. Xuất phát từ tình hình, xu hướng chung của khu vực, thế giới 24
1.2. Xuất phát từ yêu cầu trong nước 25
1.3. Xuất phát từ những yêu cầu khác 26
2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế một số nước 27
2.1. Chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế ở Malaixia 27
2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế xã hội ở Trung Quốc 28
PHẦN IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NƯỚC TA THEO HƯỚNG HỘI NHẬP VỚI NỀN KINH TẾ KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI 31
1. Cần rà xét để điều chỉnh hoàn thiện và nâng cao chất lượng quy hoạch chiến lược phát triển các ngành, các vùng và các địa phương 31
2. Xác định và tập trung sức phát triển các ngành trọng điểm mũi nhọn, các ngành cần ưu tiên phát triển trong thời kỳ sắp tới 32
3. Tập trung nghiên cứu thị trường để xác định cơ cấu sản phẩm hợp lý 33
4. Tăng cường một số điều kiện chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới 34
KẾT LUẬN 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36


Như chúng ta đã nêu phần trên về cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chúng ta thấy sức ép và nhu cầu của thị trươngf, yêu cầu phát triển kinh tế đòi hỏi phải thay thế, thay đổi cơ cấu ngành của nền kinh tế gọi là chuyển dịch cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác, hợp lý hơn và hiệu quả hơn.
Chuyển dịch cơ cấu ngành phải được coi là điểm trọng yếu một nội dung cơ bản lâu dài trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nếu xác định phương hướng, giải pháp chuyển dịch đúng sẽ đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội cao trong sự phát triển. Ngược lại sẽ phải trả giá đặt cho những sự phát triển về sau.
Trong sự phát triển thời đại ngày nay, sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu thị trường và tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ ở các nước đều đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành. Riêng ở các nước đang phát triển, chuyển dịch cơ cấu ngành phải luôn luôn gắn liền với công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tạo lập cơ cấu ngành phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Yêu cầu đặt ra là phải định vị được một cơ cấu các ngành kinh tế, xác định hợp lý các ngành mũi nhọn, trong điểm cho phù hợp với mỗi giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào khâu quyết định chủ trương chính sách chuyển dịch và tổ chức thực hiện mục tiêu nhiệm vụ đã xác định. ở đây nhà nước có vai trò quyết định trong việc hoạch định chủ trương và chính sách kinh tế vĩ mô, còn các doanh nghiệp thì có vai trò quyết định việc thực thi phương hướng nhiệm vụ chuyển dịch.
2.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế.
Đối với cơ cấu kinh tế thì nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhóm nhân tố, có thể kể ra đây gồm những nhóm như:
- Nhóm những nhân tố chính trị xã hội.
- Nhóm những nhân tố mang tích chất xu hướng vận động của các nền kinh tế.
- Nhóm những nhân tố thuộc về kinh nghiệm trong nước, quốc tế.
- Nhóm những nhân tố thuộc về những điều kiện thực hiện chính sách cơ cấu kinh tế.
- Nhóm những nhân tố thuộc về những thực trạng chính sách cơ cấu kinh tế.
Chính vì thế việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cũng phải chịu tác động của nhiều yếu tố từ các nhóm nhân tố trên: Thị trường tiến bộ khoa học công nghệ, các nguồn lực, định hướng phát triển c ủa chính phủ, kinh tế đối ngoại, điều kiện, môi trường lịch sử xã hội của sự phát triển kinh tế v.v. ở đây, xin được nhấn mạnh những yếu tố sau:
a. Thị trường, đặc biệt là nhu cầu tình hình cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đầu tiên tới cơ cấu ngành của nền kinh tế. Chính nhu cầu, cơ cấu nhu cầu và xu thế vận động của chúng đặt ra những mục tiêu cần vươn lên để thoả mãn, là cơ sở để đảm bảo tính thực thi và hiệu quả ngành của nền kinh tế.
b. Những định hướng chiến lược và vai trò quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước cũng có vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành cơ cấu ngành. Trong trường hợp phó mặc cho sự tác động của thị trường thì sự hình thành cơ cấu ngành mong muốn sẽ quá chậm, nhất là những ngành bao gồm các doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận hay mức lãi thấp. Ngược lại, những định hướng thiếu cơ sở khách quan hay sự can thiệp quá sâu của nhà nước trong quá trình thực hiện đều dẫn tới chỗ hình thành cơ cấu ngành kém hiệu quả.
c. Tác động của tiến bộ khoa học nghệ có ảnh hưởng nhiều mặt đến cơ cấu ngành của nền kinh tế. ở nước ta, yếu tố này đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển một số ngành như dầu khí, điện tử, làm thay đổi quy mô, tốc độ phát triển của các ngành chế biến, dịch vụ.
d. Các nguồnn lựcc và lợi thế so sánh của đất nước là cơ sở để hình thành và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế một cách bền vững, có hiệu quả.
Phần II
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
1. Những vấn đề chung về công nghiệp hoá, hiện đại hoá
1.1. Quan niệm về công nghiệp hoá
Để thủ tiêu tình trạng cùng kiệt nàn lạc hậu, khai thác tối ưu các nguồn lực và lợi thế, bảo đảm nhịp độ tăng trưởng nhanh, ổn định, giải quyết cơ bản các vấn đề kinh tế xã hội bức bách, mỗi quốc gia phải xác định được cơ cấu kinh tế hợp lý, trang bị kỹ thuật hiện đại và ứng dụng rộng rãi các phương pháp sản xuất tiên tiến cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Quá trình ấy gắn với quá trình công nghiệp hoá, sự gắn bó ở đây là gắn bó hữu cơ, chặt chẽ.
Trong thực tế có nhiều quan niệm khác nhau về phạm trù công nghiệp hoá. Ta có thể rút ra nhận xét về công nghiệp hoá như sau:
- Quá trình công nghiệp hoá nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu chứ không phải nhằm mục tiêu kinh tế - kỹ thuật. Nội dung của quá trình công nghiệp hoá là đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, thực hiện cách mạng khoa học công nghệ và phân công lại lao động xã hội. Do vậy, nó động chạm đến tất cả các ngành kinh tế quốc dân chứ không chỉ riêng công nghiệp.
- Xét trong quan hệ với xây dựng xã hội chủ nghĩa, quá trình công nghiệp hoá gắn liền với thời kỳ quá độ nên khi kết thúc thời kỳ quá độ nhiệm vụ trọng tâm của phát triển kinh tế sẽ thay đổi. Tuy rằng các quốc gia cùng thực hiện công nghiệp hoá nhưng mục tiêu và quá trình thực hiện các quốc gia sẽ không giống nhau do điều kiện kinh tế - xã hội và quan điểm công nghiệp hoá khác nhau.
1.2. Bản chất công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
Việc định nghĩa về công nghiệp hoá một cách khái quát không phải là điều dễ. Bởi thế chúng ta cần hiểu một cách thống nhất bản chất của quá trình công nghiệp hoá, trên cơ sở vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi quốc gia. Bản chất công nghiệp hoá bao hàm những mặt sau:
* Thứ nhất: Công nghiệp hoá là nhiệm vụ tất yếu, một quy luật có tính phổ biến đối với tất cả các quốc gia để chuyển từ trạng thái lạc hậu kém phát triển và phụ thuộc sang một xã hội phát triển và văn minh.
* Thứ hai: Mục tiêu của công nghiệp hoá là bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh, ổn định và vững chắc, khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước để nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho dân cư, xây dựng xã hội văn minh công nghiệp. Mục tiêu này được thực hiện dần từng bước trong mỗi giai đoạn có mục tiêu ưu tiên riêng.
* Thứ ba: Công nghiệp hoá gồm nhiều nội dung khác nhau, có quan hệ chặt chẽ với nhau. Những nội dung cơ bản có tính phổ biến là: ứng dụng kỹ thuật và công nghệ sản xuất hiện đại đối với tất cả các ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân trước hết là những ngành quan trọng nhất:
- Xây dựng những yếu tố cơ bản nhằm khai thác, bảo tồn tái tạo các nguồn lực. Đặc biệt là những nguồn lực tự nhiên mang lại.
- Xây dựng cơ cấu đa ngành. Sự cân đối giữa các ngành, các vùng được xem xét trong điều kiện kinh tế mở để phát huy lợi thế mỗi nước.
- Phân công lao động xã hội lại theo ngành và theo vùng.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

kieuoanh1511

New Member
Re: [Free] Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một số nước trong khu vực và vận dụng vào Việt Nam

bài viết hay quá
:clap::clap::clap::clap:
 

pingping

New Member
Re: [Free] Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của vài nước trong khu vực và vận dụng vào Việt Nam

Link tải free cho các bạn:
Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của vài nước trong khu vực và vận dụng vào Việt Nam
Code:
http://download.doko.vn/thesis/314672/f5968f03047dc66201cd33221ff55ae3/doko.vn-314672-Kinh-nghiem-chuyen-dich-co-cau-kinh-te-c.doc
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top