windcloud232

New Member
Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam



MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 3
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC LÀM BỀN VỮNG 3
1. Một số khái niệm cơ bản 3
1.1. Việc làm 3
1.2. Bền vững. 3
1.3. Việc làm bền vững. 5
2. Các yếu tố cấu thành việc làm bền vững. 6
2.1. Các quyền tại nơi làm việc 6
2.2. Tạo việc làm. 8
2.3. Bảo trợ xã hội. 8
2.3.1. Định nghĩa. 8
2.3.2. Các thành phần của bảo trợ xã hội. 9
2.4. Đối thoại xã hội. 10
II/ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM. 11
1. Những đòi hỏi nội tại nền kinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới. 11
1.1 Những đòi hỏi nội tại nền kinh tế. 11
1.2. Thách thức hội nhập kinh tế thế giới. 13
2. Vai trò của việc làm bền vững đối với phát triển kinh tế xã hội. 14
III/ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG. 15
1. Kinh nghiệm của Singapore. 15
2. Kinh nghiệm của Hồng Công. 18
3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 22
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 24
I/ TỔNG QUAN VỀ TẠO VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM. 24
1. Tình hình lao động, việc làm ở Việt Nam. 24
2. Các chính sách tác động tới tạo việc làm ở Việt Nam. 26
2.1. Chính sách phát triển nguồn nhân lực. 26
2.1.1. Chính sách phát triển giáo dục cơ bản. 26
2.1.2. Chính sách phát triển đào tạo và dạy nghề. 27
2.2. Chính sách về phát triển thị trường lao động. 30
2.3. Chính sách về môi trường và điều kiện lao động. 32
2.4. Chính sách việc làm. 33
2.4.1. Các chính sách vĩ mô về tạo việc làm. 33
2.4.2. Các chính sách cụ thể về việc làm. 34
2.4.3. Các chương trình hỗ trợ người thất nghiệp. 35
3. Đánh giá chung về tạo việc làm ở Việt Nam. 36
1. Khuyến khích các quyền cơ bản tại nơi làm việc. 39
2. Tạo việc làm. 41
2.1 Thông qua các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội. 41
2.2 Thông qua quỹ quốc gia về việc làm. 42
2.3 Thông qua đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp động. 43
3. Mở rộng và hoàn thiện hệ thống bảo trợ xã hội đối với người lao động. 43
3.1. Trợ giúp đột xuất. 44
3.2 Trợ giúp thường xuyên. 48
3.2.1. Về người cao tuổi. 48
3.2.2. Về người tàn tật. 49
3.2.3. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. 51
3.3 Tình hình các cơ sở bảo trợ xã hội. 51
3.3.1. Số lượng cơ sở BTXH: Hiện nay cả nước có 317 cơ sở BTXH trong đó: 51
3.3.2. Đội ngũ cán bộ, nhân viên. 51
3.3.3. Đối tượng chăm sóc trong các cơ sở BTXH. 51
3.3.4. Kinh phí. 52
3.4. Tình hình thực hiện chính sách trợ cấp xã hội từ năm 2000-2007. 52
4. Cơ chế tham vấn ba bên và đối thoại xã hội. 55
III/ KẾT LUẬN VỀ TÌNH HÌNH TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM. 57
1. Về các quyền tại nơi làm việc. 57
1.1 Mặt được. 57
1.2 Mặt tồn tại. 57
1.3 Nguyên nhân tồn tại. 57
2. Về tạo việc làm. 58
2.1 Mặt được. 58
2.2 Mặt tồn tại. 58
2.3 Nguyên nhân tồn tại. 59
3. Về bảo trợ xã hội. 60
3.1. Trợ giúp đột xuất. 60
3.1.1. Mặt được. 60
3.1.2 Mặt tồn tại. 61
3.2. Trợ giúp thường xuyên. 61
3.2.1 Mặt được. 61
3.2.2 Mặt tồn tại. 62
3.3 Nguyên nhân tồn tại. 63
4. Về đối thoại xã hội. 63
4.1 Mặt được. 63
4.2 Mặt tồn tại. 64
4.3 Nguyên nhân tồn tại. 64
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 66
I/ NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM. 66
1. Đặt vấn đề. 66
2. Một số vấn đề nảy sinh khi Việt Nam gia nhập WTO. 67
II/ QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG TẠO VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM. 71
1. Về quan điểm. 71
2. Định hướng tạo việc làm bền vững trong thời gian tới. 71
2.1 Định hướng thực hiện có hiệu quả các quyền tại nơi làm việc 71
2.2 Định hướng tạo và giải quyết việc làm trong thời gian tới theo 3 hướng sau đây: 72
2.3 Định hướng phát triển hệ thống bảo trợ xã hội. 73
2.4 Định hướng nâng cao chất lượng đối thoại xã hội. 75
III/ GIẢI PHÁP TĂNG CƯÒNG TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM. 75
1. Giải pháp thực hiện hiệu quả các quyền tại nơi làm việc. 75
2. Giải pháp về tạo việc làm. 76
2.1 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về lao động và thị trường lao động. 76
2.2 Phát triển mạnh hệ thống dạy nghề đa cấp trình độ, chuyển từ dạy nghề trình độ thấp sang trình độ cao nhằm nâng cao chất lượng cung lao động cho thị trường lao động. 77
2.3 Phát triển cầu lao động của thị trường. 77
2.4 Hoàn thiện hệ thống giao dịch của thị trường lao động. 79
3. Phát triển hệ thống bảo trợ xã hội phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 81
3.1 Giải pháp về nhận thức. 81
3.2 Giải pháp về cơ chế, chính sách. 81
3.3 Giải pháp về tài chính. 82
3.4 Giải pháp về tổ chức thực hiện. 83
4. Giải pháp nâng cao chất lượng đối thoại xã hội. 85
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Lao động - việc làm là một trong những lĩnh vực quan trọng đối với mỗi quốc gia bởi con người vừa là nguồn lực vừa là mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam, giải quyết việc làm cho người lao động và phát triển thị trường lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực và thế giới.
Mặc dù có tầm quan trọng như vậy nhưng lĩnh vực lao động - việc làm ở Việt Nam hiện nay vẫn còn rất nhiều bất cập, đó chính là chất lượng lao động thấp, cơ cấu đào tạo nghề bất hợp lý, việc làm ổn định và thu nhập cao còn ít…Bên cạnh đó vấn đề đảm bảo quyền lợi người lao động, việc thực hiện các chế độ bảo trợ xã hội còn nhiều hạn chế như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, các chương trình hỗ trợ những nhóm người yếu thế, trẻ em…, quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngày càng trở nên căng thẳng, cơ chế đối thoại xã hội với sự tham gia của doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động chưa được quan tâm đúng mức, gây ảnh hưởng tới công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trước thực trạng đó và những yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết của hội nhập kinh tế thế giới khi mà Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc nâng cao chất lượng lao động, tăng cường tạo việc làm bền vững đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu không chỉ của Nhà nước, các doanh nghiệp mà chủ yếu là người lao động, những người đóng góp trực tiếp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Xuất phát từ những đòi hỏi thực tế, qua thời gian thực tập ở Vụ Lao động-Văn hoá-Xã hội, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tui đã hoàn thành chuyên đề với đề tài “Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam”.
Kết cấu đề tài gồm 3 phần chính sau:
- Chương I: Sự cần thiết tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam.
- Chương II: Đánh giá tình hình tạo việc làm bền vững ở Việt Nam.
- Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam.
Do thời gian hạn có hạn và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. tui mong rằng sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.
tui xin chân thành Thank Thạc sỹ Nguyễn Thị Hoa đã trực tiếp hướng dẫn, Chị Nguyễn Thị Hồng Lê, chuyên viên Vụ Lao động – Văn hoá – Xã hội, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã tận tình giúp đỡ tui hoàn thành bài viết này.
CHƯƠNG I
SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG TẠO VIỆC LÀM
BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC LÀM BỀN VỮNG
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Việc làm
- Theo quan điểm kinh tế học lao động:
Việc làm được hiểu là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con người.
- Theo Bộ luật Lao động:
Việc làm được xác định là: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”
Từ quan niệm trên cho thấy, khái niệm việc làm bao gồm các nội dung sau:
- Là hoạt động lao động của con người
- Hoạt động lao động nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận
- Hoạt động lao động đó không bị pháp luật ngăn cấm
1.2. Bền vững.
Quan niệm về cụm từ “bền vững” ở đây được gắn với cụm từ “phát triển bền vững” bởi sự bền vững luôn luôn được gắn với sự phát triển, thiếu một trong hai yếu tố đó thì không thể thực hiện được các mục tiêu của mỗi quốc gia.
Xuất phát từ góc độ bảo vệ môi trường, cũng là bảo vệ sự sống, vấn đề phát triển bền vững được đề cập lần đầu tiên vào năm 1987 trong báo cáo của Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED). Theo Uỷ ban này, phát triển bền vững là sự phát triển để đáp ứng những nhu cầu của ngày hôm nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.
Như vậy, trong quá trình phát triển phải luôn luôn đặt ra các câu hỏi như: Quy mô và tốc độ khai thác các tài nguyên như hiện nay có đảm bảo cho các tài nguyên này có khả năng tái tạo đủ cung cấp cho các thế hệ tương lai hay không? Các tài nguyên thay thế có tương xứng với các tài nguyên bị cạn kiệt và không có khả năng tái tạo hay không?
Ở Việt Nam, phát triển bền vững được hiểu một cách toàn diện: “Phát triển bền vững bao trùm cac mặt của đời sống xã hội, nghĩa là phải gắn kết sự phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, gìn giữ và cải thiện môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh”.
Như vậy, phát triển bền vững là sự phát triển trong mối liên hệ gắn kết chặt chẽ thực hiện bốn nhóm mục tiêu lớn: mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội, mục tiêu môi trường và an ninh quốc phòng.
Bền vững về kinh tế đòi hỏi nền kinh tế phải tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người cao; cơ cấu kinh tế phải hợp lý, đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổn định; lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chí phấn đấu cho tăng trưởng.
Bền vững về xã hội lý giải một điều rằng, liệu một xã hội có thể được coi là phát triển bình thường, nếu dân số giảm sút? Quá trình đó bao gồm: mở rộng các cơ hội lựa chọn cho mọi người; mọi người cùng tham gia vào quá trình phát triển và mọi người cùng được hưởng từ quá trình phát triển bền vững này.
Bền vững về môi trường, đối với từng cá nhân cũng như cả loài người, môi trường có 3 chức năng: là không gian sinh tồn của con người; là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người; là nơi chứa đựng, xử lý, tái chế các phế thải của con người. Vì thế, môi trường bền vững là môi trường luôn luôn thay đổi nhưng đảm bảo thực hiện cả ba chức năng nói trên. Xã hội phát triển bền vững là xã hội mà con người có cuộc sống chất lượng cao trên nền tảng sinh thái bền vững.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

dendichan

New Member
Re: [Free] vài giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam

tài liệu hữu ích
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 

lalala3vi96

New Member
Trích dẫn từ windcloud232:
Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam


ad ơi, sao e k tải bài này được ạ
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam

lỗi gì em, bấm trực tiếp vào tải được mà. Vừa thử xong
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Các giải pháp tăng cường hiệu lực đào tạo nhân sự ở công ty vận tải và xây dựng phúc An Khang Luận văn Kinh tế 0
T Các biện pháp tăng cường công tác bảo hộ lao động tại Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh Luận văn Kinh tế 0
B Các giải pháp tăng cường quản lí nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay : Luận văn Th Luận văn Sư phạm 0
S Các biện pháp tăng cường quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội : Luận vă Luận văn Sư phạm 0
V [Free] Tăng cường vai trò của Kế hoạch kinh doanh tại Công ty Cổ phần chế tạo máy điện Việt Nam – Hu Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Một số giải pháp tăng cường công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Đầu tư Luận văn Kinh tế 0
C Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
H Tăng cường hiệu lực đào tạo nhân sự ở công ty TNHH Vận tải và Xây dng Phúc An Khang Tài liệu chưa phân loại 0
J Các giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa đào tạo với sử dụng nhân lực có trình độ trung học chuyên Tài liệu chưa phân loại 0
L Các giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa đào tạo với sử dụng nhân lực có trình độ trung học chuyên Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top