huucong246

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Chính sách khoa học và công nghệ -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Trình bày cơ sở lý luận về công nghệ, vai trò, cơ sở đảm bảo thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) cũng như phát triển mạng thông tin KH&CN. Phân tích, đánh giá chính sách liên quan đến đảm bảo thông tin KH&CN hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ (ĐMCN) và thực trạng hệ thống đảm bảo thông tin KH&CHỦ NHÂN hỗ trợ trợ DNNVV ĐMCN ở nước ta hiện nay. Định hướng chính sách đảm bảo thông tin KH&CN hỗ trợ DNNVV ĐMCN trong bối cảnh hội nhập quốc tế
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU
Ngày nay, thông tin được coi là nhu cầu thiết yếu trong mọi hoạt động của con
người, là nguồn lực đầu vào để tạo ra của cải vật chất cho xã hội, là công cụ điều
hành, quản lý kinh tế vĩ mô, là phương tiện hữu hiệu để bang giao trong hội nhập
quốc tế.
Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN) của các cơ quan trong
Hệ thống thông tin KH&CN quốc gia trong nhiều năm qua đã lấy đối tượng doanh
nghiệp làm trung tâm phục vụ, trong đó nội dung thông tin tập trung chủ yếu phổ
biến các thành tựu KH&CN của thế giới và trong nước, các kinh nghiệm chuyển
giao công nghệ quốc tế, kinh nghiệp tiếp nhận làm chủ công nghệ nhập ngoại, tiến
đến nghiên cứu đổi mới công nghệ (ĐMCN) và phát triển công nghệ nội sinh.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng năm, Cục Thông tin
KH&CN Quốc gia - Cơ quan đứng đầu Hệ thống thông tin KH&CN Quốc gia, nơi
tác giả đã có nhiều năm công tác, không ngừng mở rộng hoạt động thông tin và đa
dạng hóa các loại hình sản phẩm và dịch vụ của mình nhằm hướng vào phục vụ các
đối tượng dùng tin trong xã hội như (1) Cán bộ lãnh đạo, quản lý, hoạch định chính
sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, KH&CN; (2) Các nhà nghiên cứu, nhà
khoa học, nghiên cứu sinh, giảng viên đại học và sinh viên các ngành kỹ thuật; (3)
Nông dân và (4) Doanh nghiệp, doanh nhân.
Thực tế hoạt động thông tin phục vụ doanh nghiệp của Cục Thông tin
KH&CN Quốc gia đã thực hiện trong những năm gần đây, chủ yếu tổ chức các Chợ
công nghệ và thiết bị (gọi là Techmart). Hoạt động này được tổ chức từ năm 2003
đến nay, cứ hai năm một lần tổ chức Techmart Quốc gia, hàng năm tổ chức
Techmart vùng hay địa phương. Tại các kỳ Techmart đã thu hút hàng nghìn lượt
doanh nhân, nông dân tham quan, tìm kiếm thông tin công nghệ, công nghệ để phục
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Cục Thông tin KH&CN Quốc
gia cũng đã cung cấp nhiều loại sản phẩm, dịch vụ thông tin như các loại bản tin,
dịch vụ tra cứu tìm tin theo nhu cầu, dịch vụ xây dựng các báo cáo chuyên đề đã
góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu đổi mới công nghệ
(ĐMCN), áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào quá trình quản lý, sản xuất, kinh
doanh.
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế
thế giới, cộng đồng doanh nghiệp nói chung có nhu cầu rất lớn về thông tin
KH&CN phục vụ cho hoạt động ĐMCN, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
và sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, khuôn khổ của
Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu là đề xuất định hướng chính sách đảm bảo thông
tin KH&CN cho một đối tượng cụ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt
Nam - Một cộng đồng rất lớn, chiếm trên 97% trong tổng số trên 500.000 doanh
nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, sử dụng trên 50% số lao động
trong các doanh nghiệp, sử dụng trên 30% tổng vốn đầu tư, tạo ra trên 40% số hàng
hóa tiêu dùng và xuất khẩu, trên 47% GDP, đóng góp gần 40% ngân sách Nhà nước
[2]. Theo Cục Phát triển Doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ có khoảng 8%
số DNNVV đạt trình độ công nghệ tiên tiến (phần lớn là các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài). DNNVV trong nước hầu hết đang sử dụng công nghệ và thiết bị
cũ, lạc hậu, quy mô nhỏ, tiêu hao nhiều vật tư, năng lượng và sức lao động. Sản
phẩm sản xuất ra, chất lượng thấp và giá thành cao, thậm chí thua kém nhiều các
sản phẩm nhập khẩu qua đường tiểu ngạch, nên khả năng canh tranh thấp, chỉ có
một số ít DNNVV mạnh dạn đầu tư ĐMCN nên sản phẩm của các loại doanh
nghiệp đó có khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và vươn ra các thị trường
khu vực và thế giới.
Chúng ta đều biết, số DNNVV chỉ mới bung ra phát triển trong những năm
gần đây, khi đất nước đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH và mở cửa nên họ chưa
chuẩn bị tốt hành trang cho xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Hầu hết các DNNVV
đều có bước khởi đầu và trưởng thành với xuất phát điểm thấp, thậm chí có những
đơn vị trưởng thành từ hộ kinh doanh nhỏ lẻ, ít vốn, chưa có điều kiện đầu tư vào
thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại, phần lớn thiết bị máy móc có được là loại đã
qua sử sụng, quá trình vận hành đã phải sửa chữa thay thế các loại phụ tùng tự gia
công , tự chế tạo, chưa có điều kiện để ĐMCN. Đây là tình trạng chung về máy móc
thiết bị và công nghệ của các DNNVV qua các cuộc điều tra của Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Nhìn chung, đội ngũ cán bộ kỹ thuật của doanh
nghiệp không có cơ hội tiếp cận đến các loại thông tin về công nghệ, không biết
nguồn cung công nghệ để có cơ hội lựa chọn chuyển giao và ĐMCN.
Như vậy, việc đảm bảo thông tin KH&CN hỗ trợ DNNVV ĐMCN trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là rất cần thiết, phải được các cơ quan Nhà nước quan
tâm, hỗ trợ một cách cơ bản, khoa học, tiến đến chuyên nghiệp. DNNVV cần được
cung cấp thông tin KH&CN phù hợp với nhu cầu thực tiễn để họ có thể tính toán
thích hợp hơn và để tận dụng tốt các lợi thế mà hội nhập quốc tế mang lại cũng như
chủ động đối mặt với các thách thức.
Nhận biết rõ vai trò quan trọng của cộng đồng DNNVV nước ta trong hoạt
động kinh tế và những mặt còn yếu kém, Chính phủ đã ban hành Nghị định
56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 về việc “Trợ giúp phát triển DNNVV”, trong đó
tại Điều 9 và Điều 12 nêu rõ nhiệm vụ đảm bảo thông tin KH&CN cho DNNVV.
Tiếp đến, ngày 05 tháng 05 năm 2010, Chính phủ ra Nghị quyết 22/NQ-CP để khẩn
trương triển khai Nghị định 56/NĐ-CP. Trước sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng,
sự đòi hỏi cấp bách và nhu cầu thực tiễn của cộng đồng DNNVV về việc đảm bảo
thông tin KH&CN phục vụ hoạt động ĐMCN, tác giả mạnh dạn đề xuất đề tài
nghiên cứu “ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO THÔNG TIN KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ĐỔI MỚI CÔNG
NGHỆ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ” làm Luận văn tốt nghiệp.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu đề cập tới việc
cung cấp thông tin KH&CN phục vụ cho doanh nghiệp, những nguyên nhân cản trở
hoạt động ĐMCN ở doanh nghiệp và đưa ra các chính sách, hình thức hỗ trợ các
doanh nghiệp ĐMCN như: Đề tài: “Nghiên cứu và triển khai mạng thông tin Khoa
học và Công nghệ tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia nhằm
phục vụ doanh nghiệp” (TS. Tạ Bá Hưng, Ths. Phan Huy Quế, 2006); Đề tài
“Nghiên cứu kinh nghiệm của Hungary về phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ
trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, vận dụng vào Việt Nam” (Lê Du Phong,
GS,TSKH, chủ nhiệm đề tài; Phạm Hồng Chương, TS; Mai Ngọc Cường, GS,TS;
Hồ Hải Yến, ThS. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, 2006); Đề tài “Nghiên cứu đề
xuất cơ chế huy động vốn đầu tư chiều sâu, ĐMCN cho ngành cơ khí và phương án
đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển phù hợp với các quy định của WTO” (Đào
Duy Trung, TS (Chủ nhiệm đề tài) , Hà Văn Vui, PGS; Nguyễn Mạnh Tuấn, KS; Lê
Xuân Quý, ThS; Và những người khác. Viện NC Cơ khí , 2009); Nghị định hợp tác
với Hoa Kỳ: “Nghiên cứu kinh nghiệm Hoa kỳ về xây dựng phương pháp luận phân
tích hiện trạng đổi mới và chính sách đổi mới, ứng dụng vào việc xây dựng chính
sách hỗ trợ ĐMCN cho DNNVV Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” (2008-2010),
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trần Ngọc Ca; Đề tài “Nghiên cứu đổi mới cơ chế,
chính sách tài chính của Nhà nước đối với hoạt động KH&CN và hoạt động đổi
mới (công nghệ)” (Đặng Duy Thịnh, TS (Chủ nhiệm đề tài), Bùi Thiên Sơn,
PGS,TS; Nguyễn Trọng Thụ, ThS; Nghiêm Thị Minh Hoà, KS; Và những người
khác. Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, 2009).
Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu nêu trên chủ yếu là đi vào nghiên cứu từng
khía cạnh khác nhau trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam đang trên đà hội nhập
khu vực và thế giới. Tác giả cũng nhận thấy, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu
có tính luận cứ khoa học để giải quyết các vấn đề một cách thấu đáo. Những nghiên
cứu trên đây chưa đi vào làm rõ công tác thông tin KH&CN hỗ trợ cho DNNVV
ĐMCN trong bối cảnh hội nhập. Chính vì vậy, tác giả muốn đặt nhiệm vụ nghiên
cứu đề tài của mình, từ luận cứ khoa học, nghiên cứu nhu cầu thực tiễn và chọn đối
tượng nghiên cứu cụ thể, đó là cộng đồng DNNVV - Một đối tượng đang được xã
hội coi trọng, được Nhà nước quan tâm để hoàn thiện chuyên đề nghiên cứu của
mình. Đây chính là sự khác biệt, tính mới, tính hệ thống, tính logic mà tác giả phải
hướng tới.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề xuất định hướng chính sách đảm bảo thông tin KH&CN hỗ trợ DNNVV
ĐMCN, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh
trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1/ Đối tượng: Công tác thông tin KH&CN hỗ trợ DNNVV ĐMCN
2/ Phạm vi nghiên cứu: Chỉ giới hạn đối tượng DNNVV trong các lĩnh vực sản
xuất hàng tiêu dùng, cơ khí - chế tạo - tự động hoá, chế biến lương thực - thực phẩm,
chế biến nông – lâm - thuỷ sản, vật liệu – hoá chất trên địa bàn thành phố Hà Nội,
Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh; thời gian từ năm 2006 đến nay.
5. MẪU KHẢO SÁT
Điều tra thực tiễn, lấy ý kiến tại Viện Khoa học Quản trị DNNVV, Hiệp hội
DNNVV Việt Nam, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia và tại một số DNNVV ở
thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động điều tra này
giúp tác giả có thêm nguồn thông tin sát với nhu cầu thực tiễn của cộng đồng
DNNVV.
6. CÂU HỎI VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Câu hỏi nghiên cứu:
 Thực trạng hoạt động đảm bảo thông tin KH&CN hỗ trợ DNNVV ĐMCN ở
nước ta hiện nay ra sao?
 Đề xuất định hướng chính sách gì để đảm bảo thông tin KH&CN hỗ trợ
DNNVV ĐMCN có hiệu quả trong hội nhập quốc tế hiện nay?
Giả thuyết nghiên cứu:
- Hệ thống đảm bảo thông tin KH&CN hỗ trợ DNNVV ĐMCN ở nước ta hiện
nay còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của DNNVV trong
bối cảnh hội nhập hiện nay. Để có được luận điểm này, tác giả đã phân tích hiện
trạng, những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức của hoạt động đảm bảo thông
tin KH&CN hỗ trợ DNNVV ĐMCN ở nước ta hiện nay. Những phân tích này chủ
yếu tập trung vào nguồn nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
G Quan điểm định hướng và các giải pháp thực thi chính sách tiền tệ Luận văn Kinh tế 0
K Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hoặch định chính sách và định hướng phát triển thị trường chứng Luận văn Kinh tế 0
P Những xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới ảnh hưởng tới việc hoạch định chính sách thương mại Luận văn Kinh tế 0
N Tài chính trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu cơ chế chính sách, định hướng đổi mới công nghệ để giảm thiểu khí nhà kính hướng tới nền Luận văn Sư phạm 0
B Chính sách nhân lực theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Kinh tế quốc tế 0
N Chính sách đổi mới công nghệ theo định hướng thị trường kéo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho cá Kinh tế quốc tế 2
A Đổi mới chính sách nhân lực khoa học và công nghệ của Việt Nam theo định hướng dự án Kinh tế quốc tế 0
H Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay : Luận văn Luật 0
P [Free] Hệ thống các chính sách và biện pháp hỗ trợ để thực hiện định hướng phát triển xuất nhập khẩu Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top