quangloc1953

New Member
Download miễn phí Chuyên đề Phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng cà phê bằng mô hình kinh tế lượng

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
Danh mục bảng biểu, sơ dồ, hình vẽ . 6
MỞ ĐẦU 7
1. Tính cấp thiết của đề tài 7
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 7
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 8
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN XUẤT CÀ PHÊ VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TIÊU THỤ CÀ PHÊ THẾ GIỚI 9
1.1. Khái quát về cây cà phê và các sản phẩm cà phê 9
1.1.1. Khái quát về cây cà phê 9
1.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cà phê. 10
1.1.3 Ý nghĩa của sản xuất cà phê 14
1.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê và thị trường cà phê quốc tế 17
1.2.1 Tình hình sản xuất 17
1.2.2 Tình hình tiêu thụ cà phê trên thế giới 18
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU VỀ KINH TẾ - TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÀ PHÊ NƯỚC TA. 22
2.1 Những thuận lợi và khó khăn 22
2.1.1 Những thuận lợi 22
2.1.2. Khó khăn 24
2.1.3 Đánh giá chung 26
2.2 Những thành tựu và thực trạng 27
2.2.1 Những thành tựu đạt được 27
2.2.2 Những thực trạng 31
CHƯƠNG 3: NHỮNG PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO VỀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ DỰA TRÊN MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG 37
3.1 Các biến trong mô hình 37
3.1.1 Biến phụ thuộc gồm: 37
3.1.2 Biến độc lập gồm: 37
3.2 Xây dựng và phân tích mô hình 38
3.2.1 Mô hình 38
3.2.2 Giả thiết 38
3.2.3 Ước lượng 38
3.2.4 Kiểm dịnh 47
3.3 Dự báo sản lượng cà phê 50
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP 54
4.1 Mục tiêu 54
4.1.1 Căn cứ chủ yếu 54
4.1.2. Mục tiêu phát triển cà phê 57
4.2 Phương hướng 58
4.3 Giải pháp chủ yếu 59
4.3.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm: 60
4.3.2 Đầu tư xây dựng, áp dụng công nghệ vào sản xuất, giảm giá thành sản phẩm 61
4.3.3 Quy hoạch, quản lý nguồn nguyên liệu, điều tiết nguồn cung. 63
4.3.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội Cà phê – ca cao 64
KẾT LUẬN 67
TAÌ LIỆU THAM KHẢO .68

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ ngày 07/11/2006 Việt Nam được kết nạp làm thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đến nay đã được hơn 2 năm. Việc trở thành thành viên của WTO đã mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội lớn và cả những thách thức lớn. Ngành cà phê Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhìn lại tình hình ngành cà phê Việt Nam những năm qua chúng ta thấy rõ sự phát triển đạt tốc độ rất cao đáng ca ngợi, tự hào.
Ngành cà phê Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong vòng 30 năm lại đây về mở rộng diện tích, thâm canh tăng năng suất và tăng khối lượng cà phê xuất khẩu. Đến nay cà phê đã trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ đô la Mỹ và chiếm 1 tỷ trọng khá lớn trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của cả nước. Cây cà phê đã góp phần khai thác tiềm năng đất đai, lao động và khí hậu ở cao nguyên và miền núi, tạo nên công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu nông dân.
Trong cộng đồng cà phê quốc tế, ngành cà phê Việt Nam được đánh giá cao về tốc độ phát triển nhanh chưa từng có và vườn cà phê Việt Nam đạt năng suất cao hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, ngành cà phê nước ta đã bộc lộ không ít điểm còn chưa thực sự bền vững, và sau khi gia nhập WTO chúng ta cũng gặp nhiều thách thức phải vượt qua.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Nhận thức được tầm quan trọng của cây cà phê, đặc biệt là trong quá trình hội nhập của nước ta hiện nay, em đã chọn đề tài: “Phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng cà phê bằng mô hình kinh tế lượng” nhằm đi sâu tìm hiểu rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng cà phê nước ta, từ đó tìm dùng mô hình kinh tế lượng để dự báo và đưa ra một số giải pháp.
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là:
Những nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng cà phê của cả nước từ năm 1990 đến năm 2007, sản lượng cà phê của các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, KonTum, Lâm Đồng).
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi thời gian: từ năm 1990 đến 2007
+ Phạm vi không gian: chuyên đề phân tích số liệu về sản lượng, diện tích trồng cây cà phê, chi phí sản xuất 1 tấn cà phê, lượng mưa, dân số các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, KonTum, Lâm Đồng) và sử dụng giá cà phê Việt Nam xuất khẩu, giá cà phê Robusta trên thị trường thế giới.
- Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này em đã sự dụng phương pháp phân tích kinh tế kết hợp với mô hình kinh tế lượng. Phần mềm sử dụng là phần mềm Eviews.
4. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì chuyên đề của em gồm 4 chương chính sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về sản xuất cà phê và tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê thế giới.
Chương 2: Những vấn đề chủ yếu về kinh tế - tổ chức sản xuất cà phê nước ta
Chương 3: Những phân tích và dự báo về sản lượng cà phê dựa trên mô hình kinh tế lượng
Chương 4: Phương hướng,mục tiêu, giải pháp


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN XUẤT CÀ PHÊ VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TIÊU THỤ CÀ PHÊ THẾ GIỚI
1.1. Khái quát về cây cà phê và các sản phẩm cà phê
1.1.1. Khái quát về cây cà phê
1.1.1.1 Khái quát về cây cà phê
Cà phê là một thứ nước uống quen thuộc của hàng trăm triệu người trên toàn thế giới. Bên cạnh đó nó còn là mặt hàng thương mại quan trọng trên thị trường quốc tế, thứ 2 sau dầu mỏ.
Cà phê bao gồm nhiều loài cây lâu năm khác nhau (khoảng từ 25-100 loại). Tuy nhiên, không phải loài nào cũng chứa caffein trong hạt, một số loài khác xa với những cây cà phê ta thường thấy. Chỉ có hai loài cà phê có ý nghĩa kinh tế. Loài thứ nhất có tên thông thường trong tiếng Việt là cà phê chè (tên khoa học: Coffea Arabica), thay mặt cho khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới. Loài thứ hai là cà phê vối (tên khoa học: Coffea canephora hay Coffea robusta), chiếm gần 39% các sản phẩm cà phê. Ngoài ra còn có Coffea liberica và Coffea excelsa (ở Việt Nam gọi là cà phê mít) với sản lượng không đáng kể.
• Coffea ArabicaLine gọi tắt là cà phê Arabica, tên Việt Nam là cà phê chè. Cà phê chè phát triển trên đất giàu khoáng chất, khí hậu ôn hòa, nhiệt độ bình quân từ 18-22oC, với độ cao trên 1000m, và lượng mưa hàng năm khoảng 1500-1800mm, mùa khô kéo dài không quá 6 tháng. Những loại cà phê Arabica nổi tiếng là: Moka, Maragogipe, CanRamon…Cà phê Arabica chứa lượng cafeine thấp, hương vị thơm ngon.
• Coffea Robusta có tên Việt Nam là cà phê vối. Loại cà phê này sống ở nơi có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới nóng ẩm với nhiệt độ trung bình 20-25oC, biên độ dao động nhiệt ngày và đêm khô quá lớn. Lượng mưa hàng năm lớn (từ 1000 đến 2500mm) sẽ tốt cho sự sinh trưởng và ra quả của cây cà phê Robusta. Cây cà phê này phát triển tốt ở độ cao khoảng 600m và có đề kháng sâu bệnh cao. Với lượng cafeine cao gấp 2 lần cà phê Arabica, nên nó thường được sử dụng trong các công thức pha trộn.
Ở Việt Nam, ngoài 2 loại cà phê có tính thương mại trên, còn có thêm một số loại cà phê khác gọi là cà phê mít, dâu da…
1.1.1.2 Các sản phẩm cà phê
Cà phê nếu phân theo chất lượng thì có:
- Cà phê Arabica dịu dạng Colombia
- Cà phê Arabica dịu khác
- Cà phê Arabica Brazil
- Cà phê Robusta.
Còn nếu phân theo các dạng chế biến thì có các loại cà phê:
- Cà phê hoà tan
- Cà phê rang
- Cà phê lỏng
- Cà phê đặc biệt
Nếu theo dạng của cà phê chúng ta các loại sau:
- Cà phê nhân
- Cà phê thóc
- Cà phê quả khô.
1.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cà phê.
1.1.2.1 Điều kiện tự nhiên
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hothiha1989

New Member
Re: [Free] Phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng cà phê bằng mô hình kinh tế lượng

admin gửi giúp mình link bài này với
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng cà phê bằng mô hình kinh tế lượng

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top