betruclam2008

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
g
MỞ ĐẦU 3
Chương 1: CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ ĐẤU TRANH
CHỐNG CHÍNH SÁCH DINH ĐIỀN 11
1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội, truyền thống
yêu nước và cách mạng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên 11
1.2. Chính sách dinh điền của chính quyền Ngô Đình Diệm 16
1.2.1. Âm mưu và mục tiêu 16
1.2.2. Quá trình triển khai chính sách dinh điền ở Tây Nguyên 24
1.3. Chủ trương của Đảng về chống chính sách dinh điền ở Tây
Nguyên 31
1.3.1. Chủ trương của Trung ương Đảng 31
1.3.2. Chủ trương của Liên khu ủy V, Khu ủy Khu VI và các
Tỉnh ủy Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum 36
* Tiểu kết 42
Chương 2: QUÁ TRÌNH ĐẢNG CHỈ ĐẠO ĐẤU TRANH
CHỐNG CHÍNH SÁCH DINH ĐIỀN CỦA CHÍNH QUYỀN NGÔ ĐÌNH
DIỆM Ở TÂY NGUYÊN (1957-1963) 44
2.1. Chỉ đạo phong trào đấu tranh của đồng bào di dân 44
2.2. Chỉ đạo phong trào đấu tranh chống cướp đất lập dinh điền
của đồng bào các dân tộc thiểu số 48
2.3. Chỉ đạo phong trào đấu tranh chống chính sách dinh điền của
đồng bào Kinh 56
2.4. Chỉ đạo lực lượng vũ trang đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ cho
phong trào đấu tranh của quần chúng chống chính sách dinh điền 62
* Tiểu kết 73
Chương 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 74
3.1. Nhận xét 74
3.1.1. Thành công 74
3.1.2. Hạn chế 78 3.2. Một số kinh nghiệm 81
3.2.1. Nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ và chính quyền
Ngô Đình Diệm, qua đó xác định phương pháp đấu tranh phù hợp 81
3.2.2. Chỉ đạo kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh
quân sự, tạo nên sức mạnh tổng hợp, làm thất bại chính sách dinh điền
của đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm 85
3.2.3. Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh, gắn bó mật thiết
với quần chúng nhân dân là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng
trong cuộc đấu tranh chống chính sách dinh điền 89
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 107 1. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm thống trị miền Nam Việt Nam, để tiêu diệt lực lượng
kháng chiến, đẩy lùi cách mạng, chính quyền Ngô Đình Diệm (CQNĐD) đã
thực hiện nhiều chính sách thâm độc như: dụ dỗ và cưỡng ép đồng bào miền
Bắc di cư vào Nam sau Hiệp định Giơnevơ; trả thù những người kháng chiến
cũ, những người yêu nước, điển hình là các chính sách “tố Cộng, diệt Cộng”
từ giữa năm 1955, tiếp theo là Luật 10/59; chính sách cải cách điền địa, dinh
điền, khu trù mật rồi sau đó là ấp chiến lược… Các chính sách đó được
CQNĐD triển khai tiếp nối, hỗ trợ nhau, đồng thời mỗi chính sách được thực
hiện ở mức độ và cách thức khác nhau ở các địa bàn khác nhau.
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, quốc phòng,
là đầu mối của nhiều tuyến giao thông quan trọng thuộc hành lang chiến lược
Bắc-Nam và Đông-Tây Trường Sơn. Chính vì vậy, CQNĐD thực hiện nhiều
chính sách, biện pháp nhằm kiểm soát bằng được địa bàn chiến lược quan
trọng này-Dinh điền là một trong những chính sách như vậy.
Ngày 23-4-1957, Ngô Đình Diệm ra Sắc lệnh 103-TTP, thành lập “Phủ
Tổng ủy Dinh điền”-Cơ quan chuyên trách này được tổ chức như một bộ, trực
thuộc Phủ Tổng thống, dưới quyền kiểm soát và điều hành của Phó Tổng
thống. Bùi Văn Lương được chỉ định làm Tổng ủy trưởng và người điều hành
là Lê Văn Kim, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cố vấn Mỹ Leland Barrows.
Tiếp theo, ngày 25-9-1957, CQNĐD triển khai thực hiện chính sách
dinh điền (CSDĐ) trên 4 vùng: Vùng dinh điền Tây Nguyên (hay còn gọi là
Cao nguyên Trung phần); Vùng Đồng Tháp Mười; Vùng An Xuyên-Ba
Xuyên; Vùng Cái Sắn (gồm Kiên Giang, An Giang)-trong đó trọng tâm của
CSDĐ là triển khai ở Tây Nguyên. Việc nghiên cứu CSDĐ, cũng như tìm hiểu quá trình Đảng lãnh đạo,
chỉ đạo cuộc đấu tranh chống phá CSDĐ lâu nay đã đạt được một số kết quả
nhất định, tuy nhiên còn thiếu tính hệ thống và hầu như chưa có công trình
chuyên khảo nào. Chính vì vậy, tui quyết định chọn vấn đề “Đảng lãnh đạo
đấu tranh chống chính sách dinh điền của chính quyền Ngô Đình Diệm ở
Tây Nguyên (1957-1963)” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nghiên cứu quá trình lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh chống CSDĐ của
CQNĐD ở Tây Nguyên (1957-1963) là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Về ý nghĩa khoa học: luận văn góp phần làm sâu sắc hơn một số chủ
trương, biện pháp trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng nhằm đấu tranh
chống CSDĐ; làm rõ hơn âm mưu, thủ đoạn thâm độc của Mỹ và CQNĐD
đối với Tây Nguyên nói riêng và cách mạng miền Nam nói chung; cung cấp
một số tư liệu, giúp hiểu thấu đáo cách thức tổ chức, biện pháp thực hiện một
chính sách cụ thể điển hình của Mỹ và CQNĐD ở một địa bàn miền núi nhằm
tranh thủ “trái tim và khối óc của người nông dân”, đồng bào các dân tộc, từ
đó hiểu rõ hơn bản chất phản động, mị dân của chế độ này. Mặt khác, luận
văn góp phần lý giải nguyên nhân cuộc đấu tranh của đồng bào Tây Nguyên
chống CSDĐ của Mỹ và CQNĐD dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Về ý nghĩa thực tiễn: một số nội dung trong luận văn có thể bổ sung tư
liệu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; một số kinh nghiệm về công tác lãnh
đạo, chỉ đạo quần chúng nhân dân đấu tranh chống CSDĐ được luận văn đúc
kết có thể tham khảo và vận dụng vào thực tiễn công tác vận động quần chúng
và giải quyết vấn đề đất đai hiện nay ở Tây Nguyên.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Liên quan đến đề tài này đã có khá nhiều công trình nghiên cứu phản ánh đề cập ở nhiều mức độ khác nhau, trong đó đáng chú ý là một số công
trình sau:
- Viện Lịch sử Đảng, Hội đồng biên soạn Lịch sử Nam Trung Bộ kháng
chiến (1992), Nam Trung Bộ kháng chiến 1945-1975, Nhà xuất bản Sự thật,
Hà Nội. Công trình này phản ánh khá cụ thể nhiều mặt về lịch sử kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của Liên khu V, cũng như sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng
chống lại các chính sách của Mỹ và CQNĐD… trong đó có quá trình thực
hiện CSDĐ được phản ánh ở các địa phương Liên khu V.
- Lê Cung (2008), Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963
(Bản in lần thứ 4), Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế. Công trình đã cung cấp
một số tư liệu về việc CQNĐD ép nông dân đồng bằng Liên khu V đi dinh
điền ở Tây Nguyên nói chung và các chính sách áp bức tôn giáo đối với đồng
bào trong các khu dinh điền.
- Cao Văn Lượng, Phạm Quang Toàn, Quỳnh Cư (1981), Tìm hiểu
phong trào Đồng khởi ở miền Nam Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội,
Hà Nội. Mặc dù là công trình nghiên cứu về phong trào Đồng khởi ở miền
Nam, song công trình đã cung cấp một số tư liệu về CSDĐ ở Tây Nguyên.
- Trần Văn Giàu (2006), Miền Nam giữ vững thành đồng (Tổng tập),
Phần II, tập I và tập II, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. Đây là công
trình nghiên cứu về cách mạng miền Nam, phản ánh khá chi tiết phong trào
đấu tranh của cách mạng Việt Nam giai đoạn (1954-1963), trong đó có đề cập
đến CSDĐ cũng như những quyết sách của Đảng chống lại chính sách này.
Tuy nhiên, cuốn sách này mới chỉ đề cập khái quát đến CSDĐ như mục đích,
biện pháp tiến hành, hình thức đấu tranh của nhân dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng… mà chưa nêu quá trình triển khai CSDĐ, hệ thống tổ chức của CSDĐ
và nguyên nhân thất bại của nó.
- Bộ Quốc Phòng-Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2014), Lịch sử phong trào đấu tranh chống phá bình định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước (1954-1975), tập I, 1954-1960, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân,
Hà Nội. Nội dung cuốn sách tập trung làm rõ việc đế quốc Mỹ thay chân Pháp
áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam và phong trào đấu tranh
của nhân dân miền Nam chống phá kế hoạch “tố Cộng”, “diệt Cộng”, kế
hoạch dồn dân lập “khu dinh điền”, “khu trù mật” của Mỹ và CQNĐD.
- Hoành Linh Đỗ Mậu (1995), Tâm sự tướng lưu vong, Nhà xuất bản
Công an nhân dân, Hà Nội. Mặc dù là cuốn sách được viết từ “phía bên kia”,
có hạn chế về lập trường, quan điểm nhưng tác giả đã dẫn ra nhiều tư liệu từ
phía CQSG, về hàng loạt chính sách mị dân, độc tài, phản động của CQNĐD,
trong đó có đề cập đến CSDĐ-được nhìn nhận dưới con mắt của chính những
người trong cuộc.
- Về lịch sử địa phương, có một số công trình liên quan trực tiếp đến đề
tài luận văn như: Bộ Chỉ huy quân sự Đắk Lắk (1994), Đắk Lắk-30 năm chiến
tranh giải phóng, tập II, Kháng chiến chống Mỹ (1954-1975); Ban Chấp hành
Đảng bộ Đắk Lắk (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (1954-1975), Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Bộ Tư lệnh Quân khu V (1981), Quân
khu V-Thắng lợi và những bài học trong kháng chiến chống Mỹ, Nhà xuất bản
Quân đội nhân dân, Hà Nội; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai (2012), Lịch sử
LLVT nhân dân tỉnh Gia Lai (1945-2005), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân,
Hà Nội; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (2009), Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Gia Lai (1945-2005), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Bộ Chỉ huy
quân sự tỉnh Kon Tum (1993), Kon Tum-30 năm chiến đấu kiên cường bất
khuất (1945-1975), do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kon Tum xuất bản; Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum (1996), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Kon Tum, tập 1
(1930-1975), Nhà xuất bản Đà Nẵng; Lực lượng vũ trang nhân dân Tây
Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nhà xuất bản Quân đội nhân

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đảng lãnh đạo xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc (1965 - 1972) Công nghệ thông tin 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Đảng bộ tỉnh hà tĩnh lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông và đào tạo nghề từ 1991 Văn hóa, Xã hội 0
D Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Môn đại cương 0
D Sự lãnh đạo của đảng đối với công tác thanh niên ở thừa thiên huế hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
T Đảng bộ huyện chợ mới, tỉnh An Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn từ năm 1996 đến nay Kiến trúc, xây dựng 0
K Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông (từ 1975 đến 2000) Kiến trúc, xây dựng 0
E Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng Bộ Công ty Luận văn Kinh tế 0
A Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quá trình xây dựng củng cố bộ máy chính quyền cách mạng thời kỳ 1945 Luận văn Sư phạm 0
Y Đảng lãnh đạo củng cố, phát triển quan hệ với Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước ( 1954 Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top